Chia sẻ PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ PHẾ LIỆU TRONG HÀNG GIA CÔNG

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
PHẦN 1: PHÂN LOẠI PHẾ LIỆU

Việc phân loại phế liệu rất quan trọng, đây có thể nói là nghiệp vụ quan trọng nhất trong việc xử lý này. Có rất nhiều loại cần phải phân biệt rõ như sau:

1. Phế liệu vô hại và phế liệu nguy hại:
Để xác định phế liệu là nguy hại hay vô hại chúng ta cần căn cứ vào Sổ chủ nguồn thải của doanh nghiệp mình để xác định. Từ Sổ chủ nguồn thải chúng ta biết được phế liệu nào đã được đăng ký nguy hại và vô hại qua đó xử lý chúng theo đúng pháp luật hiện hành. Ở đây mình không đi sâu vào việc xử lý vô hại như thế nào và nguy hại thế nào bởi việc đó của các công ty môi trường; nhưng người làm thủ tục cần nắm được để lưu giữ chứng từ cho chính xác và đầy đủ.

2. Phế liệu tiêu hủy hoàn toàn và phế liệu thu hồi:
+ Thường chúng ta dựa vào trực quan để tiến hành kiểm tra. Tại sao chúng ta cần phải phân biệt hai loại này bởi lẽ nếu chúng ta không phân biệt dẫn tới thực hiện sai quy trình; sẽ bị phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực hải quan và cưỡng chế thuế vì gian lận thuế.
+ Đối với phế liệu tiêu hủy hoàn toàn chúng ta chỉ cần thực hiện theo thủ tục tiêu hủy và bàn giao lại cho bên môi trường. Đối với phế liệu thu hồi, sau khi sơ hủy như đốt, cắt nhỏ.. sẽ cho lại lượng phế liệu còn giá trị sử dụng; đối với phế liệu này, chúng ta phải thực hiện tiếp việc mở tờ khai xuất, bên nhập khẩu sẽ mở tờ khai nhập và nộp thuế.

Ví dụ: Khi tiêu hủy bản mạch điện tử bằng cách đốt chúng ta sẽ thu lại được đồng phế liệu, phải mở tờ khai xuất B11 cho đồng phế liệu. Bên nhập khẩu sẽ mở tờ khai A12 và nộp thuế.

3. Phế liệu trong định mức và phế liệu ngoài định mức; phế liệu nhà máy.
+ Phế liệu trong định mức: Để nói rõ về khái niệm này mình xin lấy 1 ví dụ rất đơn giản: Khi nấu cơm chúng ta dùng 1 bò gạo và được 3 bát cơm trong đó hao hụt nửa bát cơm do dính nồi. Vậy tỷ lệ hao hụt ở đây là 0.5/3 %. Cái cơm dính nồi ở đây là phế liệu trong định mức vậy ta có thể đưa ra kết luận : Phế liệu trong định mức là số lượng nguyên vật liệu hao hụt trong quá trình làm ra sản phẩm. Nó sẽ là mặc định bị bao hụt trong quá trình sản xuất, ví dụ như cắt 1 m2 vải để làm thành cái áo thì ta không thể sử dụng hết được cả 1m2 vài, nó sẽ có vải vụn từ các đường cắt.
+ Phế liệu ngoài định mức:Cũng xét với ví dụ nồi cơm như trên, nhưng do hôm nấu cơm ta lại mải chơi điện tử quên đổ nước vậy là cả nồi cơm bị cháy hỏng. Cả nồi cơm cháy đó là phế liệu ngoài định mức, lỗi do thao tác, nó không xảy ra thường xuyên và ta không thể tính toán được tỷ lệ chính xác cho nó. Vậy ta đưa ra kết luận : Phế liệu ngoài định mức là phế liệu phát sinh do lỗi thao tác, tai nạn nó không xảy ra thường xuyên mà xảy ra theo tình huống. Cũng xét ở công ty may mặc như trên, do công nhân cắt sai vải dẫn đến không thành hình cái áo theo yêu cầu, mét vải đó bị loại bỏ, chúng ta không thể đi tính toán lại tỷ lệ hao hụt để phục vụ cho 1 tình huống như vậy được mà phải để nó sang phế liệu ngoài định mức. Do đó thành phẩm bị hỏng ta cũng cho vào phế liệu ngoài định mức.
+ Phế liệu nhà máy: Phế liệu không là nguyên liệu, phế liệu này phát sinh trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của nhà máy : Ví dụ bóng đèn huỳnh quang bị vỡ, găng tay công nhân, quần áo sạch bị hỏng, giấy vệ sinh, giấy văn phòng loại bỏ ...

Kết luận:Vì vậy trong mỗi trường hợp thực hiện tiêu hủy, xử lý phế liệu ta cần nắm rõ điều này.

PHẦN 2: XỬ LÝ PHẾ LIỆU

Ở đây mình xin nói về xử lý phế liệu trong định mức và ngoài định mức.

1. Phế liệu trong định mức:
Thực hiện theo điều 64 TT 38/2015/TT-BTC
+/Cụ thể như sau:

a. Tiêu hủy:
*Công văn xin xử lý phế liệu trong định mức :
- Thể hiện được số công văn.
- Nội dung tiêu hủy
- Số lượng , ước tính khối lượng theo mã hàng, tên hàng.
- Đối tác xử lý và địa chỉ xử lý
- Phương pháp xử lý
- Thời gian xử lý.
* Hợp đồng xử lý phế liệu với đối tác môi trường.
* Hồ sơ năng lực của đối tác xử lý môi trường.
Cơ quan hải quan sẽ giám sát trên cơ sở quản lý rủi ro dựa trên sự chấp hành của doanh nghiệp : Giám sát tiêu hủy hoặc không.
Lưu hồ sơ:
- Công văn, hồ sơ, biên bản bàn giao phế liệu, hóa đơn xử lý, Biên bản giám sát ( nếu có). Liên 4 vận chuyển chất thải nguy hại nếu có.
Kết luận: Chú ý việc lưu hồ sơ rất quan trọng vì phế liệu trong định mức được đưa vào ô số 6 ( Xuất trong kỳ ) trong mẫu 15 Báo cáo quyết toán theo điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC

b. Hồ sơ hủy bán thanh lý phế liệu.
Hồ sơ như mục a, nhưng có thêm 1 số chi tiết như sau:
- Biên bản giám sát sơ hủy thu hồi phế liệu.
- Hóa đơn VAT bán phế liệu ( Hóa đơn 0%)
- Hóa đơn xử lý phế liệu.
- Mở tờ khai Hải quan theo điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Loại hình B11. Đầu nhập khẩu mở tờ khai loại hình A12 nộp thuế. (Chỉ áp dụng cho DNCX).
Lưu hồ sơ gồm tất cả các chứng từ trên.

c. Bán phế liệu trong định mức
- Công văn xin thanh lý phế liệu trong định mức nêu rõ số lượng khối lượng, đơn vị tính và ước tính khối lượng
- Mở tờ khai B11,
- Hóa đơn VAT 0%
- Invoice/Pl
- Hợp đồng

Bài viết của tác giả Phạm Thành Nam - www.xnkvietnam.net
 
Sửa lần cuối:

Moc_moc0509

New Member
Bài viết
11
Reaction score
1
Cảm ơn chia sẻ của anh ạ! Em có chút thắc mắc, trong trường hợp DNCX. Nếu muốn bán phế phẩm vào thị trường nội địa, có cần căn cứ vào giấy phép đầu tư của doanh nghiệp không ạ?
 

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
Cảm ơn chia sẻ của anh ạ! Em có chút thắc mắc, trong trường hợp DNCX. Nếu muốn bán phế phẩm vào thị trường nội địa, có cần căn cứ vào giấy phép đầu tư của doanh nghiệp không ạ?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn xuất khẩu (DNCX bán vào nội địa) thì phải phù hợp với nội dung quyền xuất khẩu doanh nghiệp đã được cấp phép thực hiện.
(Bạn tham khảo điều 3 thông tư 08/2013/TT-BCT)
 

Tìm thành viên

Top