Chia sẻ TRUY THU XNK TẠI CHỖ - CHUYỆN THẬT NHƯ BỊA

nhattao

Active Member
Bài viết
167
Reaction score
151
Chuyện xảy ra đã lâu nhưng đến nay vẫn có bạn quan tâm, đành phải nói dăm ba điều cho phải đạo:

I - Căn cứ để truy thu là: theo khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Điều 28 Luật thuế XNK 2005. Theo đó Xuất nhập khẩu tại chỗ không được coi là xuất khẩu, nhập khẩu. Ô kê con gà đen

=> Xin hỏi các bác HQ một số vấn đề sau:
1. Coi XNK tại chỗ không phải là xuất khẩu, nhập khẩu như thế có thể hiểu đó là hàng nội địa. mà hàng nội địa không thuộc đối tượng phạm vi điều chỉnh của Luật Hải quan, không thuộc về chức năng nhiệm vụ quản lý của Hải quan. Việc mở tờ khai, làm thủ tục Hải quan cho hàng hóa nội địa là trái quy định tại Điều 1,2,12 Luật Hải quan 2015.
2. Tờ khai xuất khẩu, tính thuế nhập khẩu là sai nguyên tắc, Luật nào dạy các Bác như vậy ???
3. Khi truy thu TK E31, E52 xuất tại chỗ nếu nhập đối ứng A12 các bác tính sao ? Em xin truy hoàn tờ khai ( A12 ) vì đây cũng không phải là nhập khẩu nên không phải chịu thuế nhập khẩu.

II- Em kiến nghị các Bác HQ đọc giúp em một số văn bản pháp luật sau:

A- Luật thuế XNK số 107/2016/QH13

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
Luật này quy định về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, thời Điểm tính thuế, biểu thuế, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ áp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Điều 2 đối tượng chịu thuế :
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và …


Như vậy khoản 1 và 2 là đối tượng xuất nhập khẩu được định nghĩa tại Điều 28 Luật thương mại 2005. Khoản 3 coi Xuất nhập khẩu tại chỗ là đối tượng chịu thuế tức là Luật đã mặc nhiên quy định xnk tại chỗ là một hình thức XNK.

Tuy Luật thuế XNK không giải thích khái niệm XNK tại chỗ nhưng khái niệm này đã xuất hiện tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 154/2005:
“Hàng hoá xuất khẩu tại chỗ coi như hàng xuất khẩu; hàng hoá nhập khẩu tại chỗ coi như hàng nhập khẩu, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. "

XNK tại chỗ tiếp tục được quy định tại Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP. Xuất nhập khẩu tại chỗ là một khái niệm mà ngay tên gọi đã nói lên đầy đủ nội hàm của nó. Khi định nghĩa khái niệm này chỉ cần phương pháp duy danh là đủ. Không phải bất cứ khái niệm nào cũng được giải thích trong Luật, trừ khi khái niệm đó là mới hoặc có ngoại diên rộng cần thu hẹp. Từ 2005 tới nay cả Hải quan và Doanh nghiệp đều hiểu đúng khái niệm và thực hiện các tquy định pháp lý liên quan không có vướng mắc.

B- Luật quản lý ngoại thương số: 05/2017/QH14

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.


Theo giải thích trên Xuất nhập khẩu tại chỗ được coi là hoạt động ngoại thương vì:
- Đây là hình thức mua bán Quốc tế. Người mua, người bán ở hai quốc gia khác nhau và tiền thanh toán được chuyển qua biên giới.
- Được quy định trong nghị định của Chính phủ.

Tóm đến nay khái niệm XNK đã được mở rộng thêm tại Luật thuế XNK và Luật quản lý ngoại thương. Đó là đòi hỏi tất yếu phát sinh trong sự phát triển kinh tế xã hội. luật thuế xnk 2015; luật quản lý ngoại thương 2018, ra đời sau luật nt 2005, Theo quy định tại khoản 3 Điều 156 Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ta phải áp dụng Luật sau.
Mong nhận được phản biện của các đồng chí HQ

Nguồn: Lê Hồng Thắng‎
 

Tìm thành viên

Top