Tâm sự Sinh viên cần hiểu gì về nghề Sale Logistics

Smile

Well-Known Member
Bài viết
292
Reaction score
392
Mình xin chia sẻ bài viết từ anh Hà Lê - Trung tâm Kiến Tập

Các em sinh viên năm 4 hay mới ra trường muốn theo Sales Logistics, có thể nghe vài lời của anh như dưới đây. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, và áp cho các em sinh viên, không áp dụng cho các ACE đã có nhiều năm kinh nghiệm.

1. Đặc điểm & tố chất của 1 người Sales Logistics cần có

– Có khả năng ăn nói, giao tiếp linh hoạt. Nói chung, tự tin, khéo ăn nói, hoạt ngôn
– Ngoại hình NÊN từ Khá trở lên, Xinh gái hay Đẹp trai là SIÊU LỢI THẾ. Tuy nhiên, ai làm cũng được, không quy chụp 
– Có 1 sự “nhạy cảm” đủ để hiểu tâm ý đối phương, nhạy bén trong truyền lại thông điệp
– Máu kinh doanh, máu sales, sẵn sàng chịu áp lực công việc và doanh số
– Sự kiên trì để đeo bám, hay nói cách khác, đủ độ TRƠt

Trên đây là các điều kiện cần. Còn sự chân thành và chuyên nghiệp sẽ đem lại thành công lâu dài
Hãy xem lại xem em có những điểm này không nhé.

2. Yêu cầu về nghiệp vụ với 1 nhân viên Sales Logistics mới

Tùy công ty, có công ty KHÔNG CẦN GÌ, CHỈ CẦN THÍCH SALES.
Tuy nhiên, xét về lâu dài, và các công ty đều kỳ vọng nhân viên của mình có các nghiệp vụ sau:
– Nắm cơ bản về Logistics
+ Logistics gồm các phần và hoạt động nào
+ Các phương thức giao nhận, vận chuyển (FCL, LCL, FTL, LTL hay bulk. Hiểu về cách vận hàng vận chuyển cho đường air/sea/road/rail, cơ bản thôi)
+ Các điều kiện giao hàng – Incoterms 2000/2010
– Hiểu các loại chi phí đầu vào, các loại phí (Charges) và phụ phí (Surcharges) vận tải cho 1 lô hàng xuất và nhập về tận kho (Biết chi tiết 1 lô xuất DDP hay nhập EXW gồm chi phí gì)
Ưu tiên biết về 2 loại Sea và Air là chính
– Biết 1 số các Lines tàu, các airlines, các cảng biển và sân bay chính đi 1 số nước. Biết Việt Nam có các cửa khẩu chính nào, giáp biên giới các nước tại cửa khẩu nào.
– Biết thế nào là hàng chỉ định, hàng freehand và thế nào là sales agent
– Nếu biết nghiệp vụ hải quan thông quan các nhóm hàng, là một điểm SIÊU LỢI THẾ
– Biết sử dụng công cụ tìm kiếm (google), mạng xã hội và internet, các B2B sẽ tìm kiếm được khách hàng tiềm năng ở đâu.

Còn rất nhiều, nhưng với một sinh viên mới ra trường muốn theo Sales Logistics, như vậy là rất đáng khen rồi. Xin không đề cập sâu hơn, với sales có kinh nghiệm, sẽ bàn ở bài sau

3. Các yếu tố đánh giá 1 công ty Logistics

Em có biết khách hàng (Shipper và Consignee) sẽ đánh giá, lựa chọn 1 công ty Logistics dựa vào các yếu tố nào không?
– Thương hiệu uy tín lâu năm và nổi tiếng?
Quy mô công ty lớn, nhiều văn phòng và chi nhánh.
– Dịch vụ (service) chuyên nghiệp và tốt. Cả before và after sales
– Sự linh hoạt trong cách xử lý, không cứng nhắc (hỗ trợ khách hàng)
– Thời gian cho công nợ là bao lâu
– Cước có cạnh tranh hay không. Cạnh tranh nhất tuyến nào? Chỉ có cước tốt khi có quan hệ với Lines tốt, mà chỉ quan hệ tốt khi đảm bảo Volume mỗi tháng 
Công ty mạnh mảng air hay sea hay trucking. Hay chỉ mạnh thông quan, hay mạnh kho bãi nội địa
– Sự chuyên nghiệp và thái độ của người Sales trực tiếp làm việc
Khách hàng nhiều khi thích người Sales là chọn dịch vụ công ty luôn. Sales là bán niềm tin
Đó, các bạn có thể nắm được qua xem liệu công ty Logistics của mình nay mai ứng tuyển hay làm việc có điểm mạnh gì để cạnh tranh nhé.

4. Phân loại Sales Logistics

Nếu các em đi phỏng vấn, NTD có thể hỏi em cách phân loại Sales. Hay nay mai, khi vào công ty làm, em sẽ được phân vào các bộ phận, Sales team riêng. Vậy em nên hiểu, Sales Logs được phân chia như thế nào (tùy công ty nhé)
– Phân loại theo hình thức xuất nhập
+ Sales hàng xuất (outbound shipment)
+ Sales hàng nhập (inbound shipment)
– Phân loại theo loại hình vận chuyển
+ Sales hàng air
+ Sales hàng sea
+ Sales cước nội địa (trucking)
– Phân loại theo tính chất hàng và khách
+ Sales hàng chỉ định (nominated)
+ Sales hàng freehand
+ Sales đại lý (agent) – cấp cao

5. Các công việc hàng ngày/tuần/tháng của các nhân viên Sales logistics

Tùy mỗi người sắp xếp khác nhau, nhưng cơ bản các em sẽ phải triển khai các công việc sau để tìm kiếm được khách hàng:
– Tìm kiếm thông tin khách hàng trên mạng, internet, mạng xã hội… để tạo database khách hàng tiềm năng
– Telesales
– Email marketing
– Trực tiếp sales (direct) xin đi gặp tại các công ty khách hàng, cà phê…
Dân chuyên nghiệp gọi là “ĐI KHÁCH” 
– Đi tham gia hội chợ, các hội thảo, seminar, diễn đàn, chương trình đào tạo của VCCI/BCT… có các doanh nghiệp XNK tham gia để tiếp cận và chào dịch vụ, giới thiệu dịch vụ
– Care khách hàng và handle các lô hàng đang triển khai, kết hợp cùng các bộ phận khác của công ty (ops, cus, docs, coordinator)
– Lên kế hoạch đi công tác tỉnh, đi kết hợp cùng đợt sẽ gặp gỡ nhiều công ty để tiết kiệm thời gian và chi phí. Nếu công ty có năng lực tốt thì đánh vào các nhà máy trong KCN, KCX…
– Mở rộng các mối quan hệ, để được giới thiệu khách hàng qua các mối quan hệ.
Khi bạn có mối quan hệ rộng, ĐỘ NỔI TIẾNG sẽ tự dẫn khách hàng về cho công ty bạn
..................................

cang-bien.jpg
 

Tìm thành viên

Top