Help Kiểm tra sau thông quan

Bài viết
18
Reaction score
1
Em có một vấn để như thế này muốn hỏi các anh chị trong nhóm. Mong các anh chị giúp đỡ em ạ.
Vừa rồi bên e có hải quan về kiểm tra sau thông quan. và bên e có 1 số nguyên liệu bị chênh lệch giữa tồn hải quan và tồn kho thực tế ví dụ như sau:
- Tấm nhựa: tồn kho HQ là 80 tấm. tồn kho thực tế là 52 tấm. chênh lệch 28 tấm. sau đó bên em phải nộp thuế cho phần chênh lệch đó (đã nộp)
- phôi thép dạng tấm: tồn kho HQ là 46 tấm, tồn kho thực tế là 139 tấm. chênh lệch (-93) tấm. bên em cũng đã nộp thuế cho phần chênh lệch.
Em biết là sau khi em đã nôp thuế thì tồn kho hải quan và tồn kho thực tế sẽ cân bằng nhau. nhưng em không biết là bằng bao nhiêu ạ. với 2 trường hợp như trên anh chị chỉ giúp e xem sau khi e nộp thuế thì tồn kho hải quan là bao nhiêu với ạ?
Em xin cảm ơn nhiều ạ. sếp em đang đòi file chênh lệch tồn hải quan và tồn thực tế tháng tiếp theo mà em ko biết lấy tồn như thế nào.hic hic
 

phatarty

Active Member
Bài viết
139
Reaction score
81
Hi Hương
Sau mỗi đợt ktra STQ thì Hải quan cũng chốt số liệu tại 1 thời điểm nào đó cho doanh nghiệp,
Số liệu chốt của HQ = số liệu cuối cùng của doanh nghiệp + chênh lệch (đã nộp thuế), do vậy bạn chốt theo số liệu tồn thực tế của doanh nghiệp để chuyển sang tồn đầu kỳ cho kỳ sau.
 

Mrsimple1

New Member
Bài viết
13
Reaction score
6
vừa đọc được cái này, bạn tham khảo:

Câu 7:

Phần chênh lệch dữ liệu của doanh nghiệp sau khi bị kiểm tra sau thông quan, có được cập nhật đồng nhất dữ liệu trên hệ thống hải quan không? Nếu được thì có quy định phải cập nhật trong thời gian bao lâu kể từ ngày nhận kết luận thanh tra.

Trả lời:

1/ Về kết quả kiểm tra: Khi thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với các doanh nghiệp gia công, sản xuất hàng xuất khẩu thường có phát sinh chênh lệch nguyên vật liệu giữa khai báo hải quan và thực tế tại kho công ty. Cụ thế:

 + Trường hợp lượng nguyên vật liệu tồn kho thực tế nhiều hơn lượng nguyên liệu khai báo hải quan.

 + Trường hợp lượng nguyên vật liệu tồn kho thực tế nhỏ hơn lượng nguyên liệu khai báo hải quan.

2/ Về việc xử lý sau khi có kết quả kiểm tra sau thông quan:

Căn cứ Điểm 2a, Khoản 39, Điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 thì:“ a) Nguyên tắc lập sổ chi tiết kế toán và báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu:

 Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu có trách nhiệm quản lý và theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật trên hệ thống sổ kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho (nhập khẩu hoặc mua trong nước). Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu được theo dõi chi tiết theo từng loại hình trong kỳ (nhập gia công, nhập sản xuất xuất khẩu, nhập kinh doanh, nhập lại nguyên vật liệu sau sản xuất...) đã khai trên tờ khai hải quan và chứng từ nhập kho trong kỳ”. Do đó, khi thực hiện báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan tại thời điểm kết thúc năm tài chính, Doanh nghiệp phải lấy đúng số liệu trên hệ thống kế toán của doanh nghiệp để báo cáo.

 Tuy nhiên, đối với trường hợp kết quả kiểm tra sau thông quan có phát sinh trường hợp số lượng nguyên vật liệu trên hệ thống kế toán của doanh nghiệp nhiều hơn số lượng nguyên vật liệu đã khai báo hải quan, thì đến kỳ báo cáo quyết toán tiếp theo Doanh nghiệp phải xác định là lượng nguyên liệu chênh lệch doanh nghiệp đã nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan được sử dụng cho mục đích gì: tiêu thụ nội địa, sử dụng để sản xuất hàng tiêu thụ nội địa, sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng để cung ứng cho hợp đồng gia công… đúng theo mục đích sử dụng được ghi nhận trên hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

 Đối với trường hợp số lượng nguyên vật liệu trên hệ thống kế toán của doanh nghiệp nhỏ hơn số lượng nguyên vật liệu đã khai báo hải quan thì đến kỳ báo cáo tiếp theo Doanh nghiệp phải lấy đúng số liệu trên hệ thống kế toán của doanh nghiệp.

3/ Thời gian điều chỉnh số liệu với cơ quan hải quan: Kết quả kiểm tra lượng tồn kho cuối kỳ của kỳ báo cáo quyết toán trước là cơ sở để doanh nghiệp làm số đầu kỳ khi thực hiện làm báo cáo quyết toán của kỳ báo cáo năm kế tiếp và thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 60; Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2018 được sửa đổi bổ sung Khoản 39; Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính.
 

Tìm thành viên

Top