Chia sẻ Phân loại và nhận biết các loại B/L

Đạt XNK

Moderator
Bài viết
28
Reaction score
34
1. Straight B/L, To order B/L – Vận đơn đích danh, Vận đơn theo lệnh
Việc trả lời câu hỏi: ”Người nhận hàng là ai?” cho chúng ta các loại vận đơn như sau:

(1) Straight B/L
Vận đơn đích danh (Straight B/L) là vận đơn mà trên đó có ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng mà không có hoặc đã bị gạch/xóa chữ “or order” và chỉ có người nhận ghi trên vận đơn mới được nhận hàng. Loại vận đơn này không thể chuyển nhượng được (Non-negotiable).

(2) To order B/L
Vận đơn theo lệnh (To order B/L) là vận đơn mà hàng hóa ghi trong vận đơn đó sẽ được giao theo lệnh của một người nào đó bằng cách ký hậu lên mặt sau của vận đơn.

Lưu ý:
- Straight B/L: Đây là loai B/L thường gặp nhất trong thực tế công việc
- To order B/L: Chỉ có B/L bản gốc mới có tính chất pháp lý trong các hoạt động mua bán, chuyển nhượng. Việc mua bán, chuyển nhượng thực hiện với tất cả các B/l gốc (số bản gốc B/L được ghi rõ trên mặt trước của B/L)

2. Original B/L, Copy B/L – Vận đơn gốc, Vận đơn copy
Việc trả lời câu hỏi “Vận đơn bản gốc hay bản sao?” cho chúng ta các loại vận đơn như sau:

(1) Original B/L
Vận đơn bản gốc (Original B/L) là vận đơn được ký bằng tay có thể có hoặc không có dấu “Original” và có thể mua bán, chuyển nhượng được.

(2) Copy B/L
Vận đơn bản sao (Copy B/L) là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc, không có chữ ký tay, thường có dấu “Copy” và không giao dịch chuyển nhượng được.

Theo thông lệ, việc thể hiện vận đơn là bản gốc hay bản sao thực hiện như sau:
- Nếu là bản gốc thì ghi chữ “Original”, bản sao thì ghi chữ “Copy” lên mặt trước tờ Vận đơn.
- Nếu là bản gốc thì ghi “Negotiable Origin”, nếu là bản sao thì ghi “Copy Non – Negotiable”
- Ghi thứ tự các bản Vận đơn gốc như sau: “First Original”, “Second Original”, “Triplicate”
- Bản gốc được in màu cầu kỳ cả 2 mặt và có chữ ký trực tiếp của người phát hành. Bản sao được in đen trắng mặt trước, không in mặt sau và không có chữ ký trực tiếp.

3. On Board B/L, Received for Shipment – Vận đơn đã xếp, Vận đơn nhận để chở
Việc trả lời câu hỏi “Hàng đã được xếp lên tàu hay chưa?” cho chúng ta các loại vận đơn như sau:

(1) On Board B/L
Vận đơn đã xếp hàng (Shipped On Board Bill of Lading) là vận đơn được cấp sau khi hàng hóa đã thực sự được xếp lên tàu tại cảng bốc hàng. Trên vận đơn có ghi rõ ngày tháng giao hàng và tên tàu chuyên chở hàng hóa.

Đây là loại vận đơn được dùng phổ biến vì người mua khi yêu cầu xuất trình bộ chứng từ theo L/C để thanh toán tiền hàng thường xuyên yêu cầu xuất trình vận đơn xếp hàng, tức hàng hóa cũng đã thực sự được xếp lên tàu.

(2) Received for shipment B/L
Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment Bill of Lading) là vận đơn được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu, tức là hàng hóa thực tế chưa được xếp lên tàu.

Loại vận đơn này có thể bị ngân hàng từ chối thanh toán, trừ khi L/C cho phép. Trên vận đơn này ghi “Received for shipment B/L”, khi hàng đã thực sự xếp lên tàu có thể đóng dấu hoặc ghi thêm chữ “Shipped on board” để biến thành vận đơn đã xếp hàng.

4. Clean B/L, Unclean B/L – Vận đơn hoàn hảo, Vận đơn không hoàn hảo
Căn cứ vào ghi chú về hàng hóa trên vận đơn, việc trả lời câu hỏi “Tình trạng hàng hóa được xếp lên tàu như thế nào?” cho chúng ta các loại vận đơn như sau:

(1) Clean B/L
Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) còn gọi là vận đơn sạch là vận đơn mà trên đó không có những ghi chú, những nhận xét xấu hoặc những bảo lưu về tình trạng bên ngoài của hàng hóa.
Muốn lấy được vận đơn hoàn hảo thì khi xếp lên tàu thì phải đảm bảo hàng không bị hư hỏng, đổ vỡ, bao bì không bị rách, không bị ướt.

(2) Unclean B/L
Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L) còn gọi là vận đơn không sạch là vận đơn trên đó có những ghi chú, nhận xét xấu về hàng hóa và bao bì. Vận đơn không hoàn hảo không được ngân hàng chấp nhận để thanh toán tiền hàng.

5. Direct B/L, Through B/L – Vận đơn đi thẳng, Vận đơn chuyển tải
Chuyển tải hàng hóa là việc dỡ hàng xuống từ một tàu biển này và lại bốc hàng lên tàu biển khác trong một hành trình vận tải đường biển từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng.

Một lô hàng phải chuyển tải như thế gọi là “đi VIA” nghĩa là đi qua cảng trung gian và thực hiện chuyển tải trước khi tới cảng đích. Thuật ngữ chuyển tải chỉ được sử dụng khi có sự thay đổi tàu, trong ngành thường gọi là tàu mẹ và tàu con. Tàu mẹ là tàu đến cảng đích, tàu con là tàu từ cảng bốc hàng đến cảng chuyển tải. Ngược lại, “đi DIRECT” nghĩa là lô hàng không bị thay đổi tàu trong suốt quá trình vận chuyển trong khi tàu vẫn có thể ghé nhiều cảng trước khi tới cảng đích.

Việc trả lời câu hỏi “Lô hàng có bị có bị chuyển tải hay không?” cho chúng ta các loại vận đơn như sau:

(1) Direct B/L
Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng bằng một con tàu, tức là không phải chuyển tải dọc đường.

(2) Through B/L
Vận đơn chuyển tải (Through B/L) là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng bằng 2 hoặc nhiều con tàu của 2 hoặc nhiều người chuyên chở, tức là hàng hóa phải chuyển tải ở một cảng nào đó (Transhipment) trước khi đến cảng cuối cùng.

6. Prepaid B/L, Collect B/L – Vận đơn đã trả cước, Vận đơn chưa trả cước
Việc trả lời câu hỏi “Bên bán hay bên mua trả tiền cước” cho chúng ta các loại vận đơn như sau:

(1) Freight Prepaid
Freight Prepaid nghĩa là bên bán chịu trách nhiệm trả tiền cước cho hãng vận tải tại cảng bốc hàng (lô hàng được bán với điều kiện CIF hoặc các điều quy định bên bán phải thuê vận tải).

(2) Freight to Collect
Freight to Collect nghĩa là bên mua chịu trách nhiệm trả tiền cước cho hãng vận tải tại cảng dỡ hàng (lô hàng được bán với điều kiện FOB hoặc các điều kiện quy định bên mua thuê vận tải).

Tác giả: Dat XNK
Nguồn: https://www.datxnk.com/2019/07/phan-biet-shipper-va-seller-bai-4.html
Face: https://www.facebook.com/datvu.xnk
 

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939

Tìm thành viên

Top