Chia sẻ Vận Chuyển Hàng Hóa Xuyên Biên Giới Và Những Trở Ngại

Tuan LOGIVAN

New Member
Bài viết
4
Reaction score
2
Hiện nay việc vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới tại Việt Nam vẫn còn gặp một số khó khăn do chính sách giữa các nước chưa đồng nhất và tình trạng mất cân đối hàng hóa hai chiều dẫn đến gia tăng giá thành vận tải.



Tiềm năng của thị trường vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới
Theo thống kê, hiện nay nước ta có 56 cửa khẩu biên giới trên đất liền. Trong đó có 25 cửa khẩu quốc tế và 31 cửa khẩu chính. Ngoài ra còn có 71 cửa khẩu phụ, 39 lối mở và điểm thông quan khác. Các cửa khẩu quốc tế tập trung vào biên giới Việt Nam (VN) – Trung Quốc (7 cửa khẩu), VN – Lào (8 cửa khẩu), VN – Campuchia (10 cửa khẩu).

Vận chuyển hàng hóa qua biên giới bằng đường bộ đóng vai trò quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc vận chuyển hàng hóa như vậy đã tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực này.

<<Đọc ngay những khó khăn khi thuê xe tải chở hàng đi tỉnh>>

Những rào cản khi vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới

1.Hệ thống hải quan điện tử chưa nhất quán
Theo Tổng Cục Hải quan Việt Nam, hiện tại khi tham gia hệ thống ACTS Việt Nam tồn tại hai hệ thống hải quan điện tử. Hàng hóa từ các nước ASEAN quá cảnh qua Việt Nam, hoặc nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam. Bên cạnh đó, hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN đều có 2 lựa chọn thủ tục.

Lựa chọn đầu tiên là chủ xe có thể khai theo thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh hiện tại của Việt Nam (VNACCS). VNACCS là hệ thống thông quan hàng hóa tự động. Ngoài ra, người khai có thể lựa chọn sử dụng hệ thống ACTS.

logivan-van-chuyen-hang-hoa-xuyen-bien-gioi-rao-can2
Tuy nhiên, ngay cả khi các hàng hóa của ASEAN buộc phải sử dụng hệ thống ACTS thì chúng ta vẫn phải sử dụng VNACCS cho hàng quá cảnh theo thỏa thuận song phương và của các nước không phải ASEAN.

Để tham gia ACTS, Việt Nam cần phải đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin một cách hoàn chỉnh. Hệ thống ACTS được cho là hoạt động khá độc lập với hệ thống VNACCS.

<<Đọc ngay Kinh nghiệm quý giá trên đường đèo khi vận chuyển hàng hóa>>


2. Quy định khác nhau giữa các nước

Hiện nay, dù đã ký các hiệp định khung giữa các nước Đông Nam Á, nhưng nhiều quy định của các nước không thống nhất đã gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa đa biên, ví dụ như vấn đề xe tay lái nghịch, bảo hiểm trách nhiệm xe cơ giới…
3. Hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ

Việc thiếu đồng bộ với hạ tầng giao thông sẽ khiến quá trình vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới trở nên khó khăn. Điều này sẽ gây ra những bất tiện không đáng có đối với các tài xế.

Hy vọng trong tương lai không xa, những vấn đề còn tồn đọng với việc vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới sẽ được giải quyết để tạo sự thuận tiện nhất với tài xế.
 

Tìm thành viên

Top