Thảo luận TẠI SAO TRONG L/C , THƯỜNG SỬ DỤNG VẬN ĐƠN THEO LỆNH NGÂN HÀNG (TO ORDER OF A BANK...)

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
CASE STUSY:
  • TẠI SAO TRONG L/C , THƯỜNG SỬ DỤNG VẬN ĐƠN THEO LỆNH NGÂN HÀNG (TO ORDER OF A BANK...)
  • TRƯỜNG HỢP CHỨNG TỪ L/C PHÙ HỢP THẤT LẠC, AI SẼ CHỊU TRÁCH NHIỆM THANH TOÁN TIỀN.
    ---
Hi all, Hôm trước có bạn sinh viên inbox, bạn ấy đang làm tiểu luận hỏi mình về vấn đề này, nhưng nó vào mất phần tin nhắn chờ, hnay mới thấy , nhân tiện post luôn.
Nội dung cốt yếu bạn ấy hỏi thì liên quan đến vận đơn theo lệnh trong LC và tại sao trong LC thường sử dụng vận đơn theo lệnh của ngân hàng phát hành.
Thức ra hẳn những bạn nào làm purchasing thì gặp cái này khá thường xuyên thôi, câu trả lời thì trước đó mình cũng từng trích dẫn bài viết của tác giả Nguyễn Hữu Đức (Chuyên gia thanh toán LC- Vietcombank) trong 1 bài viết của tác giả liên quan đến tranh chấp khi thanh toán L/C, đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 5/2001. Mình đã xin phép tác giả trước đó, và xin trích dẫn lại cũng xem như câu trả lời đầy đủ, có thể giúp bạn.

'' Vận đơn đường biển (Bill of Lading) - chứng từ quan trọng nhất trong các giao dịch là chứng từ chứng minh việc giao hàng (shipment). Nó được phát hành bởi nhà chuyên chở hoặc đại lý của nhà chuyên chở như là một giấy biên lai nhận hàng của nhà chuyên chở. Quan trọng hơn, vận đơn là một chứng từ sở hữu (document of title), cho phép người nắm giữ vận đơn gốc nhận hoặc chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá ghi trên vận đơn. Nó thường được phát hành theo lệnh (made out to order), và do đó có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu. Vận đơn thường được phát hành 3 bản gốc đóng dấu “ORIGINAL” và một số bản sao có ghi dòng chữ “COPY – NON NEGOTIABLE”. Bản sao klhông có giá trị sở hữu hàng hoá mà chủ yếu được dùng để làm các thủ tục hải quan. Tất cả các bản gốc hợp thành một bộ đầy đủ (a full set). Ngay khi một trong những bản gốc được xuất trình để nhận hàng, các bản còn lại không còn giá trị. Trừ khi thư tín dụng quy định khác, ngân hàng thường yêu cầu người thụ hưởng xuất trình một bộ đầy đủ.

Xét về quyền sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn, chúng ta cần phân biệt hai loại vận đơn: Vận đơn đích danh (Straight B/L) và Vận đơn theo lệnh (Order B/L).

Vận đơn đích danh là vận đơn được lphát hành ghi đích danh tên người nhận hàng (a named consignee) và không thể ký hậu cho người khác được.

Vận đơn theo lệnh là vận đơn được lập theo lệnh của người gửi hàng (to the order of shipper) hoặc theo lệnh của người nhận hàng (to the order of consignee) hoặc theo lệnh của một ngân hàng (to the order of a bank), và do vậy có thể được ký hậu chuyển nhượng cho một bên khác. Ngoài ra, vận đơn có thể được lập theo lệnh ký hậu để trống (to order blank endorsed), cho phép bất kỳ người nào nắm giữ vận đơn, người đó có quyền sở hữu đối với hàng hoá ghi trong vận đơn. Thực tế thỉnh thoảng trong LC hạn chế (restricted LC) hoặc LC xác nhận (confirmed LC), chúng ta bắt gặp yêu cầu vận đơn được lập theo lệnh của một ngân hàng (thường là ngân hàng chiết khấu được chỉ định hoặc ngân hàng xác nhận) ký hậu cho ngân hàng phát hành LC.

Việc vận đơn được lập theo lệnh của ai thường tuỳ thuộc vào ngân hàng phát hành LC. Thông thường vận đơn được lập theo lệnh của ngân hàng phát hành LC. Ngân hàng phát hành LC cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu khi nhận được chứng từ phù hợp nên ngân hàng mong muốn trong chừng mực nào đó có thể quản lý hàng hoá mà mình phải trả tiền cho đến khi người yêu cầu mở LC nhận nợ vay (đối LC mở bằng vốn vay) hoặc ký quỹ đủ (đối với LC mở bằng vốn tự có) để thanh toán cho nước ngoài.
Trường hợp khi yêu cầu mở LC, nhà xuất khẩu cùng thường yêu cầu vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng phát hành LC để chắc chắn rằng mình sẽ được ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận thanh toán khi xuất trình chứng từ phù hợp, thậm chí cũng sẽ được thanh toán ngay cả khi chứng từ xuất trình không phù hợp nếu như trước khi nhận được chứng từ xuất trình bởi ngân hàng của nhà xuất khẩu, ngân hàng phát hành đa ký hậu vận đơn cho nhà nhập khẩu nhận hàng (trường hợp 1/3 vận đơn gốc được gửi trực tiếp cho nhà nhập khẩu bằng chuyển phát nhanh ngay sau khi hoàn thành việc xếp hàng) hoặc trước đó ngân hàng đã phát hành thư bảo lãnh cho nhàn nhập khẩu nhận hàng (trường hợp hàng hoá đến trước chứng từ).

TRƯỜNG HỢP CHỨNG TỪ L/C PHÙ HỢP THẤT LẠC, AI SẼ CHỊU TRÁCH NHIỆM THANH TOÁN TIỀN

UCP 600 (Revision 2007) đã có quy định về vấn đề này, theo đó ngân hàng phát hành/ngân hàng xác nhận có nghĩa vụ phải trả tiền ngay cả trong trường hợp chứng từ phù hợp thất lạc trên đường đi.
Điều 35 UCP 600 (Sự miễn trách về chuyển giao và dịch thuật) quy định như sau: “… Nếu một ngân hàng được chỉ định xác định chứng từ xuất trình phù hợp và gửi chứng từ đến ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận, cho dù ngân hàng được chỉ định có trả tiền hoặc chiết khấu hay không, ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận phải trả tiền hoặc chiết khấu hoặc hoàn trả tiền cho ngân hàng được chỉ định đó, ngay cả khi chứng từ bị thất lạc trên đường đi giữa ngân hàng được chỉ định và ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận, hoặc giữa ngân hàng xác nhận và ngân hàng phát hành”
(If a nominated bank determines that a presentation is complying and forwards the documents to the issuing bank or confirming bank, whether or not the nominated bank has honoured or negotiated, an issuing bank or confirming bank must honour or negotiate, or reimburse that nominated bank, even when the documents have been lost in transit between the nominated bank and the issuing bank or confirming bank, or between the confirming bank and the issuing bank).

92735219_2833975296695375_5757337092589879296_o.jpg


Nguồn: Ng Linh Ng‎
IM-EXPORT & LOGISTICS - XUẤT NHẬP KHẨU VÀ GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG
 

Tìm thành viên

Top