Chia sẻ Đôi điều về kiểm tra sau thông quan.

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
Chia sẻ từ anh: Phạm Thành Nam

Nhắc tới Phạm Thành Nam ( Nam sa đọa) chưa chắc anh em xuất nhập khẩu đã biết nhưng nhắc tới những nghiệp vụ xuất nhập khẩu khó nhằn nhất chắc chắn phải có : Kiểm tra sau thông quan.

Những ngày tháng qua, bị hiểu lầm tương đối nhiều, một số anh chị Hq nghĩ rằng cứ KTSTQ là lại dính đến thằng Nam sa đọa; nhưng không phải, giờ có hàng ngàn hàng vạn công ty làm dịch vụ xuất nhập khẩu và hầu hết các công ty đều có dịch vụ hỗ trợ kiểm tra sau thông quan. Giờ mình chỉ làm 1 phần rất nhỏ bởi nhân sự vừa tầm, sức lực có hạn.

Trong cái mảnh đất nhiều người cày ấy, để xây dựng được một đơn vị tư vấn xuất nhập khẩu, phải tạo hướng đi riêng.

Các anh, chị đã biết, kiểm tra sau thông quan là nghiệp vụ của Hải Quan, trình tự được tuân theo Quyết định 575/QĐ-TCHQ ngày 21/3/2019 của Tổng cục HQ về Quy trình kiểm tra sau thông quan, có hiệu lực thi hành từ 1/4/2019, thay thế Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/05/2015. Nhưng đối với những người làm xuất nhập khẩu chúng ta, Giải trình KTSTQ là nghiệp vụ cao nhất trong xnk nhà máy và chứng tỏ được khả năng của mình. Vì thế bạn nên biết. Có những điều sau đây mình ghi nhận được qua các lần giải trình, viết ra đây nhằm chia sẻ:

Có 1 anh hải quan nói với mình rằng, đôi khi xuất nhập khẩu nhà máy nhìn 1 cách phiến diện; một cái lá nhìn mặt trên thì nhẵn nhụi nhưng mặt dưới thì rấy xù xì, Hải quan cũng vậy, khi kiểm tra sau thông quan, công chức viên nhìn theo nhiều lăng kính, chứ không đơn thuần nhìn vào một mặt của chiếc lá, vì vậy, đừng dại mà chế chứng từ lố. Và tốt nhất là không nên chế chứng từ.

KTSTQ là một cuộc kiểm tra tổng thể, có chu trình từ 2 đến 5 năm, cá biệt có những doanh nghiệp chu kì chỉ 1 năm do mức độ rủi ro cao hoặc có dấu hiệu vi phạm.

Một quy trình kiểm tra sau thông quan cho những người làm doanh nghiệp là biết hệ thống và làm việc hiệu quả, phân chia công việc cho kịp thời, phối hợp nhanh chóng với các bộ phận để kịp tiến độ cho Đoàn cũng như là giảm bớt thời gian giải trình cho doanh nghiệp, tránh mệt mỏi cả đôi bên.

Về những vấn đề cần chú ý khi chuẩn bị giải trình sau thông quan.

Có những việc, chúng ta thấy hợp lý nhưng HQ thì không. Ngay từ hồ sơ xuất nhập khẩu, chúng ta cũng cần lưu trữ thật tốt, loại bỏ rủi ro ngay từ ban đầu; sự logis và hợp lý của các chứng từ cũng là yếu tố quan trọng. Một bộ hồ sơn hải quan đầy đủ luôn có:
- Tờ khai Hải quan.
- Invoice / Packing list
- Hợp đồng.
- Chứng từ thanh toán.
- Vận đơn
- Các giấy phép ( nếu có)
- Tài liệu kỹ thuật liên quan ( máy móc)
- Tờ khai đối ứng với hàng XNK tại chỗ.
- Tờ khai sửa AMA, sửa mẫu 03.
- Chỉ định giao hàng ( nếu có)
- Phiếu nhập xuất kho.
- P.O.D

Qua sự kiểm tra sự phù hợp, HQ có thể phát hiện những việc thú vị như : Khai sai tên hàng với invoice, Khai FOC quà biếu, hàng mẫu cùng hàng sản xuất xuất khẩu mà không nộp thuế, Tên hàng không phù hợp với tờ khai đối ứng, HS sai... Vì vậy, đừng coi rẻ việc văn thư lưu trữ.
( còn tiếp)
 

Thanh Tâm Nguyễn

New Member
Bài viết
25
Reaction score
5
Tờ khai đối ứng với hàng XNK tại chỗ.
->bạn ơi cho minh hỏi ngu chút- Bộ tờ khai đối ứng với hàng xnk tai chỗ gồm những gì nhỉ?
 

Tìm thành viên

Top