Tác hại của Formaldehyde trong vải- Quy định bắt buộc hợp quy hàng dệt may của Bộ Công Thương

hop quy

Member
Bài viết
55
Reaction score
1
Tác hại của Formaldehyde trong vải- Quy định bắt buộc hợp quy hàng dệt may của Bộ Công Thương

Tác hại của formaldehyde được người ta biết và cảnh giác cao độ đối với những mặt hàng thực phẩm dùng chất này để bảo quản. Riêng việc tồn tại formaldehyde trên vải, quần áo mới được phát hiện từ năm 2007, sau khi một số lô hàng chăn nệm Trung Quốc bày bán tại Úc bị phát hiện có formaldehyde với liều lượng cao. Formaldehyde tồn tại trong vải là hoàn toàn có thể, không phân biệt vải dệt của nhà máy hay vải dệt thủ công truyền thống. Formaldehyde tồn tại trong vải do được sử dụng trong công đoạn in nhuộm và hoàn tất nhằm giữ màu và tạo liên kết ngang để chống nhăn trong khâu hoàn tất, chống nấm mốc. Dùng Formalfehyde dạng nhựa trong xử lý hoàn tất để chống nhàu, phần lớn áp dụng cho các sản phẩm dệt từ sợi thiên nhiên như cotton, tơ tằm... Mặc dù hiện nay có rất nhiều công nghệ và hóa chất khác để thay thế formaldehyde, nhưng formaldehyde vẫn được sử dụng trong công nghiệp dệt vì giá thành rẻ.

Mức giới hạn formaldehyde trong vải ở các nước không giống nhau, Nhật có mức giới hạn nghiêm ngặt là vải dùng cho trẻ em thì không có formaldehyde và không quá 75 ppm đối với vải tiếp xúc trực tiếp với da. Tuy nhiên, giới hạn này có thể xem là một rào cản kỹ thuật vì phương pháp kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 14184-1998 chỉ phát hiện formaldehyde ở mức trên 20 ppm trong vải.

Các chuyên gia châu Âu cho rằng ở mức dưới 10 ppm thì coi như không có formaldehyde, từ 10 ppm đến 20 ppm thì có thể xác định có formaldehyde trong vải nhưng chỉ có thể định lượng được khi formaldehyde có hơn 20 ppm, vì thế đưa ra việc xác định formalfehyde trong vải ở mức từ 0 đến 20 ppm là không thật. Từ đó, Liên minh châu Âu chấp nhận mức giới hạn formaldehyde có trong vải là ≤ 30 ppm. Thực tế, chúng ta không dễ dàng nhận biết sự có mặt của formaldehyde trong vải do mùi hắc đặc trưng của nó vẫn có thể bị lẫn với các loại hóa chất hồ vải, thuốc nhuộm màu hay giữa các loại chất liệu vải khác nhau. Việc nhận biết dư lượng hóa chất này chỉ có thể thực hiện nhờ các phương pháp kiểm tra.

Do vậy Việt Nam đã ban hành về tiêu chuẩn chất lượng vải trong thông tư 21/2017/TT-BCT về việc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may. Do đó, các lô hàng quần áo nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh tại thị trường Việt Nam sẽ phải bắt buộc kiểm nghiệm tiêu chuẩn (QCVN: 01/2017/BCT) này. Trước khi thông tư trên áp dụng vào ngày 01/01/2019 thì nhiều loại quần áo Trung Quốc nghi ngờ có chứa chất gây ung thư formaldehyde thì theo các chuyên gia khuyến cáo nên tốt nhất đưa quần áo, chăn drap, rèm cửa hay vải bọc ghế... mới mua về nên giặt sạch trước khi dùng để giảm nguy cơ nhiễm độc vì formaldehyde có đặc tính hòa tan trong nước, (Một thực nghiệm tại Hàn Quốc cho thấy, dư lượng formaldehyde trong các sản phẩm dệt may giảm 60% sau khi giặt lần đầu). Theo thời gian, dư lượng formaldehyde trong vải dệt may sẽ mất dần do quá trình phân hủy trong không khí bởi đây là chất khí dễ bay hơi.

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM DỆT MAY PHÙ HỢP QCVN 01: 2017/BCT THEO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MỨC GIỚI HẠN HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ CÁC AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng kí

- Trung tâm giám định nhận đơn đăng kí chứng nhận hợp quy

- Trung tâm giám định xem xét tính phù hợp của hồ sơ và cấp số đăng kí chứng nhận kèm chữ kí và dấu xác nhận của lãnh đạo Trung tâm.

- Thời gian: Ngay sau khi nhận được file mềm doanh nghiệp cung cấp

Bước 2: Đánh giá chứng nhận lô sản phẩm dệt may phù hợp QCVN 01: 2017/BCT

- Trung tâm giám định cử chuyên gia đủ năng lực đến địa điểm tập kết/ lưu giữ hàng hóa để đánh giá sự phù hợp lô sản phẩm dệt may phù hợp QCVN 01: 2017/BCT:

+ Đánh giá sự phù hợp giữa hàng hóa thực tế so với hồ sơ

+ Tiến hành lấy mẫu thử nghiệm điển hình

- Trung tâm giám định tiến hành test mẫu thử nghiệm theo QCVN 01: 2017/BCT

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận

Trung tâm giám định căn cứ vào kết quả thử nghiệm mẫu điển hình để phát hành giấy chứng nhận hợp quy và ủy quyền sử dụng mẫu dấu hợp quy CR.

Thời gian: 03 ngày kể từ ngày lấy mẫu.

Lưu ý:

- Có thể rút ngắn thời gian xuống còn 01 ngày nếu doanh nghiệp yêu cầu (Phí thử nghiệm tăng 1,5 lần so với phí thử nghiệm thông thường)

- Doanh nghiệp thông báo trước thời gian đánh giá và địa điểm tập kết mẫu ít nhất 8h


Liên hệ :

Mobile: 0904 676 796- Nghĩa/ chuyên cung cấp chứng nhận hợp quy trên toàn quốc.

Mail : [email protected]

Chứng nhận hợp quy CR hàng may mặc áo khoác, đồ len
 

Đính kèm

Tìm thành viên

Top