Thảo luận BÀN VỀ ÁP DỤNG VĂN BẢN QPPL

nhattao

Active Member
Bài viết
167
Reaction score
151
Tâm sự từ anh: Lê Hồng Thắng

VBQPPL ko viết ra để cho Tiến sỹ, cao học, Luật sư đọc. Về cơ bản bất cứ ai đọc thông viết thạo đều có thể hiểu đúng nội dung của VBQPPL. Nhưng trong thực tế, chúng ta có cả một rừng luật, nên việc nắm vững và áp dụng đúng VBQPPL không đơn giản.

Gần đây có 2 vấn đề tranh cãi khá gay gắt về thủ tục để áp dụng thuế VAT với trang TBYT và xử phạt nhãn hang hóa nk ko đủ nội dung bắt buộc chưa thông quan. Nhiều ý kiến chỉ trích rất gay gắt đối với HQ. Tranh luận đúng sai dường như không có hồi kết. Vậy thử mổ xẻ vấn đề trên xem ntn?

Mỗi một quan hệ xã hội có 1 hệ thống các VBQPPL điều chỉnh khác nhau ( Luật, NĐ,TT)

1- Về thuế suất VAT đối với trang TBYT:

- VBQPPL về VAT có Luật VAT; NĐ 209/2013; TT 219/2013/BTC …
-Quản lý Trang thiết bị y tế: Luật đầu tư; NĐ 36/2016; …; TT 39/2016, …

Thuế VAT và Quản lý trang TBYT được điều chỉnh bởi 2 nguồn luật khác nhau giữa chúng không có nội dung link sang nhau:

Thế nào là link ?Ví dụ: hệ thống VBQPPL về thuế NK và hệ thống VBQPPL đầu tư link với nhau ở điểm sau:

“ K3, Đ14, NĐ 134/2016 quy định: Dự án đầu tư thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư … thì được miễn thuế …” Như vậy khi giải quyết miễn thuế NK theo ĐB, Hải quan phải căn cứ vào danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành theo NĐ 118/2015 (Đầu tư)

TT219 quy định một số loại TBYT muốn áp dụng TS 5% phải có xác nhận của BYT không hề có căn cứ dựa vào hệ thống PL đầu tư. Tại sao phải bắt HQ áp dụng NĐ 36/2016 để giải quyết CS thuế VAT.

Có ý kiến: Thông tư to hơn NĐ ? ! Luật ban hành VBQPPL quy định cùng 1 vấn đề, 2 văn bản trái nhau thì áp dung VB có giá trị PL cao hơn. Nhưng NĐ 36 và TT 219 điều tiết 2 vấn đề khác nhau. Có khách quan ko khi mà Luật VAT, NĐ 209 ko có dòng nào q định TBYT thuế suất 5%, thế mà TT 219 có đấy. Nó có trái với Luật và NĐ ko? Sao ko thấy ai lên tiếng???

2-Xử phạt nhãn hàng NK ko đủ nội dung bắt buộc trong thông quan:

Với nhận thức tương tự trên, muốn biết một hành vi có bị xử phạt hay ko, ta phải dựa vào hệ thống VBQPPL về xử phạt VPHC ( Luật XPVPHC; NĐ quy định XPVPHC trong từng lĩnh vực và TT hướng dẫn NĐ đó)

-Nghĩa vụ về nhãn hàng hóa qđ bởi Luật CL; Luật Bảo vệ ng tiêu dung, NĐ 43/2017…
-Xử phạt về nhãn HH: Luật XPVPHC; NĐ 119/2017; TT 18/2018/BKHCN

Tại sao chúng ta đòi hỏi HQ phải căn cứ vào NĐ 43 để ko xử phạt với nhãn HH thiếu ND bắt buộc trong thông quan mà ko thèm đếm xỉa gì tới các VBQPPL về xử phạt VPHC ???

+ Lấy VD cho dễ hiểu: khai sai có bị phạt ko? Khi nào phạt ? mức phạt bao nhiêu? Trình tự thủ tục ntn? Tôi đố ai trả lời được các câu hỏi trên mà căn cứ Luật HQ, NĐ 08/2015; NĐ 59/2018; TT 38/2015; TT 39/2018.
- khai sai có vi phạm hay ko, mức phạt ntn? Phải căn vảo NĐ 127 + NĐ 45
-Khi nào khai sai mà ko bị xử phạt phải căn vào Đ 11 Luật XPVPHC; Điều 5 NĐ 127
-Thủ tục Lập BB, Ban hành QĐ… căn vào Luật XPVPHC.
* KL:
-Khi áp dụng VBQPPL chúng ta phải có tri thức về PL, phương pháp tư duy & phải có thái độ khách quan, đừng theo cảm xúc và lợi ích dễ dẫn đến lệch lạc.
· VD ăn vải có nồng độ cồn, giả sử bị phạt nếu có chửi thì chửi thằng đánh máy, đừng chửi thằng đo, oan cho nó, chỉ có quyền trách nó là thiếu cảm thông, còn việc nộp vẫn phải nộp, Khi nào thằng đánh máy nó ngộ ra lúc đó hẵng hay.

Khi chúng ta dựa vào CV để gq vấn đề ko khác gì chơi đề? Chúng ta đang áp dụng PL theo cái đầu của ng viết CV. Họ lài ai? Thiên phú ra sao? hoc hành ntn? Họ vào ngồi ở vị trí đó bằng con đường nào? Chúng ta ko biết, tại sao chúng ta phải phó mặc sinh mạng chính trị, lợi ích của ta cho họ?
- Thực tế đáng buồn hiện nay là có công chức ko bao giờ đả động đến chuyên môn, nhưng ngồi đâu cũng có câu cửa miệng: “ Handicap; birdie …” họ nói ra rả sáng trưa, chiều, tối; ngày nối ngày như thể ko có Golf thì Trời sập. Thử hình dung, những công chức này đánh máy thì sản phẩm là cái gì?
 

Tìm thành viên

Top