Chia sẻ SO SÁNH MBL VÀ HBL

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
House Bill.jpg


Trong vận chuyển hàng hoá đường biển và đường hàng không, vận đơn được chia ra Master BL và House BL. Việc phân chia này là do đặc thù ngành vận tải có nhiều đơn vị tham gia, có nhiều công ty trung gian làm dịch vụ vận chuyển. Như vậy hai loại vận đơn này khác nhau ở điểm nào? Hãy cùng U&I Academy tìm hiểu nhé.
  • Master bill là gì?
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu xem Master bill là gì. Master bill (vận đơn chủ) là loại vận đơn do người sở hữu phương tiện vận chuyển (hãng tàu, hãng máy bay) cấp cho người đứng tên trên bill với tư cách là chủ hàng (Shipper). Master Bill (MBL) được nhận diện bằng thông tin hãng tàu được show trên vận đơn (Logo, tên công ty, chữ ký, số điện thoại, văn phòng hãng tàu).

Trên MBL sẽ thể hiện đầy đủ thông tin về Người gửi hàng (Shipper), Người nhận hàng (Consignee), thông tin về tên tàu (Vessel), số chuyến (Voy), Cảng đi (POL), Cảng đến (POD), thông tin liên quan đến lô hàng (Số cont/seal, số kiện, khối lượng, số CBM, mô tả hàng hoá...) , ngày hàng tên tàu, ngày phát hành vận đơn…

MBL có nhiều loại: MBL gốc, Surrendered MBL, Seaway bill… Các loại này sẽ được nói rõ và phân biệt trong các bài sau nhé.

Shipper và Consignee trên MBL có thể được chia làm 2 trường hợp sau đây:

TH1: Shipper là người xuất khẩu thực tế, Consignee là người nhập khẩu thực tế. Trường hợp này người ta hay gọi là Direct MBL, người xuất khẩu/ nhập khẩu sẽ tự book tàu, tự trả các phí liên quan như cước, phí Local charge…

TH2: Shipper và Consignee là hai công ty Forwarder. Như vậy, đứng tên trên bill không phải là doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực tế mà là công ty trung gian. Có trường hợp như vậy là do doanh nghiệp xuất nhập khẩu đôi khi không đủ năng lực để làm việc với hãng tàu cũng như làm các thủ tục cần thiết khác, vì vậy họ thường thuê các công ty forwarder làm dịch vụ cho họ. Thế nhưng nếu không có tên trên vận đơn thì sao người nhập khẩu có thể lấy được hàng? Trong trường hợp này sẽ phát sinh một loại bill nữa, đó chính là House BL.
  • House Bill (HBL) là gì?
House Bill là những loại vận đơn do forwarder phát hành cho Shipper là người xuất hàng thực tế (real shipper) và người nhận hàng thực tế (real consignee). Về hình thức House Bill không khác lắm so với Master Bill. Chỉ khác ở chỗ ở HBL sẽ thông có logo hãng tàu mà có thông tin của công ty Forwarder.
Có thể hiểu quy trình của HBL và MBL như này: công ty Forwarder book tàu, từ đó sẽ nhận được MBL từ hãng tàu. Sau đó, công ty Forwarder lại cấp một HBL cho người xuất/ nhập khẩu thực tế. Nhờ vào HBL, người nhập khẩu mới có thể lấy được hàng.
  • Phân biệt Master Bill (MBL) và House Bill
- Hình thức: Master Bill có hình logo hãng tàu, còn House Bill in logo của công ty forwarder.
- Master Bill (MBL) là điều chỉnh mối quan hệ người vận chuyển thực tế (người có tàu) và người đặt chỗ trên tàu (có thể là công ty forwarder hoặc người xuất khẩu thực tế). Trong khi House Bill (HBL) chỉ điều chỉnh mối quan hệ của người chủ hàng (real shipper) và người trung gian (forwarder).
- Khi phát hành vận đơn Master bill (MBL) sẽ chịu tác động của quy tắc Hague, Hamburg,… còn House Bill (HBL) thì không.
- Xét về tính dễ dàng chỉnh sửa bill gốc thì làm House Bill (HBL) dễ chỉnh sửa hơn so với Master Bill (MBL). Do làm House Bill thì bill gốc do forwarder cấp cho shipper, bill này forwarder làm theo mẫu của mình, in hình logo công ty forwarder do đó chỉnh sửa tương đối dễ dàn Giống ng.hư đây là chuyện nội bộ của công ty forwarder với khách hàng của mình. Ngoài ra, việc sửa HBL thường miễn phí, còn việc sửa MBL có thể mất phí, đặc biệt khi tàu đã chạy.
Đây là một trong những lý do tại sao nhiều công ty XNK chọn HBL hơn là lấy Direct MBL. Bên cạnh đó, nếu lấy HBL, công ty XNK có thể được Back date HBL, giúp việc xuất trình chứng từ lên ngân hàng theo LC nhanh chóng hơn và người xuất khẩu nhanh lấy được tiền hơn. Còn đối với MBL thì không có chuyện back date và ngày bill sẽ chính xác là ngày tàu chạy.

Như vậy, chung quy lại có thể hiểu rằng MBL là bill do hãng tàu issue ra, còn HBL được công ty Forwarder phát hành. Mỗi loại bill có ưu và nhược điểm khác nhau nên tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thực tế, công ty XNK có thể lựa chọn lấy loại bill nào cho phù hợp.

Nguồn: U&I ACADEMY
 

Tìm thành viên

Top