Chia sẻ Xuất nhập tồn (XNT) là cô gái đẹp và phức tạp !

nhattao

Active Member
Bài viết
167
Reaction score
151
Hồi 1: XNK tồn là cô gái xin đẹp và phức tạp

Là thằng đàn ông, thằng nào chả muốn có người yêu đẹp; thậm chí có thằng 1 vợ 2 con cũng vẫn muốn có người yêu.

Khó khăn nhất là yêu một cô gái đẹp và thú vị; mà đã thú vị thì rất là phức tạp. Tôi có cậu bạn đẹp zai, nhà giàu, chiều chuộng, galant mà bị bạn gái đá vì lý do rất lãng xẹt :"hôi nách". Thế mới biết chiều chuộng người yêu phải đúng cách.

Xuất nhập tồn (XNT) là cô gái đẹp và phức tạp. Cái gì cũng có giá của nó, làm chủ được cô ta thì tầm của bạn nó cũng khác. Làm chủ được XNT thì làm chủ được Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) và BCQT, vị thế của bạn lúc đó phải nói là "khét bô", nói có người nghe đe có người sợ. Hãy nghĩ thử xem, tổng giám đốc cũng không ăn chơi bằng bạn, chỉ một thao tác sai hay đúng là tiền tỷ thậm chí cả chục tỷ. Vậy thì để giữ được quan hệ bền vững và hoàn toàn làm chủ cô gái ấy chúng ta không được hôi nách, nghĩa là không được kém tắm.

Nhiều anh, tự tin khoe với bạn bè là làm chỉ được cô ấy vì nắm được chân cô ý rồi; nhưng khi lân lên giữa thì bị ăn tát; không hiểu chuyện gì xảy ra. Thực ra ta không hiểu cô ta đang chỉ coi mình là :" thằng đầy tớ bóp chân" không hơn không kém.
Vậy, muốn hiểu em để chiều em ta phải luôn đặt câu hỏi và tìm hiểu:" Bố mẹ em tên gì, con chó nhà em tên gì, em bao nhiêu cân, ... " để gãi đúng chỗ ngứa.

Bài học đầu tiên của tôi khi theo đuổi em nhập xuất tồn là :

1. Tìm hiểu quy trình sản xuất.

Mỗi doanh nghiệp đều có dự án sản xuất, mà muốn duyệt được dự án đó dn đó phải chứng minh, diễn tả,... quy trình sản xuất ra sản phẩm để được cấp phép. "Luận chứng kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp" là tài liệu diễn giải về quy trình đó. Hay chúng ta có thể tìm hiểu tại thực tế sản xuất; bước chân vào sản xuất ta sẽ thấy quy trình được dán chi chít như tranh cổ động tại các chuyền. Nó rất đại chúng và dễ hiểu, đến chị công nhân đẻ 5 đứa rồi còn hiểu được thì không lẽ mình không hiểu.

2. Tìm hiểu quy trình sản xuất để làm gì?

Đi các doanh nghiệp, tôi mới thấy nhiều vấn đè phát sinh từ việc ko hiểu quy trình sản xuất. Một trong những tai hại nhất là :" mô tả sai tên hàng". Có doanh nghiệp thì mở nhầm hàng tiêu dùng thành hàng chế xuất, có doanh nghiệp thì mở nhàm tờ khai do doanh nghiệp khác gửi nhầm tờ khai xuất tới doanh nghiệp mình, có những công ty thì một mã hàng có vô số tên hàng, có công ty thì một mặt hàng mô tả bằng các tên hàng... ô hô ai tai.

3. Liệt kê nguyên vật liệu theo quy trình sản xuất.

Nếu chúng ta làm việc này, chúng ta sẽ tránh được những rủi ro như trên. Cũng như chiều 1 cô gái cô ta thích ăn: thịt chó, cá mực, lòng lợn" thì ta không thể mua sinh tố ớt cho cô ta uống được. Một doanh nghiệp may thì không thể có điện thoại là nvl được....

Khi liệt kê được nguyên vật liệu của một quy trình sản xuất ta được:
- Hệ thống được nvl không nhầm lẫn với loại hình khác hoặc mở tờ khai nhầm hàng hóa. Ví dụ nếu dn may có invoice : thép về thì chúng ta phải đặt câu hỏi có nhầm lẫn không...
- Biết đc đâu là nvl chính đâu là nvl phụ đâu là tiêu hao đâu là đóng gói để phối hợp với kế toán về việc định khoản.
- Để giải thích với các cơ quan chức năng.
- Là tiền đề để xây dựng tên hàng mã hàng và định mức.

4. Xây dựng tên hàng:

Nếu chúng ta không hiểu bản chất vấn đề thì chúng ta sẽ xây dựng tên tiếng việt không chuẩn xác dẫn đến việc nhầm lẫn và sai hs code... ví dụ: Màn hình cảm ứng của điện thoại di động và màn hình cảm ứng của máy tính bảng , nó khác nhau có cái kích thước thôi mà hs khác nhau. ...

5. Xây dựng mã hàng.

Có rất nhiều trường hợp nhập từ vendor này thì là mã A nhập từ vendor kia thì mã B mà bản chất là 1 nvl. Nếu không đi từ quy trình sản xuất thì chúng ta không thể hiểu được và vô tình dẫn đến đăng ký quá nhiều mã hàng và không thể khắc phục được lệch tồn hoặc ko thể kiểm soát được định mức vì lúc thì dùng mã này lúc thì dùng mã kia. Vậy mã hàng nếu chúng ta thiết lập theo list nvl đã tìm hiểu và sàng lọc theo qug trình sx thì sẽ rất ok. Bài toán đồng bộ với mã kế toán cũng sẽ trơn chu nếu ta áp dụng phương pháp này.

6. Đơn vị tính.

Phải thống nhất đơn vị tính ngay từ đầu không thể để Chỉ ( mét). Chỉ (km) chỉ(kg) chỉ(rol). Hãy chọn ra đơn vị tính phù hợp nhất và luôn vạch ra các tình huống của đơn vị tính dẫn đến việc lệch tồn.
Theo thống kê các nguyên nhân gây lệch tồn nghiêm trọng nhất:
a. Đồng bộ mã hải quan và mã kế toán không chính xác.
b. Quá nhiều mã hàng thay thế nhau và không tạo sản phẩm mới, xây dựng định mức gối thì ko chính xác.
c. Một mã hàng nhiều đơn vị tính mà làm định mức thì chỉ cho 1 đơn vị tính, làm nhầm định mức của các đơn vị tính. Ví dụ: 1 áo cần dùng 200 m chỉ thì làm định mức là 200 ( 1000m) chỉ.

=================================================
Hồi 2: Mật mã tây tạng.

Trác mộc cường ba, tỷ phú với niềm đam mê bất tận đi tìm huyền thoại Tử Kỳ Lân trong truyền thuyết và Bạc Ba La thần miếu. Trên con đường anh ta đi tìm đã suýt bỏ mạng mấy lần ở Khả khả tây lý, rồi đối mặt với bọn săn trộm Linh Dương...
Xuất nhập tồn, nếu chúng ta có niềm đam mê, hãy đi tìm bí quyết của riêng mình.

Câu hỏi đó đặt ra cho các bạn làm xuất nhập khẩu có phần nghiệt ngã. Trong cái mớ bòng bong thông tư nghị định vẫn còn tranh cãi, trong cách hiểu của sếp nước ngoài vẫn chưa thông tư duy việt mà từ xưa thằng bờm đã đưa ra rất rạch ròi :" đồng nào mua mắm đồng nào mua tườn, bát nào đựng mắm bát nào đựng tương". Và cả những khó khăn khi kế toán và xuất nhập khẩu mỗi người một phách.
Gạt bỏ những cái khó khăn trên, như cô Oanh Nguyen Kim đã nói :" Hãy coi các bạn là chủ doanh nghiệp, đừng coi mình là người thực hiện xuất nhập khẩu. Khi đó ta sẽ vạch ra được rất rạch ròi:

1. Bộ phận nào tham gia theo dõi nhập xuất tồn.
2. Phối hợp với nhau ra làm sao.
3. Quản lý nó như thế nào.
4. Dữ liệu của bộ phận nào làm gốc.

Và khi trả lời câu hỏi đó ta nhận thấy : Dữ liệu của kế toán là dữ liệu để chúng ta làm chuẩn và xuất nhập khẩu :" Phải theo dõi nhập xuất tồn với tư duy của kế toán".

Không khó đâu, việc gì cũng có thể. Đến 0.5 còn thành 9.75 được thì việc khác là chuyện nhỏ như con thỏ.
Nào ta hãy bắt đầu.

(1). Hãy học các tài khoản của kế toán : không cần học nhiều chỉ cần sơ sơ là được. Nào là 151 : đi đường. 152: nguyên vật liệu. 153: công cụ dụng cụ. 154: dở dang. 155: thành phẩm. 156: hàng hóa. 157: hàng gửi bán. 621: chi phí nvl trực tiếp. 632: giá vốn.

(2). Tìm mối liên hệ giữa các tài khoản đó. Ví dụ như Khi ta mở tờ khai mà hàng chưa về nhà máy thì kế toán sẽ ghi nhận vào tài khoản : 151 là hàng đi đường. Khi vào kho rồi thì nó là 152 hoặc 153 hoặc tk khác. Cái mấu chốt ở đây ta phải hiểu được là khi nào hạch toán 152 và khi nào hạch toán 153 hoặc 242. Chính từ đây chúng ta sẽ vỡ ra thêm một điều đó là :" Phải đối chiếu nhập kho thực tế với số liệu tờ khai".

(2).1: Nhiều doanh nghiệp may, hầu hết họ có phòng giám định vải, bởi trên chứng từ thì một đằng nhưng về kho thì không đủ, tạm gọi là âm trong cây vải. Nếu chúng ta không đối chiếu không phát hiện ra điều này thì cứ như là đuổi theo cái bóng của mình trong công cuộc theo dõi nhập xuất tồn. Hay nhiều trường hợp do cần nguyên vật liệu làm gấp, các xếp xách tay hàng sang không qua khai báo.

(2).2: Và nghiêm trọng nhất là vấn đề không đồng bộ đúng mã kế toán và mã hải quan (đã nói trong phần 1: Tản mạn về nhập xuất tồn.

(2).3. Khi định hướng được mối liên hệ và các tài khoản chúng ta hãy thiết lập 1 bảng nhập xuất tồn theo đúng tư duy của kế toán nhưng số liệu từ xuất nhập khẩu. Loại hình gia công, hay sản xuất xuất khẩu được miễn thuế khi và chỉ khi : Sử dụng đúng mục đích của nguyên vật liệu và thành phẩm. Vậy, khi làm bước này chúng ta đã và đang giải trình : Số liệu hải quan phù hợp với thực tế ( kế toán) nhằm giải thích việc : sử dụng đúng mục đích của nguyên vật liệu.
Vì miếng cơm manh áo, mình ko viết cặn kẽ được nhưng với bài viết này hi vọng rằng mỗi chúng ta không ai gặp khó khăn trong việc theo dõi nhập xuất tồn nữa.

Chào thân ái và quyết thắng.

Nguồn từ anh: Phạm Thành Nam
 

Tìm thành viên

Top