Chia sẻ Kỹ thuật nghiệp vụ lập BCQT đối với doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xuất khẩu

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
1.1. Cơ sở pháp lý của việc lập BCQT

❖ Điều 60 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014

❖ Điều 41 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015

❖ Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015

❖ Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

❖ Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp

❖ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 nêu rõ:
  • Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán
+ BCQT của tổ chức, cá nhân nộp lần đầu

+ BCQT có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với hệ thống của cơ quan hải quan

+ Kiểm tra sau khi hoàn thuế tại trụ sở doanh nghiệp

+ Kiểm tra BCQT trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro

❖ Điều 5 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 quy định về yêu cầu kế toán:

- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính

- Phản ánh kịp thời, đúng t/gian q/định thông tin, s/liệu KT

- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác t/tin, số liệu kế toán

- Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính

- Thông tin, số liệu KT phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động k/tế, TC, từ khi t/lập đến khi chấm dứt h/động của ĐVị KT; số liệu KT kỳ này phải kế tiếp SL KT của kỳ trước

- Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được

❖ Điều 118 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về Lập và ký chứng từ kế toán

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ, các chỉ tiêu phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

❖ Điều 122 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về sổ kế toán

- Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp

- Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu

- Trường hợp không tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán, doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC

Ø Khoản 5 Điều 3 Thông tư 38/2015/TT-BTC;

Ø Khoản 2 Điều 59 Thông tư 38/2015/TT-BTC;

a) Kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế (đối với trường hợp kết hợp kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế), báo cáo quyết toán, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho và các chứng từ khác người khai hải quan phải lưu theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này;

2.1. Yêu cầu khi lập BCQT

❖ Thời hạn nộp: chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính

❖ Địa điểm nộp BCQT: Tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hoặc Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất

❖ Báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư, thành phẩm sản xuất từ nguồn nhập khẩu được lập theo Mẫu 15/BCQT/GSQL

❖ Báo cáo quyết toán sử dụng máy móc, thiết bị theo từng hợp đồng gia công được lập theo Mẫu 16/BCQT-MMTB/GSQL

❖ Doanh nghiệp khai quyết toán theo chỉ tiêu giá trị VNĐ hoặc được sử dụng đồng ngoại tệ như USD, EURO... theo đúng phản ánh tại hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp (hướng dẫn tại CV số 1171/TCHQ-GSQL ngày 17/2/2016)

2.2 Trách nhiệm của doanh nghiệp khi lập BCQT

* Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu nộp báo cáo theo nguyên tắc tổng giá trị Nhập - Xuất - Tồn (Nộp báo cáo 15/BCQT theo chỉ tiêu giá trị).

* Tổ chức cá nhân thực hiện hoạt động gia công với thương nhân nước ngoài, nộp báo cáo 15/BCQT theo chỉ tiêu giá trị.

- Nếu vật tư do bên đặt gia công cung cấp, máy móc thiết bị thuê mượn bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh được theo dõi tại tài khoản ngoài bảng hoặc trên hệ thống kiểm soát nội bộ theo dõi chi tiết lượng hàng: Nộp báo cáo Mẫu 15/BCTQ và 16/BCQT theo chỉ tiêu số lượng

- Doanh nghiệp CX lập BCQT mẫu 15/BCQT tương ứng với loại hình sản xuất xuất khẩu và gia công theo quy định như doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu và gia công khác

* Lập và lưu trữ sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo quy định về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó ghi rõ số Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư

* Lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo quy định về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó ghi rõ xuất khẩu theo hợp đồng, đơn hàng.

3. Kỹ thuật nghiệp vụ lập BCQT đối với doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xuất khẩu

upload_2020-6-2_11-13-54.png


upload_2020-6-2_11-14-25.png


upload_2020-6-2_11-14-45.png

upload_2020-6-2_11-15-30.png

  • Những điểm cần lưu ý về đơn giá nguyên liệu và đơn giá thành phẩm trong các sổ kế toán
- Đơn giá nguyên liệu, vật tư được phản ánh trong các phát sinh Nợ của TK chi tiết 152 bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp, chi phí bảo hiểm...phát sinh đến khi nguyên liệu, vật tư nhập về kho của doanh nghiệp. Đơn giá này sẽ lớn hơn đơn giá mua thể hiện trên tờ khai hải quan

- Đơn giá nguyên liệu, vật tư được phản ánh trong các phát sinh Có của TK chi tiết 152 được kế toán kho xác định theo phương pháp tính giá xuất kho đã đăng ký với cơ quan thuế: (nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước...) Đơn giá này sẽ không hoàn toàn giống với đơn giá nguyên liệu, vật tư nhập kho, đơn giá nguyên liệu, vật tư mua hàng nhập khẩu

- Đơn giá thành phẩm nhập kho theo phương pháp tính giá thành của doanh nghiệp, kế toán giá thành phải tự tính toán và xác định theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Chi phí nguyên liệu chỉ là một yếu tố chi phí trong giá thành sản xuất của thành phẩm nhập kho, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí quản lý chung …)

- Đơn giá thành phẩm được phản ánh trong các phát sinh Có của TK chi tiết 155 được kế toán kho xác định theo phương pháp tính giá xuất kho đã đăng ký với cơ quan thuế: (nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước…). Đơn giá này sẽ không hoàn toàn giống với giá bán thành phẩm trên các tờ khai hải quan.

upload_2020-6-2_11-16-22.png


upload_2020-6-2_11-17-20.png


  • Gợi ý các bước kiểm tra Báo cáo quyết toán
1. Mối liên hệ giữa tên nguyên liệu, vật tư; tên thành phẩm trong BCQT với mã nguyên liệu, vật tư; mã thành phẩm trên các tờ khai hải quan nhập khẩu và tờ khai hải quan xuất khẩu.

2. Kiểm tra đối chiếu Số lượng nguyên liệu, vật tư tại Cột (4), Cột (5); Số lượng thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu tại Cột (4) và Cột (6) tại sổ kế toán chi tiết 152, 155, với số liệu khai báo trên tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu.

3. Kiểm tra định mức thực tế sản xuất thông qua số liệu về số lượng nguyên liệu tại Cột (6) - Sổ chi tiết TK 152; số lượng thành phẩm (Cột 5) - Sổ chi tiết TK 155; Số lượng nguyên liệu đã xuất kho để sản xuất nhưng còn dở dang trên dây chuyền - Sổ chi tiết TK 154.

4. Đánh giá sự phù hợp giữa định mức sản xuất thực tế thông qua số liệu thể hiện tại BCQT đã nộp cho cơ quan Hải quan với định mức doanh nghiệp xây dựng tại hồ sơ kỹ thuật. Để thẩm định tính chính xác của Cột (6) nguyên liệu, vật tư và Cột (5) thành phẩm trên BCQT.

5. Kiểm tra tính chính xác của Sổ chi tiết 152, 155, 154 thông qua các chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và thành phẩm xuất khẩu.

- Căn cứ hồ sơ kỹ thuật xây dựng định mức sản xuất của sản phẩm và từ số lượng thành phẩm nhập trong kỳ thể hiện trên sổ chi tiết TK 155 (là căn cứ phản ánh vào Cột 5 của BCQT). Xác định số lượng nguyên liệu, vật tư cần xuất trong kỳ cho sản xuất = Số lượng sản phẩm x định mức kỹ thuật (Giả sử là kết quả A)

- Đối chiếu Kết quả A với số lượng Nguyên liệu xuất trong kỳ ghi nhận tại các sổ kế toán chi tiết (số liệu này là cơ sở để doanh nghiệp phản ánh số liệu vào Cột 6 nguyên liệu, vật tư trên BCQT)

- Logic: Nếu không có nguyên liệu, vật tư còn dở dang trên dây chuyền, không có nguyên liệu, vật tư xuất bán nội địa do chuyển đổi mục đích, Kết quả A phải bằng với số lượng Nguyên liệu xuất trong kỳ ghi nhận tại các sổ kế toán chi tiết.

- Khi có chênh lệch, mà không có sản phẩm dở dang: cần xem lại các căn cứ xây dựng định mức sản xuất sản phẩm.

- Trường hợp có chênh lệch và có sản phẩm dở dang, thì số chênh lệch = sản phẩm dở dang.
  • Vấn đề đặt ra
- Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, phải trực tiếp xuất khẩu sản phẩm. Trường hợp bán sản phẩm cho doanh nghiệp khác xuất khẩu thì không được miễn thuế / hoàn thuế (nếu nhập khẩu theo loại hình A12

upload_2020-6-2_11-19-8.png


upload_2020-6-2_11-20-4.png


  • Gợi ý các bước kiểm tra Báo cáo quyết toán
1. Mối liên hệ giữa tên nguyên liệu, vật tư, tên thành phẩm; đơn vị tính trong BCQT với mã nguyên liệu, vật tư, mã thành phẩm; đơn vị tính trên các tờ khai hải quan nhập khẩu và tờ khai hải quan xuất khẩu.

2. Kiểm tra đối chiếu Số lượng nguyên liệu, vật tư tại Cột (4), Cột (5); Số lượng thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu tại Cột (4) và Cột (6) tại sổ kế toán chi tiết 002, với nguyên liệu, vật tư và thành phẩm đã khai báo trên tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu.

3. Kiểm tra định mức thực tế sản xuất thông qua số liệu về số lượng nguyên liệu tại Cột (6); số lượng thành phẩm (Cột 5); Số lượng nguyên liệu đã xuất kho để sản xuất nhưng còn dở dang trên dây chuyền và Sổ chi tiết 002 của nguyên liệu, vật tư và thành phẩm.

4. Đánh giá sự phù hợp giữa định mức sản xuất thực tế thông qua số liệu thể hiện tại BCQT đã nộp cho cơ quan Hải quan với định mức quy định tại hợp đồng gia công. Để thẩm định tính chính xác của Cột (6) nguyên liệu, vật tư và Cột (5) thành phẩm trên BCQT

5. Kiểm tra tính chính xác của Sổ chi tiết 002 thông qua các chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và thành phẩm xuất khẩu.

  • Thực trạng của Doanh nghiệp gia công
- Kế toán doanh nghiệp không theo dõi và phản ánh tình hình biến động của nguyên liệu, vật tư nhập khẩu do bên đặt gia công cung ứng, cũng như tình hình biến động của thành phẩm gia công trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp

- Khi lập BCQT, doanh nghiệp không xác định được số lượng nguyên liệu, vật tư phản ánh tại cột 6 và số lượng thành phẩm phản ánh tại Cột 5

- Nhiều Doanh nghiệp đang giao nhiệm vụ cho Bộ phận xuất nhập khẩu lập lại sổ kế toán để có số liệu đưa vào BCQT (đối với trường hợp đã nộp BCQT, bộ phận xuất nhập khẩu đang hoàn thiện sổ sách kế toán để đáp ứng yêu cầu giải trình số liệu từ cơ quan kiểm tra)

4.5. Hướng dẫn kiểm tra BCQT đối với tổ chức, cá nhân đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài

Theo Hướng dẫn tại Công văn số 18195/BTC-TCHQ ngày 08/12/2015 của Bộ Tài chính quy định doanh nghiệp phải:

- Thực hiện BCQT tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị ngay khi kết thúc hợp đồng gia công.

- Trường hợp thời gian thực hiện hợp đồng giữa các năm tài chính thì chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nộp BCQT các phát sinh trong năm tài chính theo tiêu chí:

❖ Lượng nguyên liệu, vật tư xuất khẩu (thống kê theo loại nguyên liệu, vật tư và kèm theo số TK xuất khẩu)

❖ Lượng nguyên liệu, vật tư đã xuất khẩu nhưng phải thanh lý ở nước ngoài (bao gồm: tiêu hủy bán)

❖ Lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn tại bên nhận gia công

❖ Lượng sản phẩm gia công hoàn chỉnh bán tại nước ngoài (kèm theo số tờ khai xuất khẩu)

Công chức hải quan kiểm tra tính chính xác của các chỉ tiêu này thông qua sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư; sổ chi tiết thành phẩm và các chứng từ kế toán có liên quan
upload_2020-6-2_11-22-13.png


upload_2020-6-2_11-22-40.png


5.1. Hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra BCQT đối với doanh nghiệp Chế xuất

a. Trường hợp sản xuất xuất khẩu
Thực hiện giống như cách kiểm tra đối với tổ chức cá nhân Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu

b. Trường hợp gia công
Thực hiện giống như cách kiểm tra làm đối với tổ chức, cá nhân thực hiện gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài.

Chia sẻ từ: Ths Nguyễn Đức Vinh
TP. Hồ Chí Minh, ngày 14/11/2017
 

Tìm thành viên

Top