Chia sẻ Phân biệt Master Bill và House Bill

Oscar Le

Moderator
Bài viết
1,850
Reaction score
1,385
Master bill là gì, House Bill là gì?

Mình sẽ cố gắng thông qua ví dụ cụ thể để mang cho các bạn cái nhìn tổng quát và dễ hiểu nhất

Công ty AOF (Consignee) ở Việt Nam kí hợp đồng mua 1 lô hàng thiết bị viễn thông đóng trong 1 container của công ty FTU (Shipper) ở Hongkong, điều kiện Incoterm EXW.

AOF có đại lý vận chuyển( forwarder) tại Việt Nam là Hdtrans Logistic, ủy quyền cho HD vận chuyển lô hàng này, Hdtrans lại có đối tác (agent) bên HongKong là ABC Logistics.

Rõ ràng theo ĐK EXW nhưng bên HDtrans sẽ không sang Hongkong và pick up hàng được, lúc này HDtrans sẽ yêu cầu agent là ABC Logistics thực hiện thay mình, đến địa chỉ kho của shipper để lấy hàng và vận chuyển về VN thay cho HD trans.

Khi nhận hàng ABC Logistic ngay lập tức phát hành 1 vận đơn mà ở trên vận đơn đó ghi :
Shipper: FTU
Consignee: AOF
Vận đơn này được gọi là House bill of lading hay gọi tắt là House Bill.
Thực tế là ABC logistics cũng không có tàu để có thể vận chuyển từ cảng HongKong về cảng Hải Phòng, họ phải book tàu qua 1 hãng tàu (Carrier) là Evergreen.
Như vậy hãng tàu Evergreen mới chính là người chính thức vận chuyển trên biển. Khi nhận hàng từ ABC Logistics, hãng tàu này sẽ phát hành 1 vận đơn khác ghi:
Shipper: ABC logistic
Consignee: HDTrans Logistic
( Rõ ràng hãng tàu sẽ không biết shipper và consignee chính thức là ai )
Vận đơn này gọi là Master Bill of Lading hạy gọi tắt là Master bill.

Như vậy tổng kết lại:

Master Bill: Là vận đơn do người chuyên chở cấp, Trên vận đơn thường sẽ ghi người gửi hàng là đại lý giao nhận tại cảng gửi và người nhận là đại lý giao nhận tại cảng đến. Vận đơn này chỉ điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa người chuyên chở và người giao nhận (ví dụ giữa hàng tàu và các forwarder)

Trong nhiều TH trên master do hãng tàu cấp các bạn sẽ để ý thấy trên master vẫn ghi người nhận hàng và người gửi hàng thực tế , do chủ hàng book trực tiếp qua hãng tàu trong các điều kiện nhóm C hoặc D...

House Bill: Là vận đơn do người giao nhận (forwarder) cấp cho người gửi hàng khi người giao hàng nhận cung cấp dịch vụ. Trên vận đơn sẽ ghi người gửi hàng và nhận hàng thực sự.

15826476_1193735764052678_3815078711297576087_n.jpg

COPYRIGHT: NGUYEN LINH , FACEBOOK : NG LINH NG
 

ngohung274

New Member
Bài viết
2
Reaction score
0
Cho em hỏi tí ạ, em đọc tài liệu trên mạng cứ lơ mơ không hiểu đoạn này.
Ví dụ: Khách gửi hàng cho Forwarder và nhờ FWD book bên hãng tàu nhưng khách muốn nhận MBL chứ không muốn nhận HBL
Trên chứng từ MBL thì là tên của real shipper / real consignee hay bắt buộc phải ghi là FWD và FWD agent ạ?
 

Oscar Le

Moderator
Bài viết
1,850
Reaction score
1,385
Cho em hỏi tí ạ, em đọc tài liệu trên mạng cứ lơ mơ không hiểu đoạn này.
Ví dụ: Khách gửi hàng cho Forwarder và nhờ FWD book bên hãng tàu nhưng khách muốn nhận MBL chứ không muốn nhận HBL
Trên chứng từ MBL thì là tên của real shipper / real consignee hay bắt buộc phải ghi là FWD và FWD agent ạ?
Lúc đó sẽ là real shipper / real consignee nha bạn hoặc là FWD xuất / real consignee tùy theo yêu cầu của shipper
 

Tìm thành viên

Top