Chia sẻ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
I - ĐỐI TƯỢNG BÁO CÁO

- Căn cứ điều 60 thông tư 38/2015/Tt-btc : dn chế xuất làm hàng sxxk, doanh nghiệp đầu tư làm hàng sxxk, doanh nghiệp gia công.

- Căn cứ điều 25 và 28 thông tư 200/2014/Tt-btc về theo dõi trị giá đối với 152 và 155 của các loại hình trên. Hàng gia công không bắt buộc kế toán phải theo dõi 152 và 155 ( vì ko thanh toán) nên phải lập các tài khoản tương tự 152 155 về số lượng để báo cáo hoặc chiết suất từ hệ thống theo dõi nội bộ ..

II- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH


1. Rà soát định mức:

- Căn cứ điều 55 thông tư 38/2015/Tt-btc thì định mức là định mức thực tế sử dụng. Thế nào là định mức thữ tế sử dụng và giải trình nó như thế nào?

Nhiều bạn, cứ nghĩ đơn thuần định mức do tôi làm ra phù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhưng lại không có cơ sở để chứng minh. Khi cơ quan nhà nước kiểm tra mới vỡ lẽ : " Không chứng minh định mức được" vì thiếu cơ sở giải trình.
Vậy giải trình định mức như thế nào?

2. Thiết lập cơ sở giải trình định mức.

Không phải chỉ căn cứ vào bản vẽ, mẫu mã... những thứ đó có thể chế ra đc nên cơ sở pháp lý yếu, chưa đủ. Để mạnh hơn chúng ta cần có đủ nhưng yếu tố sau:

- Mẫu mã.

- Bản vẽ

- Tình hình sản xuất thực tế phù hợp với phiếu nhập xuất kho.

Ví dụ :SP1 định mức gồm nvl a với định mức là 1 tỷ lệ hao hụt là 10%. Bắt đầu từ lệnh sản xuất 1000 SP1. Kho sẽ xuất 1100 NLVA từ 152 đưa vào sản xuất. 155 kho sẽ nhập lại 1000 sp1. Bộ phận qc sẽ phải ghi chép về 100 NLVA đó lỗi hỏng thế nào... đưa ra phế liệu ra sao. Nếu 1100 nvl a vẫn chưa đủ kho lại cuất thêm 200NLVA nữa thì phải ghi nhận sao cho 200 đó là hao hụt ngoài định mức thì chúng ta mới giữ cố định được tỷ lệ hao hụt mà kt và xnk có thể dùng chung.

Vì vậy việc xây dựng định mức cũng không phải là việc có thể làm qua quít mà cần phối hợp giữa các phòng ban : sản xuất đưa ra đm thực tế, kế toán, kho,xnk phải giải trình nó trên giấy tờ sao cho nó phù hợp.

3. Theo dõi 152 và 155 như nào cho phù hợp:

Đây là việc của kế toán nhưng sẽ liên quan đến xuất nhập khẩu rất nhiều, hiện tại có rất nhiều ban bệ có thể kiểm tra phần này nên chúng ta cần khớp cho đúng.

- Cần tách 152 và 155 thành các tài khoản nhỏ riêng theo loại hình.

Ví dụ: 152.1: Theo dõi hàng sản xuất xuất khẩu.152.2 Theo dõi hàng nhập A12 sản xuất bán trong nước ... Chúng ta cần tách rõ ràng để tránh nhầm lẫn giữa hai loại hình. Nhiều công ty nhập song song bán thành phẩm, nguyên vật liệu để bán trong nước và làm hàng sản xuất xuất khẩu, tuy nhiên không theo dõi riêng dẫn đến những sai xót không thể khắc phục.

- Cần tham chiếu chính xác mã nhập xuất kho của kế toán với mã xuất nhập khẩu: Thường là kế toán sẽ theo dõi 1 mã hàng riêng so với xuất nhập khẩu, chúng ta sẽ phải xây dựng cơ sở tham chiếu từ kế toán sang xuất nhập khẩu sao cho việc tra cứu dữ liệu, hợp lý hóa chứng từ là 1 thể thống nhất.

4. Nguyên tắc lập báo cáo quyết toán:

- Trên cơ sở các hợp đồng gia công doanh nghiệp đã kết thúc, đang thực hiện trong kỳ báo cáo ( năm tài chính), doanh nghiệp thực hiện báo cáo quyết toán theo mẫu 15/BCQT-NVL/GSQL. Riêng gia công có thêm mẫu 16 về máy móc thuê mượn.

-Các doanh nghiệp thực hiện việc lập sổ theo dõi nguyên vật liệu, vật tư, thành phẩm tương tự như các tài khoản 152,155 quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC, quyết định 48/2006/QĐ-BTC;

- Trường hợp doanh nghiệp theo dõi hoạt động gia công theo trị giá thì cách thức lập báo cáo quyết toán thực hiện theo các bước dưới đây
*Số liệu báo cáo là số liệu của tất cả các hợp đồng gia công chưa thực hiện báo cáo quyết toán đến hết năm tài chính, kể cả hợp đồng đang thực hiện ( Trừ trường hợp hợp đồng gia công hết hạn tại thời điểm TT13/2014/TT-BTC có hiệu lực , phải thực hiện thanh khoản theo TT13/2014/TT-BTC).

- Thời điểm để chốt tồn nguyên liệu là ngày kết thúc năm tài chính.

Số liệu thể hiện trên báo cáo quyết toán: Theo nguyên tắc DN thực hiện hạch toán đối với NL, VT nhập khẩu vào tài khoản 152, thành phẩm xuất khẩu vào tài khoản 155 theo đúng giá gốc nguyên liệu, vật tư, theo quy định tại điều 25, 28 TT 200/2014/TT-BTC.

-Tuy nhiên nếu doanh nghiệp thực hiện hợp đồng gia công không theo dõi trị giá thì được kết xuất số liệu theo số lượng từ hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp để lập báo cáo quyết toán theo lượng đối với nguyên liệu, vậy tư cần báo cáo theo quy định tại a.2 khoản 3 điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC

*Số liệu thể hiện trên BCQT theo tổng lượng từng loại nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu của các HDGC trong kỳ báo cáo. ( Theo tên hàng)

- Đối với báo cáo của SXXK và chế xuất thì lấy tài khoản 152 và 155 của kế toán để bảo cáo.

III - BỘ PHẬN THAM GIA BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VÀ CÁC BƯỚC CB

Các bộ phận liên quan: Bộ phận XNK, Kế toán, Bộ phận kho, Bộ phận quản lý sản xuất. Bộ phận XNK thực hiện báo cáo quyết toán vì đây là bộ phận nắm rõ nhất những nội dung yêu cầu của báo cáo.

1. Các bước thực hiện:

- Bước 1: Lấy số liệu từ các bộ phận liên quan:

* Số liệu từ bộ phận kho, quản lý sản xuất, số liệu kiểm kê, phiếu xuất nhập kho.

*Số liệu từ bộ phận kế toán, số liệu tính chi phí sản xuất, hóa đơn chi phí gia công.

*Số liệu từ bộ phận xnk: Số liệu liên quan tới hợp đồng gia công, định mức, tờ khai.

- Bước 2:

* Tập hợp số liệu đã thu thập từ những bộ phận liên quan , lập bảng thống kê nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm của từng khách hàng hàng trong từng tháng dựa trên bảng kiểm kê của kho;

* Tính tổng nguyên vật liệu, thành phẩm của từng tháng để xác định số liệu tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, tồn cuối kỳ.

IV- BÁO CÁO QUYẾT TOÁN:

1. GIA CÔNG:

- Nếu không theo dõi về trị giá thì báo cáo số lượng

Lưu ý:
Mẫu báo cáo quyết toán số 15 ko thể hiện số lượng hợp đồng gia công phải báo cáo trong kỳ quyết toán. Cần bổ sung các chỉ tiêu sau:

- Số lượng HĐGC

- Tên hợp đồng gia công

- Ngày tháng năm ký kết; hết hạn từng HĐGC trong báo cáo

A. Thực hiện báo cáo:

- Phần trên: chỉ tiêu số lượng hợp đồng gia công, tên hợp đồng báo cáo, ngày tháng ký kết và hết hạn từng hợp đồng.

- Cột 3: Đề nghị báo cáo chi tiết theo tên nguyên vật liệu nhập khẩu, tên thành phẩm được sản xuất từ nguồn nhập khẩu của hợp đồng gia công.

- Thêm cột đơn vị tính ( Cột 4).

- Cột 5: Tồn đầu kỳ chính là tồn cuối kỳ của năm tài chính trước đó. Thời điểm chốt thông thường là 31/12.

- Cột 6: Nhập trong kỳ:

* Với nguyên vật liệu : Các nguyên vật liệu nếu phát sinh tờ khai Hải quan.

* Với thành phẩm : Bao gồm cả thành phẩm đã xuất kho nhưng phải nhập kho lại, Thành phẩm nhận lại sau khi thuê gia công lại và được kết xuất từ tài khoản 155 theo phiếu xuất kho thành phẩm.

- Cột 7: Xuất trong kỳ:

* Với nguyên vật liệu: Toàn bộ tổng vật tư nhập khẩu của HĐGC trong kỳ báo cáo gồm: Xuất để sản xuất,xuất kho gia công lại, xuất bán nội địa sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng, tái xuất theo 152, tiêu hủy ngoài định mức, ..

* Với thành phẩm : Là tổng toàn bộ thành phẩm của các hợp đồng gia công: Xuất nước ngoài, xuất khu phi thuê quan,XNK tại chỗ, Xuất chuyển tiếp HĐGC khác, bán nội địa sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng, tiêu hủy phế phẩm ...

- Cột 8: Tồn cuối kỳ : Nhập trong kỳ - xuất trong kỳ .

B. Chú ý:

- Chỉ phái báo cáo những NVL nào phát sinh tờ khai HQ

- Không theo dõi với 154 ( Bán thành phẩm hay sản phẩm dở dang)

- Chỉ phải nộp duy nhất báo cáo 15 ( Các giấy tờ khác chuẩn bị sẵn đề phòng cơ quan HQ kiểm tra)

C. Báo cáo mẫu 16 Máy móc:

- Tương tự như phần trên, thêm cột Mã máy móc thiết bị.

2. CHẾ XUẤT VÀ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU

- Dòng 1: 152.

+ Cột 1: tổng trị giá nhập khẩu theo phiếu nhập kho ( trị giá gốc của nguyên vật liệu: Trị giá gốc bao gồm tiền hàng + chi phí liên quan)

+ Cột 2: Tổng trị giá xuất khẩu theo phiếu xuất kho ( Bao gồm cả phế liệu trong ngoài định mức, tự cung ứng cho gia công, chuyển đổi mục đính sử dụng...)

+ Cột 3: tồn cuối kỳ.

- Dòng 2: 155 Tương tự.

Lưu ý:

+ Lưu giữ chứng từ có liên quan như : Phế liệu : Theo dõi bảng excel và có chứng từ giải trình:

a. Biên bản tiêu hủy ( Nếu có - ngoài định mức phải buộc có)

b. Biên bản nghiệm thu

c. Các tờ khai thanh lý phế liệu

d. Hóa đơn liên quan

e. Liên 4 vận chuyển chất thải nguy hại ( Nếu có ).

+ Lưu giữ chứng từ liên quan việc hủy sửa tờ khai

+ Lưu giữ chứng từ thanh toán của tất cả các lô hàng xuất nhậ

Chia sẻ của anh: Phạm Thành Nam
 
Sửa lần cuối:

RiTa_Nguyen

New Member
Bài viết
29
Reaction score
7
Cho em hỏi anh Chaien ơi,
Tựa đề là theo mẫu 15 :
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ, THÀNH PHẨM SẢN XUẤT TỪ NGUỒN NHẬP KHẨU
=> chỉ nói tới nguồn nhập khẩu thôi hay cả nguyên phụ liệu được mua trong nước.

- Nếu như chỉ báo cáo từ NK thì khi trình bày định mức, lên báo cáo em sẽ dễ làm hơn.
- Nếu kể tất cả chi phí: tiền hàng (NK) và chi phí liên quan như: nguyên phụ liệu mua trong nước*, chi phí nhân công, vận chuyển, máy móc..->rất khó cho em.

Nhờ anh tư vấn giúp em nhe, em cám ơn anh rất nhiều.
 

Trần Anh Trang

Moderator
Bài viết
547
Reaction score
748
Cho em hỏi anh Chaien ơi,
Tựa đề là theo mẫu 15 :
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ, THÀNH PHẨM SẢN XUẤT TỪ NGUỒN NHẬP KHẨU
=> chỉ nói tới nguồn nhập khẩu thôi hay cả nguyên phụ liệu được mua trong nước.

- Nếu như chỉ báo cáo từ NK thì khi trình bày định mức, lên báo cáo em sẽ dễ làm hơn.
- Nếu kể tất cả chi phí: tiền hàng (NK) và chi phí liên quan như: nguyên phụ liệu mua trong nước*, chi phí nhân công, vận chuyển, máy móc..->rất khó cho em.

Nhờ anh tư vấn giúp em nhe, em cám ơn anh rất nhiều.
Hi Bạn,

Báo cáo Quyết toán cho HQ thì chỉ truyền dữ liệu Nhập Xuất Tồn thôi nhé.... Mua nội địa cty tự quản lý.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

RiTa_Nguyen

New Member
Bài viết
29
Reaction score
7
Hi Anh Trang,
Dạ em cám ơn anh nhiều nhé.
Em còn khổ về định mức vì bên em một sản phẩm có nhiều size, trước giờ em thể hiện định mức trung bình, nhưng em có nghe theo 38 thì không được thể hiện định mức trung bình, mà tách ra từng size luôn, nếu như vậy thì bảng định mức bên em lên cả ngàn bảng định mức.
Anh chị tư vấn giúp em nhé, định mức thể hiện như thế nào nhé?
 

RiTa_Nguyen

New Member
Bài viết
29
Reaction score
7
Hi Anh/chị

Em hỏi thêm một vấn đề nữa nhé về SXXK, phần nhập khẩu NPL bên em mua với điều kiện CIF.
Khi lên BCQT thì theo dõi theo trị giá, cho em hỏi trị giá này bao gồm những giá nào?
1/ Giá nguyên phụ liệu theo tờ khai (nhân tỷ giá theo kế toán)
2/ Giá nguyên phụ liệu trên tờ khai + giá vận chuyển trong nước + chi phí nhân công+ chi phí khác..

Tư vấn giúp em nhe.
 
Bài viết
71
Reaction score
17
Dear anh chị,
Chủ đề này hay và khó quá, nếu không làm trong công ty như vậy sao làm đây ? vui lòng hướng dẫn cụ thể.

Xin cám ơn
 

hanhnt8x

Member
Bài viết
33
Reaction score
10
Chaien ơi cho e hỏi chut.
Bên e là doanh nghiệp nội dịa ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài và đang phải làm BCQT 2017.
Bên e có forwarder hỗ trợ nhưng môi người bên đó lại tư vấn mỗi kiểu nên e đang rất hoang mang không biết như nào mới đúng.
Hệ thống sổ sách của kho và kế toán bên e đều ghi rõ tồn NPL, Tồn Bán TP và tồn TP.
theo mẫu BCQT thì chỉ có 2 TK 152, TK 155.
như vậy tồn TK152 e cần nhập số tồn NPL thôi hay cần phải quy đổi cả bán TP vào để đưa vào báo cáo.

Bên forwarder người thì bảo cộng TK154 vào TK152 là sai, người thì bảo phải cộng vào mơi đúng

cho e xin 1 lời tư vấn với ạ.
e cảm ơn!
 

nickyraizor

New Member
Bài viết
6
Reaction score
2
các bạn cho mình hỏi là HĐGC của mình đăng ký tháng 11 năm 2017 (năm tài chính 1/1/2017-31/12/2017 nhưng sang đến năm 2018 mới làm thủ tục nhập lô hàng nguyên liệu gia công đầu tiên thì mình có phải làm báo cáo quyết toán cho năm 2017 không? Và nếu phải làm thì chỉ nộp bản báo cáo không có số liệu cho đúng thủ tục có phải không?
 

hanhnt8x

Member
Bài viết
33
Reaction score
10
các bạn cho mình hỏi là HĐGC của mình đăng ký tháng 11 năm 2017 (năm tài chính 1/1/2017-31/12/2017 nhưng sang đến năm 2018 mới làm thủ tục nhập lô hàng nguyên liệu gia công đầu tiên thì mình có phải làm báo cáo quyết toán cho năm 2017 không? Và nếu phải làm thì chỉ nộp bản báo cáo không có số liệu cho đúng thủ tục có phải không?
theo mình nghĩ doanh nghiệp không sử dụng NPL thì ko cần báo cáo chứ nộp báo cáo ko thì cũng ko có ý nghĩa mà
 

nickyraizor

New Member
Bài viết
6
Reaction score
2
theo mình nghĩ doanh nghiệp không sử dụng NPL thì ko cần báo cáo chứ nộp báo cáo ko thì cũng ko có ý nghĩa mà
ừ mình cũng nghĩ thế nhưng ko biết các bác hải quan có nghĩ vậy ko. cảm ơn bạn
 

Trần Văn Duy

Active Member
Bài viết
107
Reaction score
47
Chaien ơi cho e hỏi chut.
Bên e là doanh nghiệp nội dịa ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài và đang phải làm BCQT 2017.
Bên e có forwarder hỗ trợ nhưng môi người bên đó lại tư vấn mỗi kiểu nên e đang rất hoang mang không biết như nào mới đúng.
Hệ thống sổ sách của kho và kế toán bên e đều ghi rõ tồn NPL, Tồn Bán TP và tồn TP.
theo mẫu BCQT thì chỉ có 2 TK 152, TK 155.
như vậy tồn TK152 e cần nhập số tồn NPL thôi hay cần phải quy đổi cả bán TP vào để đưa vào báo cáo.

Bên forwarder người thì bảo cộng TK154 vào TK152 là sai, người thì bảo phải cộng vào mơi đúng

cho e xin 1 lời tư vấn với ạ.
e cảm ơn!
Bán thành phẩm tồn kho thì cho vào TK152, Sản phẩm hoàn thiện cho vào 155 nhé.
 

Mthanoi

New Member
Bài viết
1
Reaction score
0
www.mthanoi.com chương trình miễn phí thời gian sử dụng phần mềm báo cáo quyết toán hải quan hàng gia công - sản xuất xuất khẩu - doanh nghiệp chế xuất
 

Tìm thành viên

Top