Chia sẻ Tại sao tàu chìm?

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
28234882_291957681331845_6418302270904985434_o.jpg


Thỉnh thoảng vẫn nghe thông tin về những vụ tàu chìm ở nước ta và khắp nơi trên thế giới. Tàu chìm là một sự cố không ai mong muốn mà cũng không ai lường trước được chuyện đó sẽ xảy ra.

Con tàu hiện đại được thiết kế và trang bị để không thể chìm. Mặc dù người ta đã áp dụng nhiều biện pháp đề phòng, mỗi con tàu được thuyền viên thường xuyên bảo dưỡng, được đăng kiểm kiểm tra định kỳ nghiêm ngặt và được chứng nhận về khả năng đi biển để tránh các sự cố, tai nạn trên biển. Nhưng tàu vẫn bị chìm không có bất cứ dấu hiệu báo trước nào. Vậy bí mật của những dấu hiệu ấy là gì, tiềm ẩn ở đâu ? Tại sao chúng lại khó bị phát hiện trước khi con tàu có thể chìm ?

Một con tàu bị chìm không những tổn hại không biết bao nhiêu tài sản mà ai đó đã bao năm làm việc cực nhoc, tích lủy, đầu tư tiền của, nuôi bao kỳ vọng cho phát triển sự nghiệp, trông chờ thăng hoa kết trái cho cuộc sống mà còn có thể cướp đi nhiều mạng sống, gây tổn thất tinh thần của thuyền viên, gây bao đau thương cho gia đình của họ…

Bằng mọi biện pháp, người ta vẫn luôn tìm cách phòng tránh tàu chìm trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhưng các con tàu vẫn bị chìm với các nguyên nhân lặp đi lặp lại củ rích, không có gì mới mẻ. Vậy chúng ta thử tìm ra những “nguyên nhân củ rích” ấy là gì?

Tàu bị chìm vì thuyền viên trên tàu kém cỏi, vì máy móc trục trặc, hư hỏng, vì bị tác động bởi môi trường bên ngoài như thời tiết, sóng gió, đâm va, ...? Đúng cả. Dù biện minh kiểu gì, suy cho cùng hơn 80% nguyên nhân gốc rễ của tàu chìm đều bắt nguồn từ sơ suất của con người.

Hảy cùng nhau lướt qua các “nguyên nhân củ rích” làm cho tàu chìm đã từng xảy ra !
  • VA CHẠM
Các sự cố đâm va là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự chìm đắm hàng trăm con tàu trong quá khứ. Con tàu khi vận hành có thể xảy ra va chạm với bất cứ vật gì như cầu cảng, các tàu khác, các dàn khoan ngoài khơi, vv. Sự va chạm thậm chí có thể xảy ra với các chướng ngại vật tự nhiên như đá ngầm, bãi san hô, các tảng băng trôi. Người ta không thể quên con tàu hiện đại Titanic - Con tàu không thể chìm - đã chìm nghiễm dưới đáy đại dương năm 1912 sau vụ đâm va định mệnh với một tảng băng trôi, là một trong những thảm họa hàng hải nghiêm trọng nhất mọi thời đại.
  • PHONG BA BẢO TỐ VÀ NHỮNG CƠN SÓNG CỒN
Người đi biển không thể quên câu nói "Không con tàu nào có thể chiến thắng được thiên nhiên". Thực tế, thiên nhiên khắc nghiệt là nguyên nhân khiến nhiều con tàu đã bị nuốt chửng vào biển sâu trong quá khứ. Thời tiết thất thường, những con sóng khổng lồ là một vài trong số các hiện tượng thiên nhiên có thể đánh chìm bất kỳ loại tàu nào trên thế giới. Những con sóng cao như tòa nhà 10-15 tầng đã vùi dập nhiều con tàu khổng lồ xuống tận đáy biển. Các cơn bão lớn cũng là nguyên nhân chính đã quật đổ nhiều con tàu trong quá khứ. Những con sóng có vẻ “ mỹ miều” nhưng kỳ quái tấn công từ hai bên mạn tàu làm lật úp các con tàu mà không có dự báo nào trước đó cũng là nguyên nhân vài thảm họa đáng tiếc đã xảy ra.
  • TRỤC TRẶC HƯ HỎNG THIẾT BỊ
Không có gì tồi tệ hơn sự cố máy móc trên tàu, đặc biệt khi nó xảy ra trong tình huống hiểm nghèo. Sự cố của các thiết bị xảy ra trên các tuyến đường đông đúc tàu bè, trên luồng lạch, hoặc gần các cảng có thể dẫn đến va chạm hoặc mắc cạn, chạm đáy. Nhiều tai nạn, có khi chìm tàu, đã diễn ra vì nguyên nhân này trong quá khứ. Trang thiết bị như máy chính, máy phát điện, máy lái, bánh lái, chân vịt … có thể bị trục trặc hư hỏng vào giờ phút hiển nghèo như khi tàu đang trong bão gió giữa biển khơi, lúc đang điều động hoặc cặp cầu là vô cùng nguy hiểm. Chỉ cần một trong các sự cố đó xảy ra có thể dẫn đến tai họa trong khi tàu đang vận hành.
  • KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN CỦA THUYỀN VIÊN YẾU KÉM
Có thể nói rằng bất kỳ tai nạn nào, dù lớn hay nhỏ diễn ra trên một con tàu, là kết quả của một lỗi lầm nào đó bắt nguồn từ con người dưới những hình thức khác nhau. Thuyền viên thiếu năng lực chuyên môn hoặc bất cẩn là sự thể hiện thiếu trách nhiệm tồi tệ nhất đối với con tàu.

Các sĩ quan kỹ thuật đã không chú ý đến việc bảo trì thích hợp và không chu đáo khi tiến hành kiểm tra định kỳ trên tàu. Họ ít chú ý đến những yêu cầu tối thiểu về an toàn. Không ít sĩ quan kỹ thuật thậm chí còn lẩn tránh quan sát theo dỏi máy móc trong các ca trực của mình và do đó làm tăng thêm nguy cơ sự cố.

Ngay cả bộ phận boong, các sĩ quan nhiều khi bỏ qua, không lưu ý đến các dự báo thời tiết, các cảnh báo, và các dấu hiệu quan trọng khác có thể dẫn đến rủi ro. Các thói quen cực kỳ nguy hiểm như, xem nhẹ, phớt lờ và thiếu năng lực nhận thức tình huống là nguyên nhân dẫn đến những vụ chìm tàu đáng tiếc trong quá khứ.

Năng lực chuyên môn của thuyền viên yếu kém là do lỗi của hệ thống đào tạo cộng hưởng với sự thiếu tinh thần phấn đấu, tự học hỏi vươn lên của thuyền viên.
  • CHIẾN TRANH HOẶC CƯỚP BIỂN TẤN CÔNG
Chim tàu do chiến tranh và sự gây hấn của kẻ thù không phải là những sự kiện hiếm thấy trong thời đại ngày nay. Trong quá khứ, nhiều tàu đã chìm đắm sau khi bị hư hỏng do các cuộc tấn công từ tàu của đối phương. Điều này đã từng xảy ra khi một con tàu từ một quốc gia có chủ quyền bị kẻ thù tranh chấp lãnh hải tấn công như là một cuộc chiến không tuyên bố.

Ngoài ra, hoạt động của bọn cướp biển cũng tăng mạnh trong vài năm qua. Cướp biển ngày nay được biết đến như là một lực lượng với trang bị vũ khí tiên tiến như rocket và súng trường cùng với xuồng cao tốc. Cướp biển đã làm hư hỏng rất nhiều tàu bằng vũ khí của họ. Mặc dù chưa có vụ chìm tàu nào liên quan đến cướp biển, nhưng các cuộc tấn công của chúng vẫn có khả năng làm chìm tàu.
  • PHÁ NƯỚC
Phá nước tức là nước vào tàu bằng cách này hay cách khác. Bất kỳ con tàu nào trước khi chìm cũng bị phá nước. Tuy nhiên, phá nước cũng có thể xảy ra do một vài nguyên nhân khác. Hầu hết các trường hợp bị phá nước đều do hư hỏng thân tàu tạo ra các lỗ thủng hay vết nứt làm cho nước rò vào bên trong.

Những lý do khác gây ra phá nước là các trường hợp hỏng van, va chạm, nứt gẩy đường ống, vv. Tàu bị vào nước còn do thời tiết xấu và những đợt sóng khổng lồ trút nước lên boong khi tàu không kín nước.
  • NGUỒN GỐC CỦA NGUYÊN NHÂN – SỰ CẨU THẢ CỦA CON NGƯỜI
Các nguyên nhân chung chung kể trên không nói thì ai cũng biết. Nhưng nguồn gốc sâu xa của những nguyên nhân đó là gì
? Chúng ta phải phân tích sâu hơn căn nguyên của chúng. Dưới đây là 10 căn nguyên khiến cho những con tàu có thể bị chìm.

1. Thuyền viên không vận dụng đẩy đủ các kỷ năng của nghề đi biển:

• Không cập nhật kiến thức nghề nghiệp, qua loa đại khái trong công việc;
• Không thấu hiểu Colregs để vận dụng nó một cách đúng đắn;
• Không chịu học hỏi từ những sai lầm trước đây;
• Luôn cho mình đúng, không tôn trọng cách làm việc theo tập thể nhóm;
• Không lắng nghe ý kiến của cấp dưới;
• Nhận thức tình huống yếu kém;
• Không tập trung tinh lực trong tình huống khẩn cấp.

2. Thuyền trưởng không nghiêm túc triển khai các cuộc diễn tập tình huống khẩn cấp:


• Không tiến hành diễn tập an toàn chống cháy nổ;
• Không tiến hành diễn tập kiểm soát hư hại;
• Không tiến hành diễn tập sự cố máy lái;
• Không tiến hành diễn tập sự cố máy chính và máy phát điện.
• Thậm chí có một vài Thuyền trưởng còn lừa dối bằng các cuộc “diễn tập trên giấy”

3. Thuyền viên không giữ gìn con tàu trong trạng thái vững chải, trật tự:

• Không chằng buộc cẩn thận hàng hóa và các vật liệu khác trên tàu trước khi ra biển;
• Không giữ cho buồng máy, hầm hàng, khu vực sinh hoạt trật tự ngăn nắp;
• Quản lý nội vụ yếu kém, quen nếp sống bừa bãi;

4. Thuyền trưởng, sĩ quan trực ca không quan tâm các dự báo thời tiết:

• Không tận dụng hết khả năng những thiết bị hàng hải trên tàu để thụ thập đủ các dự báo thời tiết;
• Không tận dụng hết khả năng thiết bị truyền thông trên tàu để hiểu biết tình hình bên ngoài và các cảnh báo hàng hải;

5. Không giữ được sự hòa thuận trong thuyền viên:

• Không hiểu tâm lý của thuyền viên;
• Thuyền viên chia bè cánh theo địa phương, theo quốc tịch, theo sở thích, mất đoàn kết nội bộ, chống phá, đối đầu nhau, không hợp tác trong công việc;

6. Thuyền viên không duy trì được tinh thần minh mẩn và thể lực khỏe mạnh:

• Thiếu ngủ;
• Uống rượu;
• Cờ bạc, sát phạt nhau ;
• Hút thuốc lá;
• Sử dụng ma túy;
• Không giữ cho đầu óc tĩnh táo khỏi những ưu phiền cá nhân;
• Không loại bỏ đươc các căng thẳng cá nhân trong cuộc sống;
• Không chịu chia sẻ và lắng nghe những vấn đề của nhau để giải tỏa rắc rối, giảm nhẹ ưu phiền cá nhân trong cuộc sống;
• Không rèn luyện thể lực cho dù tập luyện với loại thể dục đơn giản trên tàu;

7. Thuyền viên không bảo dưỡng chu đáo máy móc thiết bị:


• Không đọc “Sổ tay hướng dẫn thiết bị” của nhà chế tạo, vì lười biếng hay kém ngoại ngữ;
• Không tiến hành bảo dưỡng ngăn chặn hoặc bảo dưỡng hỏng hóc đầy đủ theo kế hoạch bảo dưỡng (PMS);
• Không thực hiện việc kiểm soát, giám sát tình trạng máy móc;
• Cho ta đây hiểu biết hết mọi thứ, không nghiên cứu học hỏi;
• Không duy trì ghi nhật ký;
• Không hiệu chuẩn các trang bị, máy đo, dụng cụ;
• Không che đậy trang thiết bị khi không sử dụng;
• Không thử định kỳ các thiết bị khẩn cấp như thiết bị chống cháy, máy phát điện sự cố, đèn chiếu sáng sự cố, thiết bị báo cháy, xuồng cứu sinh v.v...để chúng lúc nào cũng sẵn sàng hoạt động;

8. Thuyền viên không quan sát động thái của trang thiết bị lúc chúng hoạt động:

• Không để mắt phát hiện những chỗ rò rỉ, vào nước, nguyên nhân gây cháy nổ;
• Không chịu đọc chỉ báo trên đồng hồ của các trang thiết bị để giám sát các thông số kỹ thuật kịp thời phát hiện những gì không bình thường;
• Không chú ý lắng nghe tiếng động không bình thường từ máy móc thiết bị;
• Không tận dụng khứu giác để phát hiện mùi ga, mùi nhiên liệu bị rò, mùi cháy khét;
• Không chịu dùng xúc giác tiếp xúc với máy móc để phát hiện các rung động bất thường, nhiệt độ bất thường;
• Không tuân thủ đúng các quy trình an toàn khi làm việc với trang thiết bị.

9. Thuyền viên không tuân thủ các quy định, luật lệ:

• Không chịu đọc các niêm yết kiến thức an toàn treo khắp nơi trên tàu;
• Không thể hiện thành văn bản ( các quy trình và hướng dẫn) các công việc và hoạt động của tàu theo yêu cầu của ISM Code.
• Không thực hiện đúng các quy trình của Sổ tay QLAT, không thực hiện nghiêm túc các bản Danh mục kiểm tra (Checklist).
• Không hiểu biết đầy đủ và không cập nhật nội dung các công ước SOLAS, MARPOL, COLREG, ISM Code, ISPS, STCW. MLC 2006 vv...

10 . Hệ thống quản lý của Công ty yếu kém:

• Sự thiếu chuyên nghiệp trong quản lý của chủ tàu;
• Chủ tàu không có đủ cán bộ quản lý chuyên môn đủ năng lực;
• Mua tàu quá già, tàu giá rẻ chất lượng kém vì lợi ích kinh doanh (lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm);
• Trả lương thấp hoặc nợ lương thuyền viên nên không tuyển chọn thuyền viên có đủ năng lực chuyên môn vì phải trả lương cao;
• Không tiến hành kiểm tra nghiêm túc việc thực hiện các quy trình hoạt động của tàu và không thực hiện đúng quy trình khắc phục khiếm khuyết tại tàu, vì nể nang, xuề xòa cho qua chuyền hay vì những món quà đã chót cầm trên tay;
• Rút bớt các hạng mục lên đà sửa chữa định kỳ bảo dưỡng vì sợ mất thời gian khai thác, không mua đủ phụ tùng vật tư, hoặc mua chúng với chất lượng kém vì thắt chặt chi tiêu;
• Nhiều loại giấy tờ chứng nhận chất lượng con tàu và hệ thống quản lý được cấp chỉ là phù phép. đó là hệ quả của tệ ăn xổi ở thì, vòi vĩnh, hối lộ, chung chi của các mối quan hệ chằng chịt, ma quỹ, mờ ám. Nói chung là lỗ hỏng của hệ thống quản lý hiện nay trong các cơ quan công quyền;
• Tất cả vì lợi nhuận, lợi ích trước mắt, không quan tâm đúng mức quản lý an toàn và cuộc sống của thuyền viên.
Nếu từ các căn nguyên đó mỗi người tự rút ra cho mình bài học và áp dụng vào thực tiển thì chắc chắn con số “80%...” sẽ thu nhỏ lại, các con tàu bị chìm có thể sẽ giảm… đáng kể ./.
Thỉnh thoảng vẫn nghe thông tin về những vụ tàu chìm ở nước ta và khắp nơi trên thế giới. Tàu chìm là một sự cố không ai mong muốn mà cũng không ai lường trước được chuyện đó sẽ xảy ra.

Nguồn: Thuyền trưởng Tiếu Văn Kinh
 

Donald

Active Member
Bài viết
115
Reaction score
140
Tại sao tàu chìm?
Trả lời : Vì tàu không thể tiếp tục duy trì trạng thái nổi.
 

Tìm thành viên

Top