Chia sẻ PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH TRONG XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
Phương pháp trị giá giao dịch là phương pháp quan trọng và hay gặp nhất trong các phương pháp xác định trị giá tính thuế. Tuy nhiên để được áp dụng phương pháp này thì hàng hóa nhập khẩu cũng cần phải thỏa mãn một số điều điều kiện .
Và muốn vận dụng chính xác chúng ta cần hiểu rõ về các phần cấu tạo của phương pháp. Thành phần đó đến từ công thức của nó:

TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ = TRỊ GIÁ GIAO DỊCH = GIÁ THỰC TẾ CỦA HÀNG HÓA +/- CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH CỘNG TRỪ

6.png


Chúng ta chỉ cần xoay quanh hai vấn đề: Điều kiện áp dụng và cách vận dụng
  • ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC ÁP DỤNG
- Phải có giao dịch bán hàng: tức là có phát sinh hàng đổi tiền. Trường hợp hàng quà biếu tặng là không được.

- Người mua không phải chịu bất cứ chi phối nào từ người bán về quyền sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu.

Vd: Nhà NK A mua hàng nhà XK B với giá rẻ để sau khi nhập về A chế tạo hoặc gia công thêm cho hàng hóa rồi phải bán lại cho B thì sẽ không được áp dụng quy tắc này.

- Giá cả giữa người bán và người mua phải thuận theo giá thị trường, không phải chịu bất kỳ ràng buộc bởi bất cứ lý do nào thêm.

Vd: Nhà XK B chỉ đồng ý bán cho A sản phẩm c với giá 10k/sp nếu như A phải mua kèm thêm sản phẩm d của B (Trong khi giá không mua kèm sp d là 15k) => Như vậy không cho phép áp dụng quy tắc này.
Tuy nhiên: Nếu xác được mức độ làm ảnh hưởng tới sản phẩm c rồi cộng thêm phần ảnh hưởng đó vào giá sản phẩm c thì vẫn được chấp nhận. Như ví dụ trên: mức độ ảnh hưởng là d = 5k

- Người nhập khẩu sau khi bán được hàng nhập khẩu không phải trả thêm bất cứ khoản tiền nào từ tiền thu được cho người xuất khẩu => Tức là không chia lợi nhuận cho người xuất khẩu nữa.
Tuy nhiên: Nếu xác định được khoản thối lại cho nhà xuất khẩu và cộng thêm vào giá hàng lúc nhập khẩu thì vẫn được.

Vd: Nhà XK B bán cho nhà NK A sản phẩm C giá 10k/sp. Và quy định sau khi A bán được sp C thì phải cho B 5k. Vậy giá trị tính thuế được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch là 10k + 5k.

- Nhà XK và nhà NK không được bán giá thấp hơn vì có mối quan hệ đặc biệt:
+ Thành viên của một gia đình: ông, bà , cha, mẹ, dâu, rể, cô, chú, bác, con cháu...
+ Doanh nghiệp hợp doanh vốn góp.
+ Ông chủ và người làm thuê.
+ Họ cùng kiểm soát bên thứ 3 hoặc cùng bị bên thứ 3 kiểm soát.
Nếu chứng minh được giá sản phẩm được bán theo giá thị trường và không bị ảnh hưởng bới mối quan hệ thì được chấp thuận.
  • CÁCH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP - HIỂU RỎ CÔNG THỨC +/-
Khó nhất trong phương pháp này là xác định các khoản điều chỉnh trong giá hàng hóa. Vì trong một lô hàng ngoài giá hàng ra chúng còn phải vận chuyển, bào hiềm, đóng gói.... Vậy những khoản như thế chúng ta có phải cộng vào khi khai báo hải quan không? khoản nào thì không phải cộng vào? Chúng ta sẽ đi làm rõ về vấn đề này.

Các khoản điều chỉnh cộng: Nếu xuất hiện những khoản sau trong quá trình mua hàng thì phải cộng vào để khai báo

- Tiền hoa hồng và phí mô giới
- Chi phí bao bì/ Chi phí đóng gói hàng hóa
- Các khoản trợ giúp
- Tiền bản quyền, phí giấy phép
- Khoản lải chuyển lại
- Chi phí bào hiểm
- Chi phi vận chuyển

Đặt điểm chung của các khoản này là phải có liên quan tới hàng hóa; Do người mua chịu; chưa nằm trong giá bán; phải định lượng được và có chứng từ hợp pháp chứng minh.

1. Tiền hoa hồng, phí mô giới

+ Hoa hồng mua hàng: do nhà NK trả khoản này để nhờ đại lý tìm kiếm nhà cung cấp một mặt hàng nào đó, khi đó giá mà nhà XK bán cho nhà NK sẽ không bị ảnh hưởng từ khoản tiền này. Nên khoản này chúng ta không phải cộng vào.
+ Hoa hồng bán hàng: do nhà XK trả khoản này để nhờ đại lý tìm kiếm khách hàng để mình bán được sản phẩm, Khi đó trong giá sản phẩm bán ra chắc chắn đã phải cộng chi phí này vào rồi (nhà XK không cộng vào thì không lời nhiều hoặc sẽ bị lỗ). Đo đó khoản này nếu nhà XK tách riêng ra trong hóa đơn bán hàng thì chúng ta phải cộng vào (Trên thực tế, rất ít trường hợp nhà XK tách riêng khoản này, họ thường gộp chung trên hóa đơn để bán cho nhà NK)
+ Phí mô giới: Mô giới là người đứng trung gian giúp nhà XK và nhà NK xúc tiến quá trì mua bán được thuận lợi. Phí này có thể do một trong hai hoặc cả hai đều trả cho mô giới. Khoảng này chúng ta phải cộng vào.

2. Phí bao bì/ Chi phí đóng gói hàng hóa:

- Chi phí được bán đồng nhất với hàng hóa (không bao gồm các loại bao bì dùng trong vận chuyển quốc tế như: Container, thùng chứa, giá đỡ....) thì phải cộng vào trong giá tính thuế nếu như nhà XK tách riêng khoảng này trong giá bán.

Vd: như bao PE, thùng carton, đai kiện, pallet....

- Chi phí cho vật liệu đóng gói gồm: chi phí cho việc mua vật liệu, vận chuyển vật liệu, nhân công đóng gói: phải cộng vào.

3. Các khoản trợ giúp

Các khoản này do nhà NK cung cấp miễn phí hoặc có giá ưu đãi để giúp nhà XK tạo ra sản phẩm bán cho nhà NK. Nó đến từ 4 loại hình hỗ trợ sau:

- Nguyên liệu thô, bộ phận, linh kiện làm ra sản phẩm XK.
- Nhiên liệu, năng lượng tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng XK.
- Dụng cụ, máy móc để sản xuất sản phẩm XK: Chỉ cộng vào phần khấu hao máy móc khi sản xuất ra sản phẩm NK đó.
- Công nghệ sản xuất, bản vẽ, thiết kế kỹ thuật.

4. Phí bản quyền, phí giấy phép


Là loại phí mà nhà NK phải trả rực tiếp hoặc gián tiếp cho người chủ SHTT về các loại hình như: Nhãn hiệu, bằng sáng chế, Quyền tác giả; Thiết kế, công thức, công nghệ. Nếu như nhà NK sữ dụng hoặc áp dụng lên cho hàng hóa nhập khẩu.

5. Chi phí vận tải, bao hiểm

Dây là chi phí phổ biến, hay gặp và áp dụng nhất trong quá trình mua hàng và khai báo hải quan. Nó được tính từ vị trí phát sinh chi phí đầu tiên cho tới điểm dỡ hàng tại nước nhà NK. Những chi phí phát sinh sau đó như: vận chuyển nội địa, bảo hiểm trong quá trình vận chuyển nội địa sẽ không phải cộng vào trị giá khai báo.

Các khoản điều chỉnh trừ: Trừ ở đây là không phải cộng vào chứ không phải là trừ ra trong giá hàng hóa (trừ khi trong giá hàng hóa đã bao gồm khoản này thì trừ ra). Gồm các khoản sau:

- Giảm giá
- Chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu
- Chi phí tiếp thị quản cáo
- Lãi vay theo thỏa thuận tài chính giữa nhà NK và XK

1. Giảm giá:

Là hình thức giảm giá theo câp độ thương mại (bán buôn, bán lẽ, bán cho người sữ dụng...), giảm giá khi mua số lượng lớn, giảm giá khi thanh toán nhanh, thanh toán toàn phần. Hai bên phải thỏa thuận bằng văn bản thể hiện khoản giảm giá này.
Không áp dụng cho cac khoản giảm giá dựa trên các mối quan hệ đặc biệt.

2. Chi phí sau nhập khẩu:

- Chi phí xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa.
- Chi phí vận chuyển bào hiểm trong nội địa phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa.
- Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp vào ngân sách nhà nước tính trong giá mua hàng nhập khẩu.

3. Chi phí tiếp thị quản cáo:

Các chi phí cho tiếp thị hoặc quản cáo xuất hiện trước hoặc sau khi nhập khẩu hàng hóa đều không phải cộng vào.
Vd: Chi phí nghiên cứu thị trường, Quản cáo thương hiệu, sản phẩm, Chi phí tham gia hội chợ, triển lãm...

4. Tiền lãi:

Tiền lãi này phát sinh do nhà NK trả chậm tiền hàng, nhưng phải được lập thành văn bản và lãi xuất không được vượt quá lãi xuất trần ở Việt Nam. Như thế sẽ không phải cộng vào khi khai báo hải quan.
 
Sửa lần cuối:

Song Khánh

New Member
Bài viết
1
Reaction score
0
Cảm ơn phần chia sẻ hữu ích của admin ạ, a/c có thể cho em hỏi phần nội dung về trị giá này em có thể tham khảo thêm nữa ở thông tư, nghị định nào ạ? Em rất mong nhận được sự chi sẻ ạ!
 

Tìm thành viên

Top