Giải đáp SỬA TỜ KHAI CÓ BỊ PHẠT VI PHẠM KHÔNG? MỨC PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
940
  • Update theo thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018
Chia thành 2 mốc khai bổ sung:trong thông quan và đã được thông quan

Mốc 1: Khai bổ sung trong thông quan:

- Trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan => Không bị phạt

- Sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thông quan => bị xử lý theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện khai bổ sung hồ sơ hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi cơ quan hải quan phát hiện sai sót, không phù hợp giữa thực tế hàng hóa, hồ sơ hải quan với thông tin khai báo trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa => bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Thông tư chỉ nói là "bị xử lý theo quy định của pháp luật" chứ không nói cụ thể bị như thế nào, nên chúng ta sẽ căng cứ vào nghị định 127/2013/NĐ-CP và nghị định 45/2016/NĐ-CP để xem mức phạt.

Mốc 2: Khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan:


Trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung sau thông quan trong các trường hợp sau:

- Khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra => Không bị phạt

- Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra => bị xử lý theo quy định của pháp luật. (Theo quy định chỉ phạt khi liên quan tới thuế)


============================================================================
Bài viết cũ theo Thông tư 38 /2015/TT-BTC :

Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 38 /2015/TT-BTC ta chia hình thức sửa tờ khai thành 3 mốc thời gian. và việc có bị xử phạt vi phạm hay không sẽ phụ thuộc vào việc bạn sửa tờ khai khi nào và bạn có thuộc diện được loại trừ phạt vi phạm hay không.
  • Mốc thời gian sửa tờ khai:
Mốc 1: Sau khi truyền tờ khai hải quan điện tử nhưng trước khi đi mở tờ khai

Sửa tờ khai trong mốc trên thì không bị phạt vi phạm. (bạn được sửa tối đa 9 lần)

Mốc 2: Khai bổ sung hồ sơ hải quan sau sau thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

=> Bạn sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo Điều 7 Nghị định 45/2016/NĐ-CP hoặc Điều 7 Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

Mốc 3: Sửa tờ khai trong thời gian 60 ngày sau thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan.

=> Khi đó bạn việc sửa tờ khai sẽ không bị phạt vi phạm hành chính, dù việc khai sai có ảnh hưởng tới số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn.

Mốc 4: Sửa tờ khai sau thời gian 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan.

=> Bạn sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo Điều 7 Nghị định 45/2016/NĐ-CP hoặc Điều 7 Nghị định 127/2013/NĐ-CP. Trong trường hợp ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp.
  • Trường hợp được loại trừ phạt vi phạm: (Điều 7 Nghị định 45/2016/NĐ-CP)
Nếu bạn sửa tờ khai thuộc khoảng thời gian trong mốc 1 và mốc 3 nhưng thuộc những trường hợp sau thì được miễn phạt vi phạm:

- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về sửa tờ khai nhưng số tiền thuế chênh lệch không quá 500.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do cá nhân thực hiện hoặc 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện.

- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng quy định tại Điều 7 Nghị định này mà hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá không quá 10% trị giá hàng hóa thực xuất khẩu, thực nhập khẩu, nhưng tối đa không quá 10.000.000 đồng.

- Khai đúng tên hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu nhưng khai sai mã số, thuế suất, mức thuế lần đầu. Việc khai sai mã số, thuế suất được coi là lần đầu khi đáp ứng các điều kiện:
+ Cá nhân, tổ chức chưa xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó;
+ Chưa được cơ quan Hải quan hướng dẫn, xác định mã số, thuế suất hàng hóa đó hoặc đã hướng dẫn nhưng chưa đúng.
  • Mức phạt hành chính sẽ căn cứ vào 2 yếu tố chính là:
- Loại hình khai báo hải quan (ví dụ: Loại hình kinh doanh, sản xuất xuất khẩu, gia công, tạm nhập tái xuất… sẽ có mức phạt khác nhau)

Ví dụ:
“Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, xuất xứ, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật.”

- Căn cứ vào việc sửa tờ khai có ảnh hưởng tới số tiền thuế phải nộp hay không: Nếu không ảnh hưởng tới thuế thì áp dụng phạt theo Điều 7. Nếu hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn; gian lận, trốn thuế thì xử phạt theo Điều 8 hoặc Điều 13 Nghị định 45 hoặc 127.

Lưu ý:
Các bạn lưu ý là Nghị định 45 được ban hành sau để sửa đổi và bổ sung một số Điều của Nghị định số 127 vì vậy bạn phải tham khảo Nghị định 45 trước, nếu trong Nghị định 45 không có thì mới tham khảo nghị định 127.

Các bạn tải Nghị định 45/2016/NĐ-CP và Nghị định 127/2013/NĐ-CP theo file bên dưới nhé.
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:

Tìm thành viên

Top