Đọc báo giùm bạn Tổng cục Hải quan ban hành bộ tiêu chí quản lý rủi ro dành cho doanh nghiệp xuất khẩu

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
Bằng việc lần đầu tiên công bố quy định tiêu chí đánh giá tuân thủ và tổ chức đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa của Tổng cục Hải quan, việc “phân luồng” doanh nghiệp đã trở nên minh bạch.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường nhấn mạnh tại hội thảo về bộ tiêu chí này hôm 4-12: “Bộ tiêu chí này khiến cho hải quan không thể chấm cảm tính với doanh nghiệp vì mọi tiêu chí đánh giá đều thể hiện trên bảng tính”, và nói vui rằng: “Hải quan không còn “mật”, “mỡ” gì nữa”.

Quy định nêu trên còn có cách gọi khác là bộ tiêu chí quản lý rủi ro dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, được ban hành dưới dạng thông tư của Tổng cục Hải quan đang xin ý kiến trước khi ban hành chính thức.

Từ trước đến nay, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mỗi khi mở tờ khai xuất nhập khẩu hàng hóa đều được phân vào “luồng xanh”, “luồng vàng”, “luồng đỏ” – tương ứng với mỗi luồng là mức độ thông quan hàng hóa của doanh nghiệp nhanh hay chậm, bị kiểm tra giám sát chặt hay lỏng hơn doanh nghiệp khác. Những phân loại này dựa vào đánh giá của hải quan đối với tiểu sử xuất nhập khẩu, hồ sơ kinh doanh của doanh nghiệp và không công khai, thậm chí mang cảm tính. Doanh nghiệp không biết được chính xác lý do mình được phân loại vào “luồng” nào và tại sao lại phân loại như thế dẫn đến việc “bôi trơn”, lo lót cho cán bộ hải quan để vào “luồng” tốt và thông quan nhanh hơn.

Nay, để minh bạch quá trình quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã ban hành bộ tiêu chí quản lý rủi ro dành cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Bằng bộ tiêu chí này, cơ quan hải quan đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu bằng cách tiến hành thu thập, phân tích, xác minh, đối chiếu thông tin về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật về hải quan của doanh nghiệp với các chỉ số tiêu chí đánh giá rõ ràng nhằm phân loại doanh nghiệp.

Theo đó, cơ quan hải quan dự kiến phân loại mức độ tuân thủ pháp luật dựa theo các mức độ: doanh nghiệp tuân thủ mức 1 (mức độ cao), mức 2 ( cấp độ trung bình), mức 3 (mức độ thấp), mức 4 (không tuân thủ pháp luật hải quan).

Kèm theo mức độ cũng có tiêu chí rõ ràng. Những doanh nghiệp được coi là tuân thủ mức 1 có doanh nghiệp và ngưới đừng đầu không bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật, trốn thuế…, bị xử phạt về các hành vi vi phạm hành chính hải quan, thuế dưới 1% trên tổng số tờ khai đã thông quan. Số lần hủy tờ khai phải kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa không quá 2% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp và nhiều tiêu chí khác nữa.

Các doanh nghiệp bị đánh giá mức độ tuân thủ thấp và không tuân thủ đều có những số lỗi bị xử lý về vi phạm trên 3 lần, phải hủy số tờ khai hải quan hoặc thực tế kiểm tra hàng hóa từ 4% trên tống số tờ khai trở lên hoặc có những hành vi chậm, nợ thuế…

Cơ quan hải quan sẽ chủ động thu thập xác minh và quản lý thông tin phục vụ việc đánh giá tuân thủ này cũng như khuyến khích doanh nghiệp tự đăng ký đánh giá tuân thủ theo tiêu chí. Tất cả nhằm xây dựng dữ liệu hồ sơ doanh nghiệp để quàn lý, rà soát và áp dụng các biện pháp hải quan theo mức độ tuân thủ. Tất nhiên, các doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ mức cao sẽ được hải quan tạo thuận lợi, giảm hình thức, mức độ kiểm tra, giám sát, kiểm tra sau thông quan ở mức thấp nhất (ví như kiểm tra trực tiếp hồ sơ không quá 3% trên tổng số tờ khai hải quan) và nhiều ưu tiên khác. Các mức độ quản lý sẽ tăng dần theo độ rủi ro của doanh nghiệp bị phân loại.

Điều đáng nói là với quy định này doanh nghiệp được thông báo mức độ tuân thủ và có quyền đề nghị cơ quan hải quan trả lời vể lý do phân loại mức độ tuân thủ và điều chỉnh mức độ, tiêu chí theo khả năng nâng cao năng lực tuân thủ làm cho quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa trở nên thuận lợi hơn cho kinh doanh.

Nguồn: https://www.thesaigontimes.vn
 

Tìm thành viên

Top