Help Thủ tục cho hàng trả về tái chế rồi xuất lại?

Trung Phạm

New Member
Bài viết
10
Reaction score
10
Mình có vấn đề nhờ mọi người tư vấn như sau: Mình có lô hàng xuất bị trả về để sửa chữa, sau đó sẽ tái xuất lại cho khách. Cái mình phân vân ở đây là nên làm thủ tục HQ loại hình tái nhập để sửa chữa, sau đó tái xuất (thủ tục tạm nhập tái xuất) hay là làm thủ tục HQ tái nhập bình thường, không khai báo tạm nhập tái xuất, sau khi sửa xong thì xuất đi như thủ tục xuất như bình thường (hàng xuất mình không thuế). Nhờ ai có kinh nghiệm tư vấn dùm mình ưu nhược của 2 loại hình này với.
Cảm ơn mọi người và chúc mọi người công tác tốt :D
 

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
Mình có vấn đề nhờ mọi người tư vấn như sau: Mình có lô hàng xuất bị trả về để sửa chữa, sau đó sẽ tái xuất lại cho khách. Cái mình phân vân ở đây là nên làm thủ tục HQ loại hình tái nhập để sửa chữa, sau đó tái xuất (thủ tục tạm nhập tái xuất) hay là làm thủ tục HQ tái nhập bình thường, không khai báo tạm nhập tái xuất, sau khi sửa xong thì xuất đi như thủ tục xuất như bình thường (hàng xuất mình không thuế). Nhờ ai có kinh nghiệm tư vấn dùm mình ưu nhược của 2 loại hình này với.
Cảm ơn mọi người và chúc mọi người công tác tốt :D
- Trường hợp bạn xuất hàng bị lỗi bị trả về để sửa chữa, tái chế rồi xuất đi lại thật ra nó có tên là: Tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu. Loại hình A31 - Được quy định tại điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Khi nhập khẩu theo hình thức này bạn sẽ có 2 ưu điểm lớn nhất là:
+ Không nộp thuế khi là thủ tục nhập khẩu hàng đã xuất.
+ Không yêu cầu giấy phép hoặc kết quả kiểm tra chuyên ngành (nếu có) đối với hàng hóa đó.
- Cách nhập bình thường và xuất bình thường không biết ý bạn định khai nhập mã loại hình gì và xuất mã loại hình gì? :)
 

Trung Phạm

New Member
Bài viết
10
Reaction score
10
- Trường hợp bạn xuất hàng bị lỗi bị trả về để sửa chữa, tái chế rồi xuất đi lại thật ra nó có tên là: Tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu. Loại hình A31 - Được quy định tại điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Khi nhập khẩu theo hình thức này bạn sẽ có 2 ưu điểm lớn nhất là:
+ Không nộp thuế khi là thủ tục nhập khẩu hàng đã xuất.
+ Không yêu cầu giấy phép hoặc kết quả kiểm tra chuyên ngành (nếu có) đối với hàng hóa đó.
- Cách nhập bình thường và xuất bình thường không biết ý bạn định khai nhập mã loại hình gì và xuất mã loại hình gì? :)
Trường hợp mình khai là tái nhập tiêu thụ nội địa thì có bị đóng thuế VAT ko bạn @Chaien.
 

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
Trường hợp mình khai là tái nhập tiêu thụ nội địa thì có bị đóng thuế VAT ko bạn @Chaien.
Không đóng thuế gì lúc tái nhập hết nha bạn. Quy định tại khoản 4 điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
 

Trung Phạm

New Member
Bài viết
10
Reaction score
10
Không đóng thuế gì lúc tái nhập hết nha bạn. Quy định tại khoản 4 điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Thanks bạn. Nếu vậy mình khai báo tái nhập về tiêu thụ nội địa, xong mình thích xuất lại khi nào mình xuất, không cần khai báo hàng tạm nhập tái xuất, đỡ được thủ tục kiểm soát hàng TNTX của HQ đúng không? :D
 

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
Thanks bạn. Nếu vậy mình khai báo tái nhập về tiêu thụ nội địa, xong mình thích xuất lại khi nào mình xuất, không cần khai báo hàng tạm nhập tái xuất, đỡ được thủ tục kiểm soát hàng TNTX của HQ đúng không? :D
- Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;
- Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;
2 cái này lúc tái nhập về đều có chính sách quản lý như nhau nha bạn đều là A31. Bạn đừng hiểu nhầm qua loại hình tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa G12.
- Các loại hình tạm nhập tái xuất và nộp thuế của từng loại hình bạn tham khảo bài này:
http://webxuatnhapkhau.com/hang-tam-nhap-tai-xuat-co-phai-nop-thue-khi-nhap-khau.t686.html
 

Tìm thành viên

Top