Chia sẻ Phân tích về nhãn hàng hóa nhập khẩu theo NĐ 43/2017/NĐ-CP

Smile

Well-Known Member
Bài viết
292
Reaction score
392
Từ vụ KhaiSilk (bán hàng có xuất xứ Trung Quốc mà nói là hàng Việt Nam) mà hiện nay mình thấy rất nhiều chi cục kiểm sát chặc về nhãn mác của chàng hóa. Mình xin chia sẻ bài viết này của bạn: Thành Nho theo trường hợp sau:

Mình xin phân tích một trường hợp hàng nhập về VN mà nhãn trên hàng thực tế không có "Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa" =>> Sau đó, HQ đòi phạt dựa vào điều 10 của NĐ 43/2017/NĐ-CP (mức phạt theo điều 26 của NĐ 80/2013/NĐ-CP).


1/ Tại khoản 1, điều 10. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa:
"a/ Tên hàng hóa
b/ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ( hàng nhập ít có thể hiện nội dung này trên nhãn nên HQ hành anh em vì lý do này)
c/ Xuất xứ
d/ Các nội dung khác theo tính chất mỗi loại hàng hóa...."

10.jpg


2/ Tại điều 12. "Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa"
=>> đây chính là nội dung bắt buộc phải thể hiện tại điểm b, khoản 1 của Điều 10.
Chi tiết hơn tại khoản 3, điều 12: "hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại VN thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức,cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu" .

***Do đó, có thể phân tích: "nội dung bắt buộc phải thể hiện trên hàng hóa" tại điểm b khoản 1, điều 10 là khi hàng hóa nhập khẩu đó lưu thông trên thị trường. Còn thực tế là hàng vẫn đang làm thủ tục ở cảng chưa lưu thông.

12.jpg


3/ Tại khoản 4, điều 9: "Hàng hóa nhập khẩu vào VN mà nhãn gốc không phù hợp với qui định của NĐ này thì tổ chức cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo qui định tại khoản 3 điều 7 và các khoản 3,4 điều 8 của NĐ này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc."

9.jpg


- Khoản 3, điều7 :" Hàng hóa nhập khẩu vào VN mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đầy đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc."

=>> Phân tích 2 căn cứ trên: hàng nhập mà trên nhãn thiếu nội dung bắt buộc như: "Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ( tại điểm b, khoản 1, điều 10.)" thì khi lưu thông trên thị trường phải ghi nhãn theo khoản 3 điều 7 và các khoản 3,4 điều 8 .

7.jpg


4/ Tại khoản 1 điều 7: " Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp tại khoản 4 điều này"

=>> Nghĩa là các nội dung bắt buộc tại khoản 1 điều 10 phải thể hiện bằng tiếng Việt. Điều này có nghĩa là hàng nhập về tới cảng VN thực tế trên nhãn sẽ ko thể hiện bằng tiếng Việt. Khi nào lưu thông mới ghi nhãn đầy đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt được.

--------------------------------------------------------------------------------------

***P/S: hàng nhập về Cảng VN nếu chưa lưu thông mà nhãn trên hàng thực tế không có "Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa" thì ko được xem là vi phạm về nhãn hàng hóa theo NĐ 43/2017/NĐ-CP.

Các anh em có thể đóng góp thêm ý kiến về bài phân tích này để cùng nhau làm rõ về nhãn hàng hóa nhập khẩu.
Cảm ơn!
 
Sửa lần cuối:

Smile

Well-Known Member
Bài viết
292
Reaction score
392
Một nhận định khác từ bạn An Ly Truong Nguyen :

"Lâu lắm rồi mới có 1 bài phân tích hay như vậy. Mình cũng xin chia sẻ ý kiến về ý kiến của bạn về việc không vi phạm về nhãn hàng hóa theo NĐ 43/2017/NĐ-CP đối với hàng nhập về Cảng VN chưa lưu thông mà nhãn trên hàng thực tế không có "Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa", cụ thể như sau:
- Thứ nhất, đúng như bạn nói, Điểm b Khoản 1 Điều 10 bắt buộc trên nhãn phải có "Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa" => Nếu không có sẽ vi phạm, đây là điều chắc chắn.
- Thứ hai, đối với “hàng nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam” thì "Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa" được quy định theo Khoản 3 Điều 12 là “tên và địa chỉ của tổ chức,cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu" => Ở đây, bạn phải hiểu được bản chất là hàng nhập khẩu “để lưu thông tại Việt Nam”, nghĩa là đang đề cập đến MỤC ĐÍCH của hàng nhập khẩu, chứ không phải đề cập đến TÌNH TRẠNG của hàng nhập khẩu. Và bạn chú ý chữ “VÀ”, điều này có nghĩa là bắt buộc phải thể hiện cả hai thông tin về người sản xuất và người nhập khẩu.
=> Theo đó, có thể hiểu là trong trường hợp hàng nhập chỉ thể hiện được 1 trong 2 thông tin tại Khoản 3 Điều 12, thì KHÔNG VI PHẠM, và người nhập khẩu bắt buộc phải bổ sung bằng nhãn phụ tiếng Việt như quy định tại Khoản 4 Điều 9."
 

crocus tran

Active Member
Bài viết
275
Reaction score
82
dear các anh chị, có thể cho mọi người tham khảo vài mẫu nhãn thực tế chấp nhận được không.
Nhãn là được ghi trên bao bì từng loại mặt hàng ? kí hiệu trên pallet có quan trọng không? thường trên pallet để tên người nhập khẩu, số pallet, net/gross weight.
Khi kiểm tra , nhãn hàng hóa là thu thập riêng rẻ trên từng pallet hay bắt buộc ghi 1 chỗ thôi?
 

Tìm thành viên

Top