Chia sẻ D/O là gì? Khi nào cần lấy lệnh giao hàng?

Đạt XNK

Moderator
Bài viết
28
Reaction score
34
Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O) là chứng từ mà công ty vận chuyển (hãng tàu, forwarder) phát hành ra để chỉ thị cho đơn vị lưu giữ hàng (cảng, kho) giao hàng cho chủ hàng.

Lệnh giao hàng là chứng từ quan trọng để làm thủ tục tại cảng khi kiểm hóa, lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành, và khi lấy hàng từ kho, cảng. Có 2 loại D/O được phân loại theo người phát hành như sau:

(1) House D/O do Forwarder cấp phát cho chủ hàng
Lệnh giao hàng của đại lý vận chuyển là lệnh đại lý vận chuyển ban hành để yêu cầu người nắm giữ hàng phải đưa hàng cho người nhận (doanh nghiệp nhập khẩu). Tuy nhiên không thể chỉ dùng lệnh này để nhận hàng mà bạn yêu cầu phải có thêm D/O do hãng tàu cung cấp.

(2) Master D/O do hãng tàu cấp phát cho Forwarder
Lệnh giao hàng của hãng tàu là lệnh hãng tàu cấp phát để yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho người nào đó. Thường mối quan hệ sẽ là: Hãng tàu yêu cầu giao hàng cho FWD và FWD yêu cầu giao hàng cho họ. Khi FWD nắm trong tay D/O mà hãng tàu cấp phát cho mình và giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu cùng với Bill gốc của hãng tàu thì người nhập khẩu mới đủ điều kiện nhận hàng.

1. Khi nào cần D/O
Lệnh giao hàng được lấy sau khi tàu cập cảng, hãng tàu hoặc FWD gửi giấy báo hàng đến (Arrival Notice) cho người nhận hàng. Về cơ bản, lấy lệnh giao hàng có thể diễn ra trước, sau hoặc song song với việc làm thủ tục Hải quan vì nó độc lập với quy trình làm thủ tục hải quan.
- Đối với lô hàng nguyên (FCL): Thông thường sau khi tàu vào cảng phải khai thác ít nhất là 8 – 12h bạn mới xuống cảng đổi lệnh và lấy hàng được (vì cảng còn phải nhập dữ liệu máy tính).
- Đối với lô hàng lẻ (LCL): Thông thường phải mất 02 ngày để khai thác hàng về kho (vì kho hàng còn phải làm thủ tục kéo cont từ cảng về kho và khai thác từ container vào kho.

2. Giấy tờ khi lấy D/O
Sau khi nhận được B/L và giấy báo hàng đến từ hãng tàu và có được bộ chứng từ đầy đủ cùng với một vài giấy giới thiệu từ bên công ty khách hàng gửi sang nhân viên giao nhận sẽ đến hãng tàu hoặc một đại lý giao nhận khác (trong trường hợp lệnh nối) để lấy lệnh. Với các trường hợp thông thường để đi lấy lệnh giao hàng cần mang những chứng từ sau:
- Giấy giới thiệu (bản gốc)
- Chứng mình nhận dân người đi lấy lệnh
- Thông báo hàng đến (bản photo)
- Vận đơn photo (1 bản, nên đầy đủ cả 2 mặt) nếu sử dụng Surrendered B/L
Nhiều hãng có bản photo sẵn, nhưng có hãng tàu lại yêu cầu chủ hàng đem B/L photo để họ đóng dấu, lấy về làm chứng từ hải quan.
- Vận đơn gốc (1 bản)
Lưu ý cần có giám đốc công ty ký tên + đóng dấu tròn và dấu chức danh vào mặt sau vận đơn gốc; nếu không có, nhiều hãng tàu sẽ yêu cầu phải nộp cả 3 bản gốc. Đối với hợp đồng thanh toán bằng L/C, khi đến hãng tàu nhận bộ lệnh giao hàng, nhân viên phải mang vận đơn gốc có ký hậu của ngân hàng và giấy giới thiệu của công ty.

3. Nộp phí khi lấy D/O
Để lấy được Lệnh giao hàng thì cần phải đóng đầy đủ các khoản phí cho hãng tàu hoặc Fwd như:
- Phí D/O
- Phí vệ sinh container (Container Cleaning Fee)
- Phí THC
- Handling fee
- Phí CFS

Muốn biết phí cụ thể với từng lô bạn có thể xem tại Giấy báo hàng đến hoặc kiểm tra lai với hãng tàu hoặc Fwd.

Đối với hàng FCL (hàng full contrainer) thì trên D/O sẽ được đóng dấu “hàng giao thẳng” còn nếu nhà nhập khẩu hạ hàng và cawts chì tại bãi thì trên D/O sẽ được đóng dấu là “hàng rút ruột”. Thông thường, bộ lệnh giao hàng có bốn bản do hãng tàu cung cấp để người nhận hàng làm giấy cược container, gia hạn, đối chiều Manifest và in phiếu giao nhận container.

Tác giả: Dat XNK
Nguồn: https://www.datxnk.com/2019/09/do-la-gi-khi-nao-can-lay-lenh-giao-hang.html
Face: https://www.facebook.com/datvu.xnk
 

Tìm thành viên

Top