Chia sẻ CASE STUDY: GIẢM GIÁ KHAI BÁO NHẬP KHẨU ĐỂ GIAN LẬN THUẾ

Oscar Le

Moderator
Bài viết
1,850
Reaction score
1,385
Bài viết được chia sẻ từ bạn: Ng Linh Ng
IM-EXPORT & LOGISTICS - XUẤT NHẬP KHẨU VÀ GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG


----------------------------------------------
Mình soạn bài này, có phần nhạy cảm, trước tiên tuyệt đối không khuyến khích bất cứ ai học và sử dụng mánh khóe trên trong cạnh tranh.

Bài viết chỉ nhằm bổ sung thêm kiến thức về ngoại thương và 1 số vấn đề xoay quanh, cảnh báo mọi người về vấn đề gian lận thương mại.

Tất nhiên bài viết này dựa theo 1 trường hợp thực tế mình đã tiếp xúc, nhưng xin được thay đổi tên và đơn giản hóa 1 vài chi tiết

Công ty TNHH thương mại và dich vụ MTP là công ty chuyển về phân phối sản phầm đồ chơi trẻ em cao cấp nhập khẩu, trụ sở đăng ký kinh doanh tại Hà Nội.

Tháng 1 năm 2016, thông qua người quên giới thiệu, HKT biết đến một công ty tại Nhật Bản là Japan Int Co., LTD ( JIC) là công ty phân phối mặt hàng đồ chơi điện tử cho trẻ em, đang khá hot và được ưa thích, tuy nhiên giá hơi cao so với các sản phẩm cùng loại.

Thông qua yêu cầu giao dịch báo giá, JIC chỉ chấp nhận đồng ý bán cho công ty MTP với mức giá tốt nhất là 40 USD / Sản phẩm, giá CIF Hải Phòng

Tổng giá trị hợp đồng là: 40,000 USD

Mặt hàng chịu thuế NK 20%, thuế VAT 10%.

Như vậy tổng thuế NK và VAT doanh nghiệp phải chịu khi nhập khẩu là: 12,800 USD

Sau khi cộng phần lợi nhuận để bán ra trên thị trường, MTP nhận thấy giá bán ra đang ở mức không thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại đang được các bên khác phân phối (Chỉ khác nhà sản xuất) . Bài toàn đặt ra là phải làm sao giảm được giá bán ra trên thị trường mà vẫn đạt được mức lợi nhuận cần thiết.

Để giảm thiểu rủi ro ngay cả trong TH bị cơ quan hải quan kiểm tra thực tế , MTP quyết định gian lận nhằm giảm thuế đầu vào phải nộp bằng cách tìm cách khai báo với trị giá hàng thấp hơn.

Tháng 02 năm 2016, MTP đàm phán với cty bán bên Nhật Bản JIC , sẽ mua với giá 40 USD/Sản phẩm nhưng yêu cầu trên tất cả các hợp đồng và chứng từ mua bán hàng hóa chỉ để giá sản phẩm là 20 USD/SẢN PHẨM. Bên bán JIC đồng ý hình thức trên

Giá trị hợp đồng theo chứng từ bây giờ chỉ còn 20,000 USD. MTP chuyển tiền thanh toán cho lô hàng trên qua ngân hàng bằng hình thức T/T để hợp lý hóa chứng từ.

Số còn lại (20,000 USD) MTP chuyển bằng hình thức khác không qua hạch toán ngân hàng chính thức.

(Hình thức khác này là gì mình xin không đưa ra ở đây)

Có thể có người thắc mắc, tại sao MTP không chuyển hết 40,000 USD nhưng vẫn chỉ khai báo hải quan giá trị là 20,000 USD. Điều này được giải thích đơn giản , nếu MTP chuyển đúng số tiền 40,000 USD qua ngân hàng, nhưng khi khai báo hải quan chỉ khai báo theo chứng từ là 20,000 USD, thì sẽ không thể khớp sổ sách kế toán sau này (Trị giá hàng hải quan khai báo trên tờ khai không khớp số tiền chuyển qua ngân hàng) không có cách nào giải trình cả, bị phạt nặng là điều đương nhiên.

Cuối tháng 02 năm 2016, lô hàng container hàng đầu tiền cập cảng Hải Phòng, MTP mở tờ khai hải quan theo chứng từ đã được hợp lý hóa, trị giá khai báo 20,000 USD

Thuế NK và VAT phải đóng giảm xuống còn 6400 USD.

Do sản phẩm mới và nhà cung cấp mới trên thị trường, không có tham chiếu so sánh, không có biểu hiện nghi ngờ, hải quan Hải Phòng cho thông quan lô hàng trên.

Do giảm được thuế đầu vào (tính số tiền tiết kiệm được dựa trên thuế NK, còn VAT giả định được khấu trừ sau này), MTP bán sản phẩm với mức giá thấp hơn , hàng bán chạy, từ năm 2016 đến tháng 11 năm 2018 MTP nhập tổng cộng hơn 40 lô hàng bao gồm thêm nhiều mặt hàng, tất nhiên tất cả đều khai báo thấp hơn giá trị thật của hàng.

Nhưng tất nhiên, một sản phẩm như vậy lại bán với mức giá vô cùng phải chăng , đánh bại các sản phẩm khác cùng loại, đã khiến các đối thủ cạnh tranh của MTP trên thị trường không khỏi đặt ra dấu chấm hỏi, điều gì đến cũng đến

Đầu tháng 12 năm 2018. Tổng cục Hải Quan nhận được một đơn thu nặc danh của 1 DN Hà Nội, nội dung tố cáo MTP đã nhập khẩu khai báo giá trị thấp hơn giá trị thực tế của hàng. Đơn thứ kèm theo bằng chứng là giá bán ra của sản phẩm này trên thị trường Việt Nam, giá niêm yết chính xác sản phẩm này trên thị trường Nhật Bản của bên bán JIC cùng 1 số tài liệu khác.

Ngày 15/12/2018, Tổng cục hải quan ra quyết định 4484/QD-TCHQ, thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với Công ty TNHH thương mại và dich vụ MTP .

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra lại trị giá khai báo của tất cả các mặt hàng thuộc hơn 40 tờ khai hải quan của MTP từ năm 2016 đến năm 2018.

Sau 2 ngày làm việc tại cơ quan hải quan, bằng các biện pháp nghiệp vụ và các bằng chứng thu thập được từ hải quan. MTP không đủ căn cứ để bác bỏ lại trị giá tham chiếu thực tế mà hải quan đưa ra, đành ngậm ngùi chấp nhận quyết định bác bỏ trị giá đã khai báo, nâng mức giá theo quyết định của cơ quan hải quan đưa ra

Tổng số tiền thuế đóng thêm, cộng với số tiền nộp phạt chậm nộp thuế (cộng thêm tiền …) lên gần 2 tỉ đồng.

Một cái tết buồn với giám đốc và toàn thể nhân viên MTP đã thấy rõ trước mắt.
  • PHÂN TÍCH :
Thực ra đầu tiên chẳng ai đi phân tích đúng, sai cái vấn đề ai cũng thấy nó sai rành rành ra đó.

Trong thực tế có không ít Doanh Nghiệp sử dụng cách này để có thể lách thuế đầu vào, nhất là các DN bán các mặt hàng có thuế nhập khẩu cao thuộc các mặt hàng phổ biển sử dụng hằng ngày. Để có thể hạn chế việc gian lận này, đối với mỗi mặt hàng cụ thể hải quan sẽ xây dựng mức giá tham chiếu để so sánh, mức giá tham chiếu này có thể dựa trên sự so sánh với các DN khác nhập khẩu cùng loại. Nếu trị giá khai báo của DN thấp hơn trị giá tham chiếu này, hải quan có quyền nghi ngờ và thực hiện tham vấn giá , ngày trước thì thực hiện sau thông quan, theo thông tư mới thì tham vấn tại chỗ ngay tại chi cục mở tờ khai trong vòng 30 ngày sau khi mở tờ khai (15 hay 30 ấy nhỉ, bỏ mọe quên).

Nếu DN cung cấp các bằng chứng chứng mình giá mình nhập khẩu là giá thực tế thì okie thôi, hải quan sẽ k có quyền bác bỏ trị giá khai báo và ngược lại.
  • BÀI HỌC RÚT RA:
Chả có bài học nào cả, nói nên làm hải quan họ gọi điện mời về cục uống nước chè thì khổ. Mà bảo không nên có khi lại bị mấy người vào chửi ‘không làm thế sao cạnh tranh đước’’. Thế nên cái này mỗi người một quan điểm chả ai giông ai, tự đưa ra cách nhìn nhận vấn đề thôi.
 

Trần Văn Duy

Active Member
Bài viết
107
Reaction score
47
Có 1 sự thực mặt trái của tham chiếu giá
Rất nhiều doanh nghiệp nhập được với giá rẻ.
Mình đã từng làm XNK mặt hàng đông lạnh cho phần lớn các DN ở miền Bắc về cảng Hái Phòng.
Có những DN người ta nhập hàng nhiều với đối tác, đàm phán giá được.
Tuy nhiên gặp 1 số DN khác chơi đểu lại, họ chỉ nhập 1,2 lần vì đó không phải là mặt hàng chủ lực của họ. Khi họ nhập 1,2 lần đó với giá cao hơn khiến cho HQ lấy đó làm mốc để tham chiếu
Khiến rất nhiều DN phải mất công chứng minh, giải trình, nhờ đến đại sứ quán để chứng nhận
Mình trực tiếp tham gia vào quá trình này, thật sự rất tốn kém mặc dù đã chứng minh được giá nhưng đó vẫn là mốc để HQ xác định phong bì
 

Oscar Le

Moderator
Bài viết
1,850
Reaction score
1,385
Có 1 sự thực mặt trái của tham chiếu giá
Rất nhiều doanh nghiệp nhập được với giá rẻ.
Mình đã từng làm XNK mặt hàng đông lạnh cho phần lớn các DN ở miền Bắc về cảng Hái Phòng.
Có những DN người ta nhập hàng nhiều với đối tác, đàm phán giá được.
Tuy nhiên gặp 1 số DN khác chơi đểu lại, họ chỉ nhập 1,2 lần vì đó không phải là mặt hàng chủ lực của họ. Khi họ nhập 1,2 lần đó với giá cao hơn khiến cho HQ lấy đó làm mốc để tham chiếu
Khiến rất nhiều DN phải mất công chứng minh, giải trình, nhờ đến đại sứ quán để chứng nhận
Mình trực tiếp tham gia vào quá trình này, thật sự rất tốn kém mặc dù đã chứng minh được giá nhưng đó vẫn là mốc để HQ xác định phong bì
Bạn nói rất chính xác.
 

Tìm thành viên

Top