Chia sẻ PHÂN BIỆT VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ THUẦN TÚY VÀ XUẤT XỨ KHÔNG THUẦN TÚY CỦA HÀNG HÓA TRONG ASEAN

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
940
Mình xin đưa ra quan điểm về điểm giống và khác nhau về xuất xứ thuần túy và không thuần túy và diễn tả theo ý của mình cho các bạn dễ hình dung nên nhiều câu từ sẽ không giống trong thông tư nhé. Các bạn muốn xem nguyên văn thì tham khảo thông tư 21/2010/TT-BTC ngày 17/05/2016
  • GIỐNG NHAU:
- Đều là điều kiện để hàng hóa nhập khẩu được xem là có xuất xứ; và khi hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc không thuần túy đều là điều kiện cần để được hưởng ưu đãi thuế quan từ các nước thành viên với nhau. (điều kiện cần thôi nhé, điều kiện đủ mình sẽ phân tích ở các bài sau)
  • KHÁC NHAU:
1. Xuất xứ thuần túy

- Hàng hóa nhập khẩu được xem là có xuất xứ thuần túy khi hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của 1 nước xuất khẩu là thành viên Asean.

Ví dụ:
- Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng như: hoa quả, rau, cây, tảo biển, nấm và các loại cây trồng khác được trồng và thu hoạch tại quốc gia đó.
- Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại đó như: động vật có vú, chim, cá, bò sát, vi khuẩn, vi rút...
- Các sản phẩm chế biến từ động vật sống được đề cập tại tại điều trên
- Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, thu lượm hoặc săn bắt tại đó.
- Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của Nước thành viên đó.
- Sản phẩm đánh bắt bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên và có treo cờ của Nước thành viên đó, và các sản phẩm khác được khai thác từ vùng lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài vùng lãnh hải của Nước thành viên đó, với điều kiện là Nước thành viên đó có quyền khai thác vùng lãnh hải, đáy biển và dưới đáy biển đó theo luật quốc tế.
- Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu được đăng ký tại một Nước thành viên và treo cờ của Nước thành viên đó
- Các vật phẩm thu nhặt tại nước đó nhưng không còn thực hiện được những chức năng ban đầu hoặc cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên vật liệu, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;
- Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ:
+ Quá trình sản xuất tại nước đó; hoặc
+ Sản phẩm đã qua sử dụng được thu nhặt tại nước đó, với điều kiện chỉ phù hợp làm nguyên vật liệu thô.

2. Xuất xứ không thuần túy: Gồm 2 quy tắc

- Hàng hóa nhập khẩu được gọi là có xuất xứ không thuần túy nhưng được xem là có xuất xứ từ một nước thành viên khi không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên đó, nhưng đáp ứng được một trong 2 quy tắc sau: (Tùy theo khu vực FTA mà nhà xuất khẩu hàng hóa kiểm tra quy tắc thứ 2 - PSR nếu không nằm trong quy tắc này thì chọn quy tắc còn lại)
  • Quy tắc chung:
Tiêu chí 1: Hàm lượng giá trị khu vực - RCV
- Hàng hóa có hàm lượng các thành phần cấu thành nên giá trị hàng hóa thuộc khu vực Asean trong giá FOB của hàng hóa không được ít hơn 40% giá FOB của hàng hóa. Hay còn gọi là “hàm lượng giá trị khu vực (RVC)” phải ≥ 40%.

Ví dụ:
- Giá FOB của sản phẩm A được tạo thành từ: Chi phí B + Chi phí C + Chi phí D
- Trong đó chi phí B và chi phí C thuộc khu vực Asean; chi phí D ngoài khu vực Asean
=> Khi đó để thỏa mãn tiêu chí 1 thì: Chi phí B + chi phí C phải ≥ 40% giá FOB của hàng hóa

Tiêu chí 2: Chuyển đổi mã hàng hóa - CTC (chỉ áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ)
- Tất cả nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó phải được thay đổi về tính chất so với hàng hóa thành phẩm. Tức là theo mã số HS thì mã HS của nguyên phụ liệu không có xuất xứ ban đầu phải khác mã số HS của sản phẩm thành phẩm ở cấp độ theo quy định, có thể là cấp 2 số (CC); cấp 4 số (CTH); 6 số (CTSH)

Ví dụ: Thay đối cấp 4 số (chỉ mang tính dễ hiểu, không chính xác mã HS)
- Nguyên liệu không có xuất xứ ban đầu có mã HS là: 1122.33.44
- Để thỏa mãn tiêu chí CTC cấp 4 số thì sản phẩm thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu trên phải có mã HS thay đổi 4 số đầu (1122) so với mã HS của nguyên liệu (vd thay đổi thành 1123.33.44; 1133.33.44...) Nếu chỉ thay đổi ở 4 số sau thì không được (vd thay đổi thành: 1122.55.44 hoặc 1122.33.55...)
  • Quy tắc cụ thể mặt hàng - PSR
Trong quy tắc cụ thể mặt hàng này sẽ nêu rõ cho ta thấy mặt hàng nào phải được xét xuất xứ theo tiêu chí nào và có nhiều tiêu chí hơn cho doanh nghiệp chọn lựa tùy theo hàng hóa cụ thể đó, nó bao gồm cả các tiêu chí trong quy tắc 1:

+ RVC (40) hoặc RVC (35) nghĩa là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hoá, tính theo công thức quy định tại khoản 1, Điều 5, Phụ lục 1, không nhỏ hơn 40% hoặc 35% tương ứng, và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một nước thành viên;

+ “CC là chuyển đổi từ bất kỳ chương nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 2 số (chuyển đổi Chương);

+ CTHlà chuyển đổi từ bất kỳ nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 4 số (chuyển đổi Nhóm);

+ CTSHlà chuyển đổi từ bất kỳ phân nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 6 số (chuyển đổi Phân nhóm);

+ “WO nghĩa là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên.

Untitled.png

Các bạn tải phụ lục các mặt hàng cụ thể của "Quy tắc cụ thể mặt hàng" theo file bên dưới nhé.
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:

Quỳnh Hoa

Active Member
Bài viết
189
Reaction score
78
Bên em mua npl ở các công ty tại việt nam đều không xác định xuất xứ thì có thể áp dụng tiêu chí RVC được không ạ?
 

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
940
Bên em mua npl ở các công ty tại việt nam đều không xác định xuất xứ thì có thể áp dụng tiêu chí RVC được không ạ?
NPL của bạn là gì? toàn bộ NPL đều mua ở Việt Nam và không có xuất xứ luôn hay sao?
 

Quỳnh Hoa

Active Member
Bài viết
189
Reaction score
78
Dạ đúng rồi anh, bên em sx khẩu trang y tế, npl mua là vải không dệt có than hoạt tính, vải lọc, thanh nẹp nhựa và thun dẹp đêu mua từ các công ty ở VN và không xd nguồn gốc xuất xứ.
 

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
940
Dạ đúng rồi anh, bên em sx khẩu trang y tế, npl mua là vải không dệt có than hoạt tính, vải lọc, thanh nẹp nhựa và thun dẹp đêu mua từ các công ty ở VN và không xd nguồn gốc xuất xứ.
Vậy thì không được nha. Tính theo RCV khi trong đó NPL phải có nguồn gốc trong khu vực.
Khẩu trang của bạn có mã HS thuộc nhóm 63.07 phải không? Bạn tham khảo thêm thử quy tắc CC - Chuyển đổi mã HS 2 số (của chương)
1.png
 

Quỳnh Hoa

Active Member
Bài viết
189
Reaction score
78
Em cũng đọc tiêu chuẩn CC mà không hiểu chuyển đổi mã HS là sao hết. Anh có thể lấy ví dụ về nguyên phụ liệu vải bên em được không ạ
 

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
940
Em cũng đọc tiêu chuẩn CC mà không hiểu chuyển đổi mã HS là sao hết. Anh có thể lấy ví dụ về nguyên phụ liệu vải bên em được không ạ
Mình ví dụ nha:
- NPL để sản xuất hàng xuất khẩu của bạn có mã HS là 5403.49.00
- Sản phẩm xuất khẩu có mã HS: 6307.90.40
Khi đó mã HS đã chuyển từ chương 54 thành chương 63: Có sự thay đổi về chương gọi là tiêu chuẩn chuyển đổi CC (cấp 2 số)
(Bạn nhớ đọc kỹ phần quy tắc cụ thể mặt hàng của nhóm 63.07 để biết nguyên liệu nào phù hợp nhé)
 

Quỳnh Hoa

Active Member
Bài viết
189
Reaction score
78
Dạ, em hiểu rồi em cảm ơn ạ. Theo như vd trên của anh thì các NPL của bên em đều dc chuyển đổi rồi. Vải lọc : 56031100, thanh nẹp : 39269089 nhưng 2 mã này đều không thuộc các chương trong phần quy tắc cụ thể mặt hàng như vậy xin dc không a
 

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
940
Dạ, em hiểu rồi em cảm ơn ạ. Theo như vd trên của anh thì các NPL của bên em đều dc chuyển đổi rồi. Vải lọc : 56031100, thanh nẹp : 39269089 nhưng 2 mã này đều không thuộc các chương trong phần quy tắc cụ thể mặt hàng như vậy xin dc không a
2 mã trên không thuộc mới áp dụng quy tắc này được bạn nhé. Bạn đọc kỹ trong phần Cụ thể mặt hàng của mã 63.07, Trong đó nêu các mã HS quy định như 50.07, 51.11... đều phải thỏa thêm điều kiện "có xuất xứ tại lãnh thổ của bất kỳ nước thành viên nào..."
 

Quỳnh Hoa

Active Member
Bài viết
189
Reaction score
78
2 mã trên không thuộc mới áp dụng quy tắc này được bạn nhé. Bạn đọc kỹ trong phần Cụ thể mặt hàng của mã 63.07, Trong đó nêu các mã HS quy định như 50.07, 51.11... đều phải thỏa thêm điều kiện "có xuất xứ tại lãnh thổ của bất kỳ nước thành viên nào..."
Dạ, em cảm ơn anh nhé
 

Mr.Béo

Active Member
Bài viết
127
Reaction score
72
Quy tắc chung và quy tắc PSR khác gì nhau vậy bạn? Mình đọc thấy 2 quy tắc đó cứ trùng trùng nhau vậy? :/
 

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
940
Quy tắc chung và quy tắc PSR khác gì nhau vậy bạn? Mình đọc thấy 2 quy tắc đó cứ trùng trùng nhau vậy? :/
Đúng là đọc nó hơi trùng trùng nhau. Như thế này:
Một sản phẩm sẽ áp được xét áp theo 2 quy tắc là quy tắc chung và quy tắc cụ thể mặt hàng, doanh nghiệp được chọn 1 trong 2 miễn sao thỏa mãn tiêu chí cho sản phẩm đó theo quy tắc đó. Tuy nhiên trên thực tế mình thấy các bạn sử dụng luôn quy tắc PSR mà bỏ qua quy tắc chung luôn, điều này cũng không sai. Vì trong quy tắc cụ thể mặt hàng nó lại có thể chứa tiêu chí của quy tắc chung trong đó.
 

Quỳnh Hoa

Active Member
Bài viết
189
Reaction score
78
Vậy thì không được nha. Tính theo RCV khi trong đó NPL phải có nguồn gốc trong khu vực.
Khẩu trang của bạn có mã HS thuộc nhóm 63.07 phải không? Bạn tham khảo thêm thử quy tắc CC - Chuyển đổi mã HS 2 số (của chương)
View attachment 1259
Bên em đã được cấp CO rồi ạ, các npl đều mua không rõ nguồn gốc nhưng tính được giá trị khu vực lớn hơn 40%.
 

Oscar Le

Moderator
Bài viết
1,850
Reaction score
1,386
Bên em đã được cấp CO rồi ạ, các npl đều mua không rõ nguồn gốc nhưng tính được giá trị khu vực lớn hơn 40%.
Tất cả NPL đều không xác định được xuất xứ vậy tính bằng cách nào ra giá trị khu vực vậy bạn?
 

Quỳnh Hoa

Active Member
Bài viết
189
Reaction score
78
Trị giá FOB của hàng trừ đi Trị giá NPL > 40% đó anh. Bên em đã được bộ công thương hướng dẫn và được cấp CO.
 

Nguyễn Khải

New Member
Bài viết
1
Reaction score
0
Dear Anh,
Bên em đang làm CO form AI gặp phải trường hợp chuyển đổi mã nguyên vật liệu CTSH.
Sản phẩm bên em là sản phẩm trang trí từ nhựa. Mã số HS xuất khẩu: 39264000.
Nguyên liệu sản xuất từ: Trong nước: gồm vỏ trai, nguyên liệu không xác định được xuất xứ gồm: Nhựa và sơn.
Vì vậy em không biết phải chuyển đổi mã Nhựa và sơn.
Nhờ anh trợ giúp em ạ.
 

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
940
Dear Anh,
Bên em đang làm CO form AI gặp phải trường hợp chuyển đổi mã nguyên vật liệu CTSH.
Sản phẩm bên em là sản phẩm trang trí từ nhựa. Mã số HS xuất khẩu: 39264000.
Nguyên liệu sản xuất từ: Trong nước: gồm vỏ trai, nguyên liệu không xác định được xuất xứ gồm: Nhựa và sơn.
Vì vậy em không biết phải chuyển đổi mã Nhựa và sơn.
Nhờ anh trợ giúp em ạ.
CTSH: Chuyển đổi mã HS cấp 6 số
  • Với nguyên liệu:
- Vỏ trai: 05080020
- Nhựa (nguyên liệu) tùy theo tính chất và cấu tạo sản phẩm của ban sẽ có mã HS khác nhau. Nhưng nếu nó đơn thuần là nguyên liệu, không phải là thành phẩm thì chắc chắn khác nhóm: 39.26.40
- Sơn nhóm: 32.08
  • Sản phẩm xuất khẩu: 39264000.
=> Xin được theo tiêu chí CTSH
 

huong589

New Member
Bài viết
1
Reaction score
0
upload_2018-1-31_22-3-11.png


xin cho em hỏi.
1- hiện bên em đang xuất hàng gỗ nội thất với mã hs code: 44209090
em đang xin C/O VJ cho lô hàng này.
em muốn hỏi em có thể áp dụng tiêu chí cụ thể nào cho lô hàng này: CTH hay CTSH.?
2- C/O VJ và C/O AJ có phân biệt cụ thể về quy định lựa chọn quy tắc chung hay quy tắc PSR hay không?
vì khi em xin C/O AJ em khai ở tiêu chí chung CTC => C/O được duyệt.
nhưng khi xin C/O VJ thì nơi cấp C/O họ không chấp nhận tiêu chí CTC mà bắt em pải chuyển đổi sang quy tắc mặt hàng cụ thể PSR.

mong được mọi người hướng dẫn.

cảm ơn!
 
Sửa lần cuối:

Đông Trần

New Member
Bài viết
19
Reaction score
16
View attachment 2552

xin cho em hỏi.
1- hiện bên em đang xuất hàng gỗ nội thất với mã hs code: 44209090
em đang xin C/O VJ cho lô hàng này.
em muốn hỏi em có thể áp dụng tiêu chí cụ thể nào cho lô hàng này: CTH hay CTSH.?
2- C/O VJ và C/O AJ có phân biệt cụ thể về quy định lựa chọn quy tắc chung hay quy tắc PSR hay không?
vì khi em xin C/O AJ em khai ở tiêu chí chung CTC => C/O được duyệt.
nhưng khi xin C/O VJ thì nơi cấp C/O họ không chấp nhận tiêu chí CTC mà bắt em pải chuyển đổi sang quy tắc mặt hàng cụ thể PSR.

mong được mọi người hướng dẫn.

cảm ơn!
Bạn tham khảo nhé.
44.20
Gỗ khảm, dát; tráp, và các loại hộp đựng đồ kim hoàn, đựng dao kéo và các sản phẩm tương tự, bằng gỗ; tượng nhỏ và đồ trang trí bằng gỗ; các loại đồ dùng bằng gỗ không thuộc chương 94.
CTH
Như vậy mặt hàng trên của bạn đã thỏa điều kiện quy tắc mặt hàng cụ thể. Nơi cấp C/O đã làm chính xác rồi bạn.
Bạn tham khảo quyết định số 44/2008/QĐ-BCT nhé.
 

lemonwater

New Member
Bài viết
15
Reaction score
1
Chào mọi người ạ

Em có thắc mắc trong mục Xuất xứ thuần túy như trên, có trường hợp:

- Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ:
+ Quá trình sản xuất tại nước đó...

Vậy bên em nhập nguyên liệu sản xuất từ nước A (không thuộc thành viên của ASEAN) để sản xuất ra thành phẩm và có loại thải ra phế liệu .
Phế liệu trên bên em muốn xuất bán ra nước B (là thành viên của ASEAN)
---> Vậy bên em có xin cấp được C/O cho phế liệu đó không ạ?

Em cảm ơn ạ!
 

Tìm thành viên

Top