Tuan LOGIVAN
New Member
- Bài viết
- 4
- Reaction score
- 2
Vận chuyển hàng hoá khắp đất nước Việt Nam thường bị cản trở vì có rất nhiều đường đèo núi dốc, gập ghềnh nguy hiểm. Dưới đây là một vài kinh nghiệm trên đường đèo vận chuyển hàng hóa chúng tôi muốn chia sẻ.
Kiểm tra an toàn xe trước khi vận chuyển hàng hoá
Nếu tuyến đường để vận chuyển hàng hóa có đoạn đèo dốc thì việc kiểm tra xe chắc chắn cần được thực hiện trước chuyến đi. Đặc biệt là những đoạn đường qua những con đèo dài và hiểm trở như Khau Phạ (Yên Bái), Ô Quý Hồ (Lai Châu) hay Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang)…. Lái xe chở hàng hãy đưa xe đến garage hoặc tự mình tiến hành các bước kiểm tra để đảm bảo hoạt động tốt của các bộ phận quan trọng như hệ thống phanh, áp suất và tình trạng lốp, các loại dầu trợ lực lái, dầu phanh… Việc này không những đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hoá có thể an toàn mà còn đảm bảo an toàn cho tài xế và sự tự tin, vững lái trên mọi chặng đường.
Ngoài ra với hành trình vận chuyển hàng hoá đã định có những con đèo/dốc dài, lên tới hàng chục km, việc bố trí thời gian và địa điểm dừng chân trước khi lên đèo sẽ giúp tài xế xe tải và chiếc xe được nghỉ ngơi trước những cung đường khó.
Vận chuyển hàng hoá lên đèo, xuống đèo như thế nào
Khi vận chuyển hàng hóa và đi lên đèo, hãy duy trì tốc độ hợp lí với khả năng lái của mình, tập trung quan sát các biển báo, vạch kẻ đường để luôn chủ động trước các tình huống. Ở các cung đường núi, việc khuất tầm nhìn ở những góc cua là điều không thể tránh khỏi và cũng rất nguy hiểm đối với vận chuyển hàng hóa. Vì vậy các lái xe tải chở hàng cần tập thói quen báo hiệu cho xe đi ngược chiều ở mỗi góc cua bằng đèn/còi, cũng như quan sát gương cầu (nếu có) và đi đúng làn đường.
Khi bạn vận chuyển hàng hóa để xuống dốc, nên nhớ duy trì tốc độ hợp lí và lựa chọn một cấp số phù hợp, một tốc độ vừa đủ để các bác tài kiểm soát được chiếc xe (thường là số 3 với tốc độ khoảng 30-40 km/h hoặc thấp hơn nếu gặp đèo có độ dốc cao và dài) và chỉ dùng phanh để duy trì tốc độ này.
Sở dĩ dùng số thấp là để lợi dụng lực “ghì” của động cơ để duy trì tốc độ, điều này có thể làm động cơ trên xe kêu to do tốc độ vòng tua máy bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, cũng đừng quá lo lắng khi mà các nghiên cứu từ nhà sản xuất đủ đảm bảo cho chiếc xe mà vận chuyển hàng hóa được an toàn trong các trường hợp này. Tuyệt đối tránh việc rà phanh hay mớm phanh liên tục. Điều này có thể khiến hệ thống phanh mất tác dụng do quá nóng (đối với hệ thống phanh thủy lực thông thường), làm ảnh hưởng đến độ an toàn của vận chuyển hàng hóa.
Chấp hành luật Giao thông khi vận chuyển hàng hoá
Thêm nữa, hãy luôn chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ vì sự an toàn của mình cũng như tất cả mọi người; hãy tuân thủ đúng tốc độ, dừng/đỗ đúng nơi quy định, vượt xe ở nơi được phép…. Như vậy chuyến đi vận chuyển hàng hóa của các bác tài sẽ luôn được đảm bảo an toàn tối đa. Trên đây là một vài kinh nghiệm chia sẻ, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bác tài khi vận chuyển hàng hóa.
Kiểm tra an toàn xe trước khi vận chuyển hàng hoá
Nếu tuyến đường để vận chuyển hàng hóa có đoạn đèo dốc thì việc kiểm tra xe chắc chắn cần được thực hiện trước chuyến đi. Đặc biệt là những đoạn đường qua những con đèo dài và hiểm trở như Khau Phạ (Yên Bái), Ô Quý Hồ (Lai Châu) hay Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang)…. Lái xe chở hàng hãy đưa xe đến garage hoặc tự mình tiến hành các bước kiểm tra để đảm bảo hoạt động tốt của các bộ phận quan trọng như hệ thống phanh, áp suất và tình trạng lốp, các loại dầu trợ lực lái, dầu phanh… Việc này không những đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hoá có thể an toàn mà còn đảm bảo an toàn cho tài xế và sự tự tin, vững lái trên mọi chặng đường.
Ngoài ra với hành trình vận chuyển hàng hoá đã định có những con đèo/dốc dài, lên tới hàng chục km, việc bố trí thời gian và địa điểm dừng chân trước khi lên đèo sẽ giúp tài xế xe tải và chiếc xe được nghỉ ngơi trước những cung đường khó.
Vận chuyển hàng hoá lên đèo, xuống đèo như thế nào
Khi vận chuyển hàng hóa và đi lên đèo, hãy duy trì tốc độ hợp lí với khả năng lái của mình, tập trung quan sát các biển báo, vạch kẻ đường để luôn chủ động trước các tình huống. Ở các cung đường núi, việc khuất tầm nhìn ở những góc cua là điều không thể tránh khỏi và cũng rất nguy hiểm đối với vận chuyển hàng hóa. Vì vậy các lái xe tải chở hàng cần tập thói quen báo hiệu cho xe đi ngược chiều ở mỗi góc cua bằng đèn/còi, cũng như quan sát gương cầu (nếu có) và đi đúng làn đường.
Khi bạn vận chuyển hàng hóa để xuống dốc, nên nhớ duy trì tốc độ hợp lí và lựa chọn một cấp số phù hợp, một tốc độ vừa đủ để các bác tài kiểm soát được chiếc xe (thường là số 3 với tốc độ khoảng 30-40 km/h hoặc thấp hơn nếu gặp đèo có độ dốc cao và dài) và chỉ dùng phanh để duy trì tốc độ này.
Sở dĩ dùng số thấp là để lợi dụng lực “ghì” của động cơ để duy trì tốc độ, điều này có thể làm động cơ trên xe kêu to do tốc độ vòng tua máy bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, cũng đừng quá lo lắng khi mà các nghiên cứu từ nhà sản xuất đủ đảm bảo cho chiếc xe mà vận chuyển hàng hóa được an toàn trong các trường hợp này. Tuyệt đối tránh việc rà phanh hay mớm phanh liên tục. Điều này có thể khiến hệ thống phanh mất tác dụng do quá nóng (đối với hệ thống phanh thủy lực thông thường), làm ảnh hưởng đến độ an toàn của vận chuyển hàng hóa.
Chấp hành luật Giao thông khi vận chuyển hàng hoá
Thêm nữa, hãy luôn chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ vì sự an toàn của mình cũng như tất cả mọi người; hãy tuân thủ đúng tốc độ, dừng/đỗ đúng nơi quy định, vượt xe ở nơi được phép…. Như vậy chuyến đi vận chuyển hàng hóa của các bác tài sẽ luôn được đảm bảo an toàn tối đa. Trên đây là một vài kinh nghiệm chia sẻ, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bác tài khi vận chuyển hàng hóa.
LOGIVAN.COM
Quan tâm nhiều
GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ NGỮ TRONG BILL OF LADING -...
- Thread starter Chaien
- Ngày gửi
Duyệt lệnh booking lấy cont ở các hãng tàu
- Thread starter Oscar Le
- Ngày gửi
Phân biệt ORIGINAL BILL - SURRENDER BILL - TELEX...
- Thread starter Oscar Le
- Ngày gửi
T
ĐIỀU KIỆN CFR FO, CIF FO, CFR FI, CIF FI LÀ GÌ?
- Thread starter Trung
- Ngày gửi
Cách tra cứu vị trí thông tin tàu biển
- Thread starter QUYNH
- Ngày gửi
CÁCH TÍNH CƯỚC HÀNG LẺ - LCL (BÀI TẬP VÍ DỤ MINH...
- Thread starter QUYNH
- Ngày gửi