Chia sẻ Phế liệu trong loại hình gia công & sản xuất xuất khẩu

Oscar Le

Moderator
Bài viết
1,850
Reaction score
1,385
Hiện nay, nhiều bạn đặt ra câu hỏi về việc xử lý phế liệu như thế nào cho đúng. Câu hỏi này có phần nan giải với chúng ta, bởi việc xử lý phế liệu đúng trước tiên cần phải xác định được : Định mức, định mức nguyên vật liệu tiêu hao, tỷ lệ hao hụt chính xác.

PHẦN 1: NHỮNG CÂU HỎI CẦN PHẢI CHÚ Ý

1. Có được tính định mức trung bình hay không :

- Căn cứ vào điều 55 thông tư 38/2015/TT-BTC thì định mức ở đây là định mức thực tế do đó tất cả các khái niệm định mức trung bình theo thông tư nghị định cũ đã hết hiệu lực không còn giá trị để thực hiện. Vì vậy các bạn đang thực hiện tính định mức trung bình cần tỉnh táo thực hiện cho đúng với quy định hiện tại. Nhất là những bạn trong công ty may, thay vì việc tính định mức trung bình cho các size các bạn phải thể hiện rõ định mức theo từng size: X,M,XL,XXL... Đã có rất nhiều công ty bị phạt do việc đi theo lối mòn mà không chịu thực hiện theo thông tư hiện hành.

2. Thế nào là xây dựng định mức:

- Không phải là khi chúng ta đưa ra 1 định mức, áp nó vào form và in lưu trữ chứng từ đó là "xây dựng định mức" mà đó chỉ là "làm định mức". Vậy phương án xây dựng định mức là thế nào, là chúng ta phải chuẩn bị cho nó cả 1 hệ thống để chứng minh và giải trình nó là đúng và thực tế. Rất nhiều bạn cứ thấy lệch tồn là quay ngược về chỉnh định mức, chỉnh tỷ lệ hao hụt mà không biết rằng việc làm của chúng ta sẽ mang lại kết quả khó lường khi Kiểm tra báo cáo và kiểm tra sau thông quan.

3. Xác định tỷ lệ hao hụt thế nào cho đúng:

- Nhiều doanh nghiệp nhiều nhà máy các bạn thường đưa ra tỷ lệ hao hụt trung bình do việc chúng ta chưa có phương pháp xác định tỷ lệ hao hụt đúng. Các bạn kế toán thường đưa ra phương pháp kiểm kê định kỳ rồi đẩy tất cả hàng lỗi hỏng, mất đi vào hao hụt, nhưng như vậy có đúng không.

- Trong quá trình sản xuất các bạn thấy tháng này hao hụt là 5% , tháng sau hao hụt 100% thậm chí 1000% và cứ như vậy chúng ta đổ thành hao hụt là trung bình cộng các tháng, vậy tỷ lệ hao hụt sẽ không đúng thực tế, khi các bạn chạy mẫu 43 của chế xuất, mẫu 57 của sxxk và mẫu BC05 của gia công sẽ thấy nó bị âm thời điểm nếu ta sử dụng tỷ lệ hao hụt như vậy.

4. Phế phẩm có đưa vào hao hụt trong định mức hay không?

Theo điều 55 Thông tư 38:"Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao. Trường hợp lượng phế liệu, phế phẩm đã tính vào định mức sử dụng hoặc định mức vật tư tiêu hao thì không tính vào tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư." Theo điều này phế phẩm có thể được tính vào tỷ lệ hao hụt nhưng với quan điểm của mình :" KHÔNG NÊN CHO VÀO TỶ LỆ HAO HỤT ĐỐI VỚI PHẾ PHẨM". Bởi vì phế phẩm nếu chúng ta chưa được xử lý chúng ta vẫn có thể xuất theo loại hình xuất tương ứng như : E62, E42,E52,E56 vấn đề ở đây chỉ là vấn đề thanh toán.

Thứ 2 khi tạo thành sản phẩm (bao gồm cả phế phẩm) nguyên vật liệu đã được tính tỷ lệ hao hụt rồi, nếu chúng ta tính phế phẩm cả vào tỷ lệ hao hụt chúng ta sẽ bị lặp lại 1 lần hao hụt, và lúc này chúng ta lại phải xác định lại tỷ lệ hao hụt dẫn tới việc sửa chữa tỷ lệ hao hụt và chứng minh nó rất khó khăn.

Thứ 3 đó là quy trình xử lý phế phẩm giống với quy trình xử lý phế liệu ngoài định mức nên việc cho nó vào tỷ lệ hao hụt là không nên.

5. Phế liệu trong định mức có cần phải thông báo tới cơ quan hải quan hay không?

- Nhiều bạn nói rằng đã là phế liệu trong định mức thì liên quan gì tới hải quan nữa, xin lỗi các bạn quá nhầm cho cái ý nghĩ nói trên. Về tiêu hủy cả 3 loại hình : Gia công , chế xuất, sản xuất xuất khẩu quy trình thực hiện đều hướng về điều 64 thông tư 38/2015/TT-BTC quy định như sau:
d) Tiêu huỷ nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu huỷ. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên, tổ chức, cá nhân tự chịu trách

Nguồn:
Vmt Logistic
 

Tìm thành viên

Top