Help Xác định tiêu chí xuất xứ hàng XK sang Nhật

phuongth514

New Member
Bài viết
5
Reaction score
2
Mong Admin và các Bros có kinh nghiệm chia sẻ và tư vấn giúp trường hợp xác định tiêu chí xuất xứ cho lô hàng của bên mình sẽ XK sang Nhật Bản với, cụ thể là:
1- Sản phẩm bên mình được sản xuất từ các nguyên phụ liệu mua hoàn toàn trong nước, tất cả các mặt hàng đều có đầy đủ hóa đơn tài chính hợp pháp thì C/O sẽ là "WO" đúng không ạ?
2- Nếu một trong số các loại nguyên phụ liệu được nhập khẩu chính tắc và nhà cung cấp phát hành hóa đơn tài chính bình thường khi bán tới bên mình (do họ đã đóng thuế đầy đủ) thì C/O có còn được là "WO" nữa không ? hay là "CTC" hay "..." nào khác?
3- Vẫn như trường hợp 2 nhưng nguyên phụ liệu được nhập khẩu đó lại là sản phẩm nhập từ Nhật thì C/O có là "WO" hay tiêu chí "..." nào khác
Thông tin thêm: trong 2 trường hợp sau nguyên phụ liệu nhập khẩu có tỷ lệ về lượng tham gia vào sản phẩm nhỏ và giá trị trong giá thành cũng nhỏ.
4- Với 2 trường hợp sau 2 và 3, mong được giải thích thêm về lý do dùng tiêu chí xuất xứ nếu không là "WO".
Mong lắm để có cơ sở thông báo tới khách hàng.
Trân trọng!
 

phuongth514

New Member
Bài viết
5
Reaction score
2
Đã có 43 lượt xem mà vẫn chưa có ai tư vấn giúp ...
49 lượt rồi mà không ai biết
Mod / Admin nào rành giúp đỡ với
 
Sửa lần cuối:

Oscar Le

Moderator
Bài viết
1,850
Reaction score
1,385
1- Sản phẩm bên mình được sản xuất từ các nguyên phụ liệu mua hoàn toàn trong nước, tất cả các mặt hàng đều có đầy đủ hóa đơn tài chính hợp pháp thì C/O sẽ là "WO" đúng không ạ?
=> Chắc gì hàng mua ở Việt Nam là có nguồn gốc ở Việt Nam đâu bạn. Bạn cần phải có chứng từ thu mua từ nông dân hoặc khai thác tại địa phương.

2- Nếu một trong số các loại nguyên phụ liệu được nhập khẩu chính tắc và nhà cung cấp phát hành hóa đơn tài chính bình thường khi bán tới bên mình (do họ đã đóng thuế đầy đủ) thì C/O có còn được là "WO" nữa không ? hay là "CTC" hay "..." nào khác?
=> "nhập khẩu chính tắc" là sao bạn? Hàng hóa được xem là có xuất xứ thuần túy khi hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước xuất khẩu, ví dụ hàng khoáng sản, động thực vật... Hàng bạn sàn xuất từ nguyên liệu nhập khẩu thì không dùng WO được đâu. Mà dùng quy tắc RCV hoặc CTC tùy trường hợp.
Bạn tham khảo thêm xuất xứ thuần túy đối với hàng đi Nhật quy định tại: Điều 3, phụ lục 1, quyết định 44/2008/QĐ-BCT - C/O form AJ.

3- Vẫn như trường hợp 2 nhưng nguyên phụ liệu được nhập khẩu đó lại là sản phẩm nhập từ Nhật thì C/O có là "WO" hay tiêu chí "..." nào khác.
Thông tin thêm: trong 2 trường hợp sau nguyên phụ liệu nhập khẩu có tỷ lệ về lượng tham gia vào sản phẩm nhỏ và giá trị trong giá thành cũng nhỏ.

=> Trả lời tương tự như câu hai, không được WO.
 

phuongth514

New Member
Bài viết
5
Reaction score
2
1- Sản phẩm bên mình được sản xuất từ các nguyên phụ liệu mua hoàn toàn trong nước, tất cả các mặt hàng đều có đầy đủ hóa đơn tài chính hợp pháp thì C/O sẽ là "WO" đúng không ạ?
=> Chắc gì hàng mua ở Việt Nam là có nguồn gốc ở Việt Nam đâu bạn. Bạn cần phải có chứng từ thu mua từ nông dân hoặc khai thác tại địa phương.

2- Nếu một trong số các loại nguyên phụ liệu được nhập khẩu chính tắc và nhà cung cấp phát hành hóa đơn tài chính bình thường khi bán tới bên mình (do họ đã đóng thuế đầy đủ) thì C/O có còn được là "WO" nữa không ? hay là "CTC" hay "..." nào khác?
=> "nhập khẩu chính tắc" là sao bạn? Hàng hóa được xem là có xuất xứ thuần túy khi hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước xuất khẩu, ví dụ hàng khoáng sản, động thực vật... Hàng bạn sàn xuất từ nguyên liệu nhập khẩu thì không dùng WO được đâu. Mà dùng quy tắc RCV hoặc CTC tùy trường hợp.
Bạn tham khảo thêm xuất xứ thuần túy đối với hàng đi Nhật quy định tại: Điều 3, phụ lục 1, quyết định 44/2008/QĐ-BCT - C/O form AJ.

3- Vẫn như trường hợp 2 nhưng nguyên phụ liệu được nhập khẩu đó lại là sản phẩm nhập từ Nhật thì C/O có là "WO" hay tiêu chí "..." nào khác.
Thông tin thêm: trong 2 trường hợp sau nguyên phụ liệu nhập khẩu có tỷ lệ về lượng tham gia vào sản phẩm nhỏ và giá trị trong giá thành cũng nhỏ.

=> Trả lời tương tự như câu hai, không được WO.
Rất cảm ơn bạn đã giúp đỡ.
Mình muốn hỏi thêm: vì là XK sang Nhật và nếu NL chỉ có xuất xứ từ VN và JP thì có cái tiêu chí là "WO-VJ" không?

Về xuất xứ thuần túy với VJEPA, theo Thông tư sô 10/2009/TT-BCT ngày 18/5/2009 của Bộ Công thương nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định v/v thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định giữa nước Công hòa XHCN Việt Nam và Nhật Bản về đồi tác kinh tế (Hiệp định VJEPA), cũng tại Phụ lục 1 Điều 3 thì có thể dùng Điểm thứ 9 để áp cho các NPL chưa rõ xuất xứ nhưng "được thu lượm tại VN để dùng làm NL" hay không ?
[TT09/2009/tt-btc, PL1, Điều 3 này còn có thêm điểm 12 so với 11 điểm (11 dạng) như Điều 3, phụ lục 1, quyết định 44/2008/QĐ-BCT - C/O form AJ ở chỗ gộp cả 11 dạng]
 

Oscar Le

Moderator
Bài viết
1,850
Reaction score
1,385
Rất cảm ơn bạn đã giúp đỡ.
Mình muốn hỏi thêm: vì là XK sang Nhật và nếu NL chỉ có xuất xứ từ VN và JP thì có cái tiêu chí là "WO-VJ" không?
=> Nếu toàn bộ nguyên liệu đều có xuất xứ từ VN và JP thì khi đó nó thuộc trường hợp là "WO-FTA" nếu C/O form VJ thì tiêu chí sẽ là "WO-VJ".
Về xuất xứ thuần túy với VJEPA, theo Thông tư sô 10/2009/TT-BCT ngày 18/5/2009 của Bộ Công thương nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định v/v thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định giữa nước Công hòa XHCN Việt Nam và Nhật Bản về đồi tác kinh tế (Hiệp định VJEPA), cũng tại Phụ lục 1 Điều 3 thì có thể dùng Điểm thứ 9 để áp cho các NPL chưa rõ xuất xứ nhưng "được thu lượm tại VN để dùng làm NL" hay không ?
[TT09/2009/tt-btc, PL1, Điều 3 này còn có thêm điểm 12 so với 11 điểm (11 dạng) như Điều 3, phụ lục 1, quyết định 44/2008/QĐ-BCT - C/O form AJ ở chỗ gộp cả 11 dạng]
=> Mình chưa hiểu rõ câu hỏi của bạn. Nội dung điều 3 như sau:
"Điều 3. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Theo khoản 1 Điều 2, các sản phẩm liệt kê dưới đây được xem là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên:
1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại nước thành viên đó;
Ghi chú: Trong phạm vi của khoản này, thuật ngữ “cây trồng” nghĩa là tất cả các loại thực vật, bao gồm hoa, quả, rau, cây, rong biển, nấm và thực vật sống.
2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước thành viên đó;
Ghi chú: Trong phạm vi khoản 2 và khoản 3, thuật ngữ “động vật” nghĩa là tất cả các động vật sống, bao gồm động vật có vú, chim, cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, bò sát, vi khuẩn và vi rút.
3. Các sản phẩm thu được từ động vật sống tại nước thành viên đó;
4. Sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, thu lượm hoặc săn bắt tại nước thành viên đó;
5. Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác chưa được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển của nước thành viên đó;
6. Sản phẩm đánh bắt từ biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của nước thành viên đó, với điều kiện là nước thành viên đó có quyền khai thác vùng biển, đáy biển và dưới đáy biển đó theo pháp luật của nước thành viên đó và theo pháp luật quốc tế;
Ghi chú: Không một quy định nào trong phụ lục này ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên theo pháp luật quốc tế, bao gồm cả những quy định thuộc Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.
7. Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm biển khác lấy từ bên ngoài lãnh hải bằng tàu của các nước thành viên đó;
8. Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu chế biến của nước thành viên chỉ từ các sản phẩm đã nêu tại khoản 7;
9. Các vật phẩm được thu lượm ở nước thành viên đó mà không còn thực hiện được chức năng ban đầu hoặc không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ, lấy làm phụ tùng hoặc dùng làm nguyên liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;
10. Phụ tùng hoặc nguyên liệu thô thu được tại nước thành viên đó từ những sản phẩm không còn thực hiện được chức năng ban đầu và không thể sửa chữa hay khôi phục được;
11. Phế liệu và phế thải có nguồn gốc từ quá trình sản xuất hoặc gia công, bao gồm việc khai thác mỏ, trồng trọt, chế tạo, tinh chế, thiêu đốt và xử lý chất thải; hoặc có nguồn gốc từ việc tiêu dùng tại nước thành viên đó, và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm nguyên liệu thô; và
12. Hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại nước thành viên đó từ các hàng hoá được quy định từ khoản 1 đến khoản 11."

=> Tất cả các sản phẩm trên đều có xuất xứ cả nhé bạn.
 

phuongth514

New Member
Bài viết
5
Reaction score
2
=> Nếu toàn bộ nguyên liệu đều có xuất xứ từ VN và JP thì khi đó nó thuộc trường hợp là "WO-FTA" nếu C/O form VJ thì tiêu chí sẽ là "WO-VJ".

=> Mình chưa hiểu rõ câu hỏi của bạn. Nội dung điều 3 như sau:
"Điều 3. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Theo khoản 1 Điều 2, các sản phẩm liệt kê dưới đây được xem là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên:
1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại nước thành viên đó;
Ghi chú: Trong phạm vi của khoản này, thuật ngữ “cây trồng” nghĩa là tất cả các loại thực vật, bao gồm hoa, quả, rau, cây, rong biển, nấm và thực vật sống.
2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước thành viên đó;
Ghi chú: Trong phạm vi khoản 2 và khoản 3, thuật ngữ “động vật” nghĩa là tất cả các động vật sống, bao gồm động vật có vú, chim, cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, bò sát, vi khuẩn và vi rút.
3. Các sản phẩm thu được từ động vật sống tại nước thành viên đó;
4. Sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, thu lượm hoặc săn bắt tại nước thành viên đó;
5. Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác chưa được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển của nước thành viên đó;
6. Sản phẩm đánh bắt từ biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của nước thành viên đó, với điều kiện là nước thành viên đó có quyền khai thác vùng biển, đáy biển và dưới đáy biển đó theo pháp luật của nước thành viên đó và theo pháp luật quốc tế;
Ghi chú: Không một quy định nào trong phụ lục này ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên theo pháp luật quốc tế, bao gồm cả những quy định thuộc Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.
7. Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm biển khác lấy từ bên ngoài lãnh hải bằng tàu của các nước thành viên đó;
8. Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu chế biến của nước thành viên chỉ từ các sản phẩm đã nêu tại khoản 7;
9. Các vật phẩm được thu lượm ở nước thành viên đó mà không còn thực hiện được chức năng ban đầu hoặc không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ, lấy làm phụ tùng hoặc dùng làm nguyên liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;
10. Phụ tùng hoặc nguyên liệu thô thu được tại nước thành viên đó từ những sản phẩm không còn thực hiện được chức năng ban đầu và không thể sửa chữa hay khôi phục được;
11. Phế liệu và phế thải có nguồn gốc từ quá trình sản xuất hoặc gia công, bao gồm việc khai thác mỏ, trồng trọt, chế tạo, tinh chế, thiêu đốt và xử lý chất thải; hoặc có nguồn gốc từ việc tiêu dùng tại nước thành viên đó, và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm nguyên liệu thô; và
12. Hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại nước thành viên đó từ các hàng hoá được quy định từ khoản 1 đến khoản 11."

=> Tất cả các sản phẩm trên đều có xuất xứ cả nhé bạn.
Cảm ơn Bro nhiều,
Câu đầu đã trả lời cho trường hợp bên mình rồi! WO-VJ
 

Tìm thành viên

Top