Chia sẻ Các câu hỏi thường gặp về C/O

Bài viết
36
Reaction score
14
Câu hỏi: Các trường hợp phải nộp C/O?

Trả lời: xem trả lời tại bài viết Các trường hợp phải nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Câu hỏi: Thời điểm nộp C/O?

Trả lời: xem trả lời tại bài viết: Thời điểm nộp chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Câu hỏi: Thời điểm nộp bổ sung C/O?

Trả lời: Xem trả lời tại bài viết Quy định hiện hành về thời điểm nộp bổ sung C/O

Câu hỏi: Các trường hợp khác biệt nhỏ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa?

Trả lời: Xem bài viết: Các trường hợp khác biệt nhỏ không làm ảnh hưởng tính hợp lệ của C/O

Câu hỏi: HS trên C/O và HS trên tờ khai nhập khẩu khác nhau, C/O có bị bác?

Trả lời: Xem bài viết: HS trên C/O và HS trên tờ khai nhập khẩu khác nhau?

Câu hỏi: Hàng hóa trên C/O nhiều hơn hàng hóa thực nhập?

Trả lời: Khoản 3, điều 15, thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 quy định: Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho cả lô hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần của lô hàng thì cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với phần hàng hóa thực nhập khẩu.

Câu hỏi: Hàng hóa trên C/O ít hơn hàng hóa thực nhập?

Trường hợp số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế hàng hóa nhập khẩu vượt quá số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng hàng hóa ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan chỉ chấp nhận cho hưởng ưu đãi đối với số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Câu hỏi: Hóa đơn ba bên?

Trả lời: Khoản 5, điều 15, thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 quy định: Đối với hóa đơn thương mại do bên thứ ba phát hành, cơ quan hải quan kiểm tra trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa các thông tin về tên, nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ của Công ty phát hành hóa đơn bên thứ ba và thông tin về hóa đơn bên thứ ba theo quy định tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

Xem chi tiết tại bài viết: Quy định hiện hành về hóa đơn ba bên tại các FTA

Câu hỏi: Vận tải trực tiếp là gì và chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp?

Trả lời: Xem chi tiết tại bài viết Vận chuyển trực tiếp và chuyển tải - những nội dung liên quan

Câu hỏi: Khi nào thì C/O hàng nhập khẩu phải xác minh và thời gian xác minh C/O bao lâu?

Trả lời: Xem bài viết: Quy định hiện hành về xác minh C/O hàng nhập khẩu

Câu hỏi: Những trường hợp nào C/O bị bác?

Trả lời: Xem bài viết: Những trường hợp C/O bị bác

Câu hỏi: Cần kiểm tra những nội dung gì trên C/O nhập khẩu?

Trả lời: Xem bài viết: Hướng dẫn kiểm tra C/O hàng nhập khẩu

Câu hỏi: C/O giáp lưng là gì? C/O giáp lưng có được chấp nhận để hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt?

Trả lời: Xem bài viết C/O giáp lưng - những nội dung liên quan

Câu hỏi: Trừ lùi C/O áp dụng trong trường hợp nào và áp dụng như thế nào?

Trả lời: Xem bài viết: Quy định hiện hành về trừ lùi C/O

Câu hỏi: Công ty thương mại A tại VN có mua lô quần áo của công ty sx may mặc B tại VN để xuất đi Nga. Đối tác bên Nga yêu cầu làm c/o để được hưởng ưu đãi. Trong trường hợp này công ty A đứng tên trên c/o được không? Chúng tôi làm form gì?

Trả lời:

Theo quy định thì công ty A hoàn toàn được đứng tên trên c/o. Công ty làm một bộ hồ sơ xin cấp c/o thông thường. Riêng các giấy tờ sau: Quy trình sản xuất, bảng giải trình thì do công ty sx B phát hành. Căn cứ hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu thì công ty làm form EAV

Câu hỏi: Công ty chúng tôi có thu gom của nông dân mặt hàng Cam Đường để xuất đi Philippin, chúng tôi có làm được c/o ưu đãi không?

Trả lời:

Căn cứ pháp lệnh về c/o, căn cứ hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN thì công ty bạn hoàn toàn có thể xin c/o ưu đãi Form D như những hàng hóa thông thường. Điều khác biệt ở đây là các chứng từ đầu vào như: Hóa đơn, tờ khai nhập khẩu không có nên doanh nghiệp phải làm bảng kê thu mua không hóa đơn theo mẫu 01/TNDN Thông tư 78/2014/TT-BTC ban hành ngày 18/06/2014 để hoàn thiện bộ hồ sơ xin cấp c/o hợp lệ theo quy định thì sẽ xin được c/o.

Câu hỏi: DN tôi có mua nguyên liệu sản xuất quần áo từ China để sản xuất quần áo xuất cho 1 DN Japan, khách hàng yêu cầu phải có c/o ưu đãi form AJ thì đối tác sẽ mua hàng. Chúng tôi xin c/o này ở đâu để được hưởng ưu đãi? Thủ tục xin c/o như thế nào?

Trả lời:

a, Căn cứ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật thì trường hợp của bên công ty bạn được hưởng c/o ưu đãi Form AJ. Địa điểm để xin c/o thì liên hệ phòng xnk khu vực hoặc Sở công thương trên địa bàn.

b, Thủ tục xin cấp c/o đối với doanh nghiệp xin cấp c/o lần đầu như sau:

  • Đầu tiên đăng ký hồ sơ thương nhân, đăng ký tham gia hệ thống ecosys.
  • Sau khi có tài khoản đăng ký trên hệ thống ecosys thì công ty tiến hành khai báo trực tuyến lô hàng của mình trên tài khoản
  • Nộp bộ hồ sơ xin cấp c/o đầy đủ bao gồm:
  • Đơn xin cấp c/o
  • Form VJ
  • Vận đơn
  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại
  • Các chứng từ đầu vào (hóa đơn, tờ khai nhập khẩu, bảng kê)
  • Bảng giải trình theo tiêu chí phù hợp đối với hàng hóa xuất đi
  • Bảng quy trình sản xuất
  • Bộ hồ sơ thương nhân (mẫu dấu chữ ký, danh mục cơ sở sản xuất,
Câu hỏi: Công ty chúng tôi có nhập từ China mặt hàng phụ tùng xe đạp điện về để xuất đi Ấn Độ, chúng tôi có xin xin c/o form AI không?

Trả lời:

Căn cứ điều 7 Thông tư số 15/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ Công Thương về việc thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ thì:

  1. Không xét đến những quy định khác trong Phụ lục này, một sản phẩm sẽ không được coi là có xuất xứ tại một Nước thành viên nếu những công đoạn gia công chế biến dưới đây được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau tại lãnh thổ của Nước thành viên đó:
  2. a) Những công đoạn bảo quản để đảm bảo hàng hóa trong điều kiện tốt trong quá trình vận chuyển và lưu kho (như làm khô, làm lạnh, ngâm trong nước muối, thông gió, phơi, ướp muối, ngâm trong lưu huỳnh đi-ô-xít, hoặc ngâm trong các dung dịch nước, loại bỏ những phần hư hại, và các hoạt động tương tự);
  3. b) Các công đoạn đơn giản bao gồm tẩy bụi, sàng hoặc lọc, phân loại, xếp loại, xếp thành nhóm (bao gồm việc sắp xếp bộ đồ vật), rửa, sơn, cắt;
  4. c) Thay đổi bao bì, tháo dỡ và lắp ghép các kiện hàng;
  5. d) Cắt, lát mỏng và đóng hoặc để đơn giản vào chai, lon, khuôn, túi, hộp hoặc gắn lên thẻ hoặc bảng và các công đoạn đóng gói bao bì đơn giản khác;
đ) Dán nhãn, mác hoặc các dấu hiệu phân biệt tương tự lên sản phẩm hoặc lên bao bì;

  1. e) Trộn đơn giản các sản phẩm, cùng loại hay khác loại, với điều kiện một hoặc nhiều thành phần của hỗn hợp này không đáp ứng các điều kiện của Phụ lục này có thể được coi là sản phẩm có xuất xứ;
  2. g) Lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh;
  3. h) Tháo rời sản phẩm thành từng phần;
  4. h) Giết mổ động vật với nghĩa chỉ giết đơn thuần; và
  5. i) Hòa tan trong nước hoặc chất khác mà không làm thay đổi đặc tính của sản phẩm.
  6. Đối với hàng dệt và các sản phẩm dệt được quy định tại Phụ lục 3, một sản phẩm hay nguyên liệu sẽ không được coi là một sản phẩm có xuất xứ của một Nước thành viên nếu nó chỉ trải qua bất cứ một quá trình nào như sau:
  7. a) Các công đoạn kết hợp đơn giản, dán mác, là, ép, làm sạch hoặc giặt khô hoặc các công đoạn đóng gói hoặc bất kỳ một sự phối hợp nào của các quá trình này;
  8. b) Cắt theo chiều dài hay chiều rộng và viền, móc hay may đè vải nhằm sử dụng cho một hình thức thương mại đặc biệt;
  9. c) Cắt tỉa và/hoặc ghép với nhau bằng cách may, tạo vòng, ghép nối, gắn các phụ kiện như nẹp áo, dải, thắt lưng, dây vòng hoặc khuyết;
  10. d) Một hay nhiều công đoạn hoàn tất cho sợi, vải hoặc các sản phẩm dệt khác như tẩy trắng, chống thấm, co kết, làm bóng hoặc các công đoạn tương tự; hoặc
đ) Nhuộm hoặc in hoa vải hoặc sợi.

Đối chiếu các quy định trên thì sản phẩm của bạn không đủ điều kiện để được xin cấp c/o ưu đãi đặc biệt form AI

Câu hỏi: Công ty tôi có lô hàng mỹ phẩm xuất đi UAE, trong trường hợp này chúng tôi xin c/o form gì?

Trả lời:

Đối với UAE thì hiện tại chúng ta chưa có thỏa thuận hiệp định hợp tác kinh tế gì, do vậy c/o ưu đãi đặc biệt về thuế chưa có. Tuy nhiên doanh nghiệp có thể xin c/o phổ thông như form B hoặc form X tại VCCC. Theo quy định của nhiều nước Ả-rập Hồi giáo tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi (Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-út, UAE, Ca-ta, Ai Cập, An-giê-ri...), đối với các lô hàng nhập khẩu vào các nước này, bộ chứng từ hàng hóa đi kèm phải được hợp pháp hóa lãnh sự bởi Đại sứ quán hoặc Cơ quan lãnh sự của nước nhập khẩu đóng tại nước xuất khẩu trước khi làm thủ tục nhập khẩu. Trong trường hợp nước nhập khẩu không có Đại sứ quán hoặc Cơ quan lãnh sự ở nước xuất khẩu thì người xuất khẩu có thể yêu cầu Đại sứ quán hoặc Cơ quan lãnh sự của một nước Ả-rập hoặc Hồi giáo khác hợp pháp hóa lãnh sự bộ chứng từ xuất khẩu. Vì vậy khi DN gửi c/o gốc kèm bộ chứng từ xuất khẩu cho phía đối tác thì phải được chứng thực tại đại sứ quán trước khi gửi cho đại sứ quán thì bộ chứng từ mới được coi là hợp lệ.
 

Bài mới nhất

Tìm thành viên

Top