Chia sẻ FTA là gì? 13 FTA Việt Nam là thành viên

Bài viết
236
Reaction score
59
Word-Art.png


Chắc hẳn mọi người đều đã từng nghe qua từ “FTA” hay “Hiệp định tự do thương mại. Vậy FTA là gì? FTA có vai trò như thế nào? Có bao nhiêu FTA mà Việt Nam đang tham gia? Để trả lời, hãy cùng Nguyên Đăng khám phá qua bài viết này nhé
  • FTA LÀ GÌ
1. Định Nghĩa FTA
Về cơ bản, FTA hay Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement) là một thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa các nền kinh tế. Mục đích nhằm loại bỏ các rào cản thương mại, hướng tới tự do thương mại giữa các thành viên. FTA có nhiều hình thức gọi tên khác nhau như Hiệp định Đối tác Kinh tế (Economic Partnership Agreement), Hiệp định thương mại Khu vực (Regional Trade Agreement), vv.

2. Đặc điểm thành viên FTA
Các thành viên FTA là các nền kinh tế bao gồm các quốc gia (Việt Nam, Canada, Ấn Độ, Hoa Kỳ, ….) hay các khu vực thuế quan độc lập (EU, Hong Kong, …)
FTA có thể là ký kết song phương như VKFTA hoặc đa đa phương như CPTPP. Mỗi nền kinh tế có thể tham gia nhiều FTA khác khau với một hoặc nhiều nền kinh tế khác.

3. Nội Dung chính của FTA
  • Cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan
  • Quy định danh mục mặt hàng cắt giảm thuế quan. (Thông lệ là 90% thương mại)
  • Lộ trình cắt giảm thuế quan (không quá 10 năm)
  • Quy định về quy tắc xuất xứ.
  • Các cam kết đi kèm như thuận lợi hóa thương mại, đầu tư kinh doanh, chi tiêu công, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, lao động, môi trường, dân chủ, nhân quyền hay chống khủng bố…
4. Vai trò của FTA với Việt nam
Việc cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại giữa các thành viên giúp hàng hóa của Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. FTA có vai trò lớn trong thúc đẩy xuất khẩu, đem đến nhiêu cơ hội tại các thị trường mới cho các sản phẩm Việt. Các hiệp định tự do thương mại đồng thời làm đa dạng thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống.
  • VIỆT NAM ĐANG THAM GIA NHỮNG FTA NÀO?
—Pngtree—vietnam-independence-day-brush-background_3609914ưeg-800x312.png


Việt Nam có tổng cộng 13 FTA với đa dạng các nền kinh tế trên thế giới. Hiện nay, chúng ta vẫn đang tiến hành đàm phán thêm nhiều FTA mới như RCEP, VN – EFTA…

1. ATIGA (Tiền thân là CEPT/AFTA)
  • Thành Viên: Brunei, Cambodia, Indonesia, Lao PDR, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand, Viet Nam
  • Hiệu lực kể từ 1993
  • C/O: Form D
  • Văn bản đi kèm:
  1. Nghị định số 156/2017/NĐ-CP
  2. Thông tư 22/2016/TT-BCT về Quy tắc xuất xứ trong ATIGA
  3. Thông tư 10/2019/TT-BCT bổ sung Thông tư 22/2016/TT-BCT
2. ACFTA
  • Thành Viên: Brunei, Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, Myanmar, Philipines, Singapore, Thailand, China, Vietnam
  • Hiệu lực: kể từ 2003
  • C/O: Form E
  • Văn bản đi kèm:
  1. Nghị định 153/2017/NĐ-CP
  2. Thông tư 12/2019/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa ACFTA
3. AKFTA
  • Thành Viên: Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Hàn Quốc
  • Hiệu lực kể từ 2007
  • C/O: form AK
  • Văn bản đi kèm:
  1. Nghị định số 157/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017
  2. Thông tư 13/2019/TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ AKFTA
4. AJCEP
  • Thành Viên: Brunei Darussalam, Cambodia, Indonesia, Japan, Lao PDR, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thailand, Vietnam
  • Hiệu lực kể từ 2008
  • C/O: Form AJ
  • Văn bản đi kèm:
  1. Nghị định số 160/2017/NĐ-CP
  2. Quyết định 44/2008/QĐ-BCT Ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu AJ
5. VJEPA
  • Thành Viên: Vietnam, Japan
  • Hiệu lực kể từ 2009
  • C/O: Form VJ
  • Văn bản đi kèm:
  1. Nghị định 11/2017/NĐ-CP
  2. Thông tư 10/2009/TT-BCT thực hiện Quy tắc xuất xứ trong VJEPA
6. AIFTA
  • Thành Viên: Bruinei Darussalam, Cambodia, India, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam
  • Hiệu lực kể từ 2010
  • C/O: Form AI
  • Văn bản đi kèm:
  1. Nghị định 159/2017/NĐ-CP
  2. Thông tư 15/2010/TT-BCT thực hiện Quy tắc xuất xứ trong AIFTA
7. AANZFTA
  • Thành Viên: Australia, Brunei Darussalam, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam
  • Hiệu lực kể từ 2010
  • C/O: Form AANZ
  • Văn bản đi kèm:
  1. Nghị định số 158/2017/NĐ-CP
  2. Thông tư 42/2018/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ trong AANZFTA
8. VCFTA
  • Thành Viên: Việt Nam, Chile
  • Hiệu lực kể từ 2014
  • C/O: Form VC
  • Văn bản đi kèm:
  1. Nghị định số NĐ 154_2017_ND-CP
  2. Thông tư 31/2013/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ trong VCFTA
9. VKFTA
  • Thành Viên: Việt Nam, South Korea
  • Hiệu lực kể từ 2015
  • C/O: Form VC
  • Văn bản đi kèm:
  1. Nghị định số NĐ 149_2017_ND-CP
  2. Thông tư 40/2015/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ trong VKFTA
  3. Thông tư 48/2015/TT-BCT bổ sung Thông tư 40/2015/TT-BCT
10. EAVFTA
  • Thành Viên: Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan
  • Hiệu lực kể từ 2016
  • C/O: Form EAV
  • Văn bản đi kèm:
  1. Nghị định số 150/2017/NĐ-CP
  2. Thông tư 21/2016/TT-BCT quy định xuất xứ trong EAVFTA
  3. Thông tư 11/2018/TT-BCT bổ sung Thông tư 21/2016/TT-BCT
11. CPTPP (TPP 11 không có Hoa Kỳ)
  • Thành Viên: Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia
  • Hiệu lực kể từ 14/1/2019
  • C/O: Form CPTTP
  • Văn bản đi kèm:
  1. Nghị định số 57/2019/NĐ-CP
  2. Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTTP
12. AHKFTA
  • Thành Viên: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Hồng Kông (Trung Quốc)
  • Hiệu lực kể từ 11/6/2019
  • C/O: Form AHK
  • Văn bản đi kèm:
13. EVFTA
  • Thành Viên: Vietnam, EU
  • Đã ký kết vào 30/6/2019
  • CÁC FTA ĐANG ĐÀM PHÁN
1. RCEP
  • Thành Viên: ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand
  • Khởi động đàm phán tháng 3/2013
2. Việt Nam – EFTA
  • Thành viên: Việt Nam, Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein
  • Khởi động đàm phán tháng 5/2012
3. Việt Nam – Israel
  • Việt Nam, Israel
  • Khởi động đàm phán tháng 12/2015
Vậy là các bạn đã hiểu về FTA và 13 FTA của Việt Nam. Nếu có thắc mắc, xin vui lòng để lại comment hoặc chat trực tiếp để được hỗ trợ giải đáp miễn phí nhé!

Nguồn: CÔNG TY TNHH NGUYÊN ĐĂNG VIỆT NAM
Phòng 401, Tòa nhà số 1, Ngõ 329 Cầu Giấy, Quận Cầu giấy, Hà Nội
+84-24 7777 8468
Email: [email protected]
 
Sửa lần cuối:

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939

Tìm thành viên

Top