Sinh viên DÀNH CHO NHƯNG BẠN SINH VIÊN CHUẨN BỊ RA TRƯỜNG - MÙA COVID 19

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
Đợt này các bạn sinh viên chưa đi học lại, mà chắc cũng chẳng biết khi nào mới đi học lại nữa, nên mình muốn post 1 bài về chuyện viết CV và đi phỏng vấn, hi vọng có thể giúp ích các bạn phần nào trên chặng đường sắp tới.

Lưu ý đầu tiên là bài viết hoàn toàn đứng trên góc nhìn cá nhân, nên các bạn cứ tham khảo, và đưa ra ý kiến nhận xét riêng của bản thân thôi. Thực ra trước đây mình có viết rồi, bây giờ tổng hợp lại cho dễ đọc.

''Mình làm trong ngành này cũng được 4 năm, tuy nhiệm vụ chính thiên về mảng phát triển kinh doanh và marketing nhưng mình cũng thường xuyên được giao nhiệm vụ trong mảng tuyển dụng ở hầu hết các vị trí, ngoài ra cũng có nhiều khách hàng trong ngành này khá thường xuyên ''tuyển dụng hộ'' các vị trí theo mình là khá hot. Quá trình lọc CV và tiến hành phỏng vấn mình nhận ra khá nhiều điểm tích cực cũng như hạn chế mà rất nhiều các bạn sinh viên ra trường đang mắc phải, theo mình để có thể vượt qua được vòng phỏng vấn không khó, nhưng cái chính mọi người phải biết và hiểu rõ bản chất của nó.''

1. CÂU CHUYỆN VỀ VIẾT CV

Nói chung theo ý kiến riêng là các bạn không nên nghe trên mạng nói nhiều quá, bắt bạn phải viết theo form thế này thé kia, đó là tốt thôi, chuyên nghiệp hơn thật nhưng cũng đừng lo nghĩ quá nhiều vì hầu hết sinh viên đâu có nhiều cái để viết, có viết vào thì người ta cũng không quá chú tâm phân tích từng phần (trừ những công việc mang tính chất học thuật), viết nhiều người ta lại bảo lan man chém gió, chú ý mấy cái này cho mình

a. Cái tiêu đề Email và cover letter - cái mà bạn viết khi đính kèm CV có dạng như sau

Dear Sir/Madam
Bla bla…
Mọng nhận được lịch PV từ quý công ty
Cực kì quan trọng vì nó là cái nhìn thấy đầu tiên , gây ấn tượng đầu tiền khi nhà tuyển dụng nhận được cái Email từ bạn, quá nhiều người không viết nổi được mấy dòng tử tế, gọn gàng, gửi CV không nói được 1 lời hoặc có gửi cũng chỉ nói qua loa không đầu không cuối,thực tế mình thấy nhiều rồi và đừng hỏi tại sao có những trường hợp thuê thiết kế CV cả đống tiền nhưng chẳng công ty nào gọi, vì về cơ bản nhìn thấy Email là họ chán luôn , bỏ qua khỏi đọc CV làm gì, có quá nhiều CV khác đang chờ đọc.

b. Ảnh cá nhân trên CV - Yếu tố vô cùng quan trọng đầu tiên

Thứ nhất thực tế nhiều bạn không xem trọng cái này, thường lấy ảnh CMT hoặc ảnh rất cẩu thả đưa vào CV, mà quên mất rằng ‘’hình ảnh’’ của các bạn sẽ được người ta chú ý đầu tiên, vì đơn giản thực tế công ty nào cũng vậy bất kể các cty lớn hay bé họ đều thích có những đội ngũ nhân viên ưa nhìn, năng động, thứ hai là khi số lượng hồ sơ quá nhiều, trong khí đó các ứng viên đều sàn sàn như nhau, ( ví dụ toàn dân ngoại thương, ktqd, tc…) khi còn chưa biết thật sự năng lực của mỗi người thì đơn giản ai có gương mặt thanh tú hơn sẽ đc chọn^^
Những cty tu nhân, nhất là những cty trẻ, họ thường cực kỳ chú ý điểm này, các cty yêu cầu cao về học thuật thì ít hơn. Có khi có những sếp nam quá bận còn chẳng thèm xem nhiều hồ sơ ai xinh thì gọi. Cũng có nhiều người bên ngoài kém cạnh hơn so với các ứng viên khác ,muốn dùng kỹ năng và học thức của mình để thuyết phục nhà tuyển dụng, nhưng nếu bạn còn không được gọi đi PV thì điều đó chẳng có ý nghĩa gì.

c. Nội dung CV

Mọi người nhớ giá trị của công ty tuyển dụng khác nhau , sẽ yêu cầu ở mỗi ứng viên khác nhau.. hay nói cách khác cách thức viết CV và nội dung bị chi phối rất nhiều vào đặc điểm của từng công ty, ví dụ cách thức và nội dung CV khi bạn gửi CV vào 1 công ty tư nhân quy mô nhỏ sẽ phải khác hoàn toàn với việc bạn gửi Cv vào 1 công ty lớn, tầm cơ Big4, unilever, các vị trí yêu cầu học thuật cao….Việc bạn mang CV dùng để ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh đi nộp vào vị trí kiểm toán, nó chẳng khác gì bạn ăn cơm nhưng lại mang vào nhà vệ sinh ăn, tất nhiên vẫn nuốt được nhưng không phải kiểu, nói chung bạn nên có 2 CV trở lên để đối chiếu với từng cty, từng vị tí bạn muốn chọn để nộp CV cho phù hợp.

Nội dung CV thì các bạn có thể lên mạng search xem nên viết những gì,bố cục ra sao, cái này mình chẳng đề cấp nữa, nhiều ông nói quá rồi, chốt cho mình mấy điểm sau:
+) Khoe thành tích hay không tùy thuộc vào công ty,với những công ty nhỏ vị trí không đòi hỏi cao về chuyên môn thì khoe ít thôi, đủ là được, không có vào không làm tốt lại bị nói cho.
+) Không bỏ những công việc quá ngoài lề vào CV, việc bạn từng đi trông xe,bán hàng cho shop quần áo với bán café ..nó chả có ý nghĩa gì khi bạn bước vào môi trường công sở, mình nghĩ nên dẹp đi, cái này k cần thiết đưa vào
+) Rõ ràng hầu hết sinh viên làm gì có kinh nghiệm thực tế, để cho lấp đầy phần kinh nghiệm bản thân thì bạn cứ đưa những hoạt động ngoại khóa và, tham gia chương trình này, chương trình kia, CLB này, CLB kia, mùa hè xanh, mùa hè đỏ…không có thì bịa ra viết ^^, dù sao là cũng được đánh giá cao vì năng động tích cực trong các hoạt động xã hội.
+) Không có kinh nghiệm thực tế thì viết trọng tâm vào những kỹ năng đã rèn luyện được (ỹ năng giao tiếp,kỹ năng tin học…) chốt bằng việc mang kỹ năng này ứng dụng vào công việc đang ứng tuyển ra sao.

d. Nên làm CV 1 trang và CV nhiều trang

Nói cách chung nhất 1 trang hay nhiều trang không quá nhiều điều phải nói vì nó hoàn toàn thuộc vào từng cty và từng vị trí, Thông thường những cty quy mô nhỏ, năng động với những vị trí cởi mở thì các nhà tuyển dụng thường thích CV 1 trang dễ đọc dễ nhìn, khoe nhiều không liên quan tới công việc thì cũng chẳng cần viết vào, ngắn gọn vở sạch chữ đẹp là được

Trái lại những cty lớn, hoặc những vị trí yêu cầu học thuật cao thì thường yêu cầu CV nhiều trang, bạn phải kể được những thành tích của mình, những điểm hơn người, vì những vị trí này toàn những thằng giỏi nó nộp vào, và nhà tuyển dụng đang đi tìm thằng giỏi hơn.
Ngoài ra cái này cũng phụ thuộc khá lớn vào tính cách nhà tuyển dụng nữa, chẳng nói được điều gì,may rủi thôi

e. Cách thức trình bày

Dù là CV 1 trang hay nhiều trang, điều cực kì quan trọng là phải được trình bày gọn gẽ và đẹp mắt. Đối với những bạn muốn viết CV 1 trang có thể tham khảo những web tao CV online khá đẹp mắt, hoặc nếu không bạn có thể tự thiết kế, các bạn chú ý những điểm sau cho mình là được
+ Viết và trình bày dễ nhìn, mạch lạc, đúng chính tả
+ Font chữ: Để Time New Romance
+ Save dưới dạng file PDF khi gửi, vì đôi khi bạn để word dễ bị lỗi font rất khó đọc,với cả PDF thì chuyên nghiệp hơn
.......

2. CÂU CHUYỆN KHI ĐI PHỎNG VẤN.

‘’ Đứng trên quan điểm cá nhân, nhà tuyển dụng muốn tìm 1 người hơp với công việc, chứ không phải người giỏi, mấu chốt của vấn đề là phải chứng tỏ mình hợp với công việc, tạo được ấn tượng với người PV và…mọi người trong công ty ‘’
Trên mạng có quá nhiều các website dạy bạn khi đi phỏng vấn , họ hỏi những câu hỏi gì, phải trả lời những gì, có những người đi PV về bảo trúng tủ, người ta toàn hỏi những câu trên google cũng có, mình trả lời theo form được hết, hỏi sao vẫn trượt, bởi quá nhiều người như vậy, nhà tuyển dụng không nhìn thấy cá tính được thể hiện trong con người bạn, họ không ấn tượng, thậm chí cứ theo form chung chung thì chưa cần nghe bạn trả lời hết họ đã biết bạn sẽ nói gì tiếp theo. Những kiến thức Trên mạng chỉ để tham khảo, nó giúp bạn chuyên nghiệp khi đi PV nhưng cái quyết định là do bên trong con người mỗi ứng viên tạo ra, Theo quan điểm cá nhân đã từng không ít lần PV thì mình chỉ có thể khuyên các bạn được 1 số vấn đề như này:

a. Tôn trọng đối với công ty: Cái này bản thể hiện bằng việc tìm hiểu thật kỹ về công ty trước khi đi phỏng vấn, hiểu thật kỹ về vị trí đang tuyển dụng, công việc mà bạn sẽ làm, có thể tham khảo từ nhiều nguồn liên quan tới công ty, khi đó người phỏng vấn sẽ có cảm giác như bạn thật sự mong muốn có 1 công việc tại công ty chứ không phải đi Pv cho có được thì được mà không thì thôi, nên nhớ rằng điều này cực kỳ quan trọng, nó cũng khiến bạn không bị lúng túng trong quá trình PV mà có những câu hỏi liên quan đến vấn đề này
.
b. Tạo ấn tượng đầu tiên và gây được hình ảnh tốt với tất cả nhân viên công ty đó.
Hầu hết các cty tầm nhỏ và trung bình phỏng vấn ngay tại công ty, trước khi bước vào vòng PV bạn thường ‘’bước qua’’ những nhân viên trong công ty trước, sau đó mới vào phòng để PV và mình để ý có 1 thực tế là đôi khi chính họ là người quyết định chứ không phải người PV, trong thực tế có nhiều trường hợp bạn qua được vào PV với sếp nhưng lại bị chính các nhân viên trong cty phản đối dẫn đến fail (sếp cũng phải tôn trọng tập thể chứ) , nhưng nhiều trường hợp sếp k đồng ý nhưng bạn lại đước các nhân viên trong cty đó thiện cảm, pass là điều đương nhiên, ví dụ đơn giản thế này
+ Cả công ty để dép bên ngoài, ứng viên không để ý hiên ngang bước vào phòng >>>TH này bị ghét và hầu hết mọi người cho là ý thức kém >>> Fail
+ Bước vào không chào hỏi một ai >>> khinh người >> Fail
+ Khi về không chào luôn >>> khinh người>> fail
Tốt nhất trước khi bước vào công ty để PV, bạn nên để ý để tuân theo các quy tắc nhất định của công ty, hơn nữa nên gây thiện cảm từ đầu bằng việc chào hỏi mọi người, đừng quên nở nụ cười với tất cả, thậm chí nếu phải chờ bên ngoài, bạn cũng có thể đối thoại trực tiếp với mọi người ^^

c. Điều vô cùng đặc biệt và là chìa khóa giúp bạn vượt qua những ứng cử viên khác là hãy thể hiện nét riêng, cá tính riêng, cái tôi của bạn định vị bạn khác với còn lại, để có thể gây thiện cảm và ấn tượng đối với nhà tuyển dụng , tránh việc đi theo lối mòn với những câu trả lời như đã được sắp xếp sẵn, tất nhiên là trong TH bạn cũng phải có 1 trình độ học vấn nhất định, đủ để làm an tâm nhà tuyển dụng, thực tế mình thấy hầu hết trường hợp học vấn của các bạn như NT, HVTC, KTQD, TM …ở mức sàn nhau hoặc các cty ko quá quan trọng vào trình độ học vấn, dẫn đến việc chọn lựa dựa nhiều vào ấn tượng bạn gây ra với nhà tuyển dụng.
Cụ thể khi PV bạn phải tự tin , không ngại nêu bật được quan điểm riêng, cách nhìn nhận vấn đề riêng, đôi khi là sở thích, tính cách riêng biệt nào đó, tự tin đối thoại với người PV (Cái này bên Ngoại thương làm cực tốt)

d. Phong cách: Nói chung lịch sự, gọn gàng ngăn nắp là được, tốt nhất nên mặc đồ công sở, son phấn vừa phải, không cần xịt nước hoa, mặt mũi tươi tỉnh ko được biểu lộ sự mệt mỏi…là okie.

e. Làm thế nào khi người PV hỏi kinh nghiệm ?
Hầu hết sinh viên đi PV người tuyển dụng họ cũng biết chưa hề có kinh nghiệm nhưng nhiều lúc họ vẫn hỏi xem cách bạn ứng xử thế nào, nói chung trong TH theo quan điểm cá nhân mình khuyên bạn nên dẹp những kinh nghiệm kiểu như bán quần áo, đi gia sư, trông xe…sang 1 bên, nếu bạn chưa có kinh nghiệm thật cứ mạnh dạn trả lời, nhưng điều vô cùng quan trọng là bạn phải nói cho họ biết được những kỹ năng của mình đa tích lũy được khi còn trong trường hoặc khi bạn làm ở lĩnh vực khác, và cho nhà tuyển dụng thấy những kỹ năng bạn có sẽ giúp ích gì cho công việc bạn ứng tuyển, bạn có thể đá sang 1 số hoạt động xã hội để buổi PV thêm phần phong phú và đặc sắc ^^.

f. Tài lẻ
Cái này cũng hỗ trợ phần nào cho bạn trong quá trình gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn có năng khiếu về cái gì cứ khoe hết cho họ: Hát hay, đánh đàn giỏi,múa đẹp…nhiều nhà tuyển dụng khá để ý điều này ^^

3. ANH ƠI, CHỖ NÀO TUYỂN DỤNG CŨNG ĐÒI ÍT NHẤT 1 NĂM KINH NGHIỆM, THẾ THÌ SINH VIÊN BỌN EM PHẢI LÀM SAO ĐỂ TÌM ĐƯỢC VIỆC….????

Cái câu hỏi đúng là muôn thủa này, thấy các bạn hay thắc mắc trên các diễn đàn như vậy, hầu hết mọi người bảo ‘’em đi xin thực tập chỗ này, chỗ nọ để lấy kinh nghiệm, học hỏi thế này thế nọ bla bla’’…riêng mình thì quan điểm khác, tất nhiên nếu được vậy thì quá tốt , chỉ có điều sinh viên mấy ai xin được chỗ tử tế thực tập để học, những nhân viên ở đó hầu hết làm còn ko hết việc thời gian đâu mà chỉ dạy được để mà học, mà đến ngồi pha cafe với chạy mấy việc vặt thì học được việc gì đâu, nói chung hầu hết mất thời gian mà k giải quyết được nhiều vấn đề.

Tất nhiên có nhiều vị trí mang tính học thuật cao kiểu như kế toán trưởng, kế toán thuế , các vị trí cốt cán khác ứng với mức lương cao thì đúng là cần quá nhiều kinh nghiệm nghiệm thật, còn những vị trí bình thường , đòi hỏi ít nhất 1 năm kinh nghiệm thì các bạn chẳng việc gì phải sợ, cứ nộp CV đi.

Có nhiều công ty, như công ty mình chẳng hặn, đăng đàn tuyển dụng yêu cầu ít nhất 1 năm kinh nghiệm, nhưng rồi cuối cùng tuyển toàn các bạn sinh viên mới ra trường hoặc kinh nghiệm chẳng liên quan gì, hay như một người em của mình ứng tuyển purchasing của Lock & Lock, 1 ngày kinh nghiệm không có, mình chỉ nói, nếu không có kinh nghiệm, hãy cố gắng thuyết phục họ và chứng minh mình có đủ năng lực để học hỏi và làm tốt công việc là được, kết quả đã vượt qua rất nhiều ứng viên có kinh nghiệm để được nhận.

Nhà tuyển dụng tất nhiên có lý do để họ chấp nhận làm vậy.

Nếu là mình được trả lời câu hỏi trên, theo quan điểm riêng của cá nhân, mình có mấy gạch đầu dòng như sau:

1. Nếu bạn thấy yêu thích công việc đó, có đam mê với công việc đấy dù chưa có kinh nghiệm thì cũng hãy cứ thử sức đi phỏng vấn, vì không thử sao biết được, đi còn có thể có cơ hội, chứ không đi thì chẳng có 1 tí cơ may nào hết, kể cả khi không thể thuyết phục đươc nhà tuyển dụng khi mình chưa có kinh nghiệm, thì cũng là 1 lần mình nâng cao kỹ năng phỏng vấn cho các lần sau này, mất gì đâu, tuổi trẻ cứ phải dám thử đã.

2. Các nhà tuyển dụng cứng đến đâu thì họ vẫn có thể bị chi phối bởi cảm xúc, bạn không có kinh nghiệm nhưng nếu bạn chứng minh được các kỹ năng của bạn hoàn toàn phù hợp với công việc, có khả năng thuyết phục và gây ấn tượng đặc biệt với họ bằng nét riêng của mình, việc các nhà tuyển dụng ấn tượng và chấp nhận bỏ qua cái chỉ tiêu kinh nghiệm kia mà chấp nhận đào tạo bạn từ đầu là hoàn toàn có thể xảy ra vì xét ra, nhà tuyển dụng họ muốn tìm người hợp, chứ không phải tìm người giỏi.

Tất nhiên khi đánh liều đi PV, bạn phải yêu thích công việc và có các kỹ năng và kiến thức (mặc dù lý thuyết) nhất định mà bạn nghĩ có thể thuyết phục người phỏng vấn, kiểu như phỏng vấn vị trí sales bạn phải chỉ ra được bạn yêu thích kinh doanh và giao tiếp tốt, ví trí ngoại thường bạn có thể giao tiếp tiếng anh tốt và sự cẩn thận…hoặc có thể chỉ ra những kinh nghiệm ở các công việc trước có thể giúp ích cho việc bạn đnag nộp CV, chứ đã kinh nghiệm không có mà cũng chẳng có kỹ năng hay kiến thực phụ trợ nào thì lấy gì ra mà thể hiện để thuyết phục nhà tuyển dụng

3. Đi phỏng vấn kinh nghiệm không có, sẽ thiệt thòi hơn rất nhiều so với các ứng viên khác, nên khi phỏng vấn mình chỉ khuyên 2 điều, thứ nhất hãy thể hiện tối đa cái tôi của mình, đừng trước khi đi phỏng vấn lên mạng search ‘’cách thức trả lời phỏng vấn’’ , rồi trả lời như sách giáo khoa, chỉ thêm nhàm chán và máy móc, hãy cố gắng thể hiện bản thân mình khác với những người còn lại
Cái thứ 2 phải cố gắng chứng minh mặc dù chưa có kinh nghiệm những những kỹ năng mình có được là phù hợp với công việc, qua đó thuyết phục thêm nhà tuyển dụng để họ chấp nhận đào tạo mình chỉ vậy thôi, còn kỹ năng thì các bạn phải tự học, có quá nhiều thứ phải học và có thể tự học đươc: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng office…

Dài quá, những ai đọc được đến đây mình cám ơn, nhớ để lại 1 like hoặc share nha ^^

Nguồn: Ng Linh Ng
 

Tìm thành viên

Top