Chia sẻ Phân biệt ORIGINAL BILL - SURRENDER BILL - TELEX RELEASE

Oscar Le

Moderator
Bài viết
1,850
Reaction score
1,387
Mình xin phép được chia sẻ bài viết của bạn Ng Linh Ng:

Hi All, Đây có lẽ là khái niệm mà nhiều người hoạt động trong lĩnh vực XNK & giao nhận rất hay gặp phải nên có nhiều bạn nhờ mình viết và giải thích rõ hơn về các thuật ngữ trên và nội dung của nó. Tất nhiên khi search trên mạng, các bạn có thể thấy nhiều bài viết về điều này, nhưng để giúp các bạn dễ hình dung nhất mình sẽ giải thích qua ảnh minh họa và ngôn ngữ đơn giản theo cách mình hiểu nhất.

Để làm rõ vấn đề này mình sẽ lấy ví dụ trong trường hợp đơn giản nhất theo hình minh họa, SHIPPER (người gửi hàng) chuyển hàng cho CNEE (người nhận hàng), người vận chuyển là hãng tàu WANHAI, trong trường hợp này SHIPPER book tàu và làm việc trực tiếp với hãng tàu WANHAI, không book qua FORWARDER.

1.png


1. ORIGINAL BILL (VẬN ĐƠN GỐC)

Vận đơn gốc nghĩa là ‘’vận đơn gốc’’ , thế thôi, nó chính là cái vận đơn được hãng tàu hoặc Forwarder phát hành (tùy theo trường hợp chủ hàng book tàu trực tiếp qua hãng tàu, hay book qua Forwarder), trên đó ghi thêm chữ Original và luôn phát 03 bản được đánh theo số thứ tự : first original, second original third original kèm theo đó là 3 bản copy. Trong trường hợp này nó chính là vận đơn do hãng tàu WANHAI phát hành. Ý nghĩa của nó thực ra là chỉ việc có phải sử dụng ‘’vận đơn gốc’’ trong quá trình giao nhận hay không.

Thông thường trong giao nhận vận tải quốc tế, sau khi tàu chạy SHIPPER sẽ yêu cầu hãng tàu hoặc Forwarder phát hành vận đơn gốc (03 bản) . Sau đó đưa lại 03 bản đó cho SHIPPER.

Trường hợp này hãng tàu WANHAI sẽ phát hành 3 bản vận đơn gốc, trao cho SHIPPER. Sau khi nhận vận đơn gốc , SHIPPER chuyển cả 03 bản cho người nhận CNEE (bằng đường AIR). Khi hàng về đến cảng của người nhận, họ buộc phải mang 03 bản gốc ấy đến hãng tàu WANHAI và đóng các phí Local charge. Khi đó hãng tàu WANHAI mới chấp nhận giao D/O tức cho phép người nhận hàng được nhận lô hàng trên.

Như vậy 1 khi đã phát hành vận đơn gốc, thì muốn nhận hàng, CNEE bắt buộc phải có được vận đơn gốc đó thì mới nhận được hàng.

Điều này thể hiện sự chặt chẽ trong quá trình giao nhận. Ví dụ thế này, mặc dù SHIPPER đã chấp nhận gửi hàng cho CNEE, nhưng ngay cả khi hàng về đển cảng, CNEE vẫn chưa trả tiền hàng cho SHIPPER lô hàng đó, vì thế nên SHIPPER không gửi vận đơn gốc cho CNEE. Mà không có vận đơn gốc trong tay thì CNEE không thể lấy được hàng. Vận đơn gốc lúc này sẽ đóng vai trò ràng buộc việc giao nhận giữa các chủ thể với nhau.

Trong trường hợp CNEE chưa có vận đơn gốc, những hãng tàu WANHAI vẫn cố tình giao hàng, như vậy điều này là sai luật, SHIPPER hoàn toàn có thể kiện hãng tàu này và bắt bồi thường tổn thất phát sinh. Nhưng TH này gần như không có, vì hãng tàu là 1 hệ thống vô cùng lớn, làm việc vô cùng nguyên tắc.

Trái lại trong trường hợp SHIPPER không book qua hãng tàu mà book qua FWD, thì đại lý của FWD bên kia phải nhận được vận đơn gốc mới giao hàng, cái này tùy thuộc vào đạo đức của bên FWD nữa, đã có nhiều trường hợp FWD tự ý giao hàng khi chưa có vận đơn gốc rồi, nên đối với những lô hàng xác định làm vận đơn gốc, người bán rất ngại làm việc qua các Forwarder là vì thế.

Lưu ý: Một số trường hợp B/L Original được phát hành rùi nhưng sau đó Cnee yêu cầu nhận hàng sớm hơn khi chờ B/L Original thì được sự chấp nhận của Shipper sẽ Surrendered B/L trên B/L gốc và đóng dấu ngày Sur lên đó (Trừ B/L Origined có ký hậu ngân hàng)

3.jpg

123.png

(Trường hợp Surrender Bill lên Bill gốc)
2. SURRENDER BILL ( VẬN ĐƠN SURRENDER)

Việc phải phát hành ‘’vận đơn gốc’’ trong quá trình giao nhận.nó chặt chẽ nhưng cũng phát sinh 1 vài vấn đề rắc rối, như thế này:

Khi người bán và người mua đã thanh toán hết tiền, hoặc có quan hệ làm ăn gần gũi với nhau , chẳng có lý do gì mà người bán lại phải giữ hàng của người mua thông qua vận đơn gốc.

Việc gửi vận đơn gốc từ SHIPPER sang CNEE để họ cầm đi nhận hàng vừa mất thời gian, vừa tốn tiền, thủ tục lại lằng nhằng, phiền hà.

Không may làm mất cái vận đơn gốc, lúc này hãng tàu sẽ không cấp lại, muốn nhận hàng CNEE phải cam kết đóng tiền thế chấp , thường là 110% giá trị của hàng và giữ trong vòng 2 năm. Để đề phòng sau này có ai đó mang vận đơn gốc đến đòi thì hãng tàu lấy gì ra mà đưa nữa.

Thế nên mới xuất hiện thuật ngữ VẬN ĐƠN SURRENDER.

SURRENDER BILL ( VẬN ĐƠN SURRENDER) là 1 vận đơn có nội dung hầu như giống với vận đơn gốc và được đóng dấu SURRENDERED trên đó.

Khi SHIPPER yêu cầu hãng tàu (nếu book trực tiếp qua hãng tàu) hoặc FWD (nếu book qua FWD) làm Surrender Bill nghĩa là họ đã yêu cầu hãng tàu hoặc FWD giao hàng cho người nhận CNEE tại cảng đến mà không bắt họ phải xuất trình ‘’vận đơn gốc’’.

Như vậy làm Bill Surrender sẽ tiết kiệm được thời gian và thủ tục trong việc giao nhận. Trong trường hợp này khi vận đơn đã được surrender , tại cảng đến CNEE chỉ cần đóng các phí cần thiết cho hãng tàu WANHAI là hãng tàu này buộc phải giao D/O , tức chấp nhận giao hàng cho CNEE.

Để làm Surrender B/L, thực tế SHIPPER chỉ cần yêu cầu hãng tàu hoặc FWD làm luôn Surrender B/L, không yêu cầu làm vận đơn gốc, rất nhanh và thuận tiện, những lô hàng giá trị không quá lớn, thường làm Surrender Bill luôn cho gọn.

Nhưng khi hãng tàu hoặc FWD đã phát hành vận đơn gốc và trao cho SHIPPER, nếu SHIPPER yêu cầu Surrender Bill bắt buộc họ phải thu lại vận đơn gốc, cái này dễ hiểu , vì lỡ sau này có thằng nào tự nhiên cầm vận đơn gốc đến đòi hàng, thì hãng tàu còn hàng đâu mà giao nữa.

2.jpg


3. TELEX RELEASE (ĐIỆN GIAO HÀNG
)

Điện giao hàng ở đây được hiểu nôm na là 1 cuộc điện thoại, Fax hoặc Email ...của hãng tàu hoặc FWD yêu cầu đại lý hoặc văn phòng của họ tại cảng đến giao hàng cho CNEE mà không cần vận đơn gốc

Hay nói cách khác, khi SHIPPER yêu cầu Surrender Bill thì hãng tàu hoặc FWD sẽ phát ‘’điện giao hàng’’ yêu cầu văn phòng hoặc đại lý bên kia phải giao hàng cho CNEE mà không cần thu vận đơn gốc. Dễ hiểu vậy thôi, Telex Release chính là cơ sở hình thành nên Surrender Bill.

Thực tế kể cả khi không phát hành vận đơn gốc, khi hàng đến cảng đến, SHIPPER vẫn có thể yêu cầu hãng tàu hoặc FWD không được giao hàng cho CNEE bằng cách yêu cầu hãng tàu hoặc FWD chưa được làm Telex Release, khi đó vận đơn vẫn chưa được Surrender , vì thế CNEE vẫn chưa thể nhận hàng, trường hợp này phát sinh cũng khá phổ biến.

Đôi khi các bên đóng dấu Telex Release lên B/L thay cho chữ Surrendered, và nó được hiểu theo nghĩa tương tự.

4.jpg


THANKS FOR READING, ALL.
 
Sửa lần cuối:

BuiThuy

New Member
Bài viết
3
Reaction score
3
Cho mình hỏi sự khác nhau giữa sea waybill với telex release với. Cảm ơn bạn.
 

QUYNH

Moderator
Bài viết
68
Reaction score
99
Cho mình hỏi sự khác nhau giữa sea waybill với telex release với. Cảm ơn bạn.
Chào bạn!

Mình nói rõ thêm về trường hợp này nhé!

Telex release bạn có thể tham khảo ở bài trên của bạn @Oscar Le . Telex release là phương tiện truyền tải giúp hoàn thành surrender B/L, chứ không phải là một loại B/L nhé!

Sea waybill:
Sea waybill (SWB) là giấy gửi hàng đường biển, mặt trước tương tự như bận đơn thông thường nhưng mặt sau sẽ để trống hoặc ghi chú ngắn gọn lưu ý sử dụng.

SWB chỉ áp dụng được với vận đơn đích danh (Straight B/L).

SWB là 1 chứng từ không thể chuyển nhượng được, không phát hành 1 bản gốc nào và không phải chứng từ sở hữu hàng hóa. Trên SWB thường được in chữ "Non - negotiable". Việc giao hàng căn cứ vào xác nhận rằng người nhận hàng là người có tên trên SWB chứ không căn cứ vào vận đơn gốc. Khi tàu đến cảng, người nhận hàng chỉ cần xuất trình giấy tờ chứng mình mình là người ghi tên trên SWB là có thấy lấy hàng. Có thể hiểu là, hãng tàu sẽ phát hành SWB ngay khi tàu chạy và họ nhận được đầy đủ thanh toán của shipper, nghĩa là hãng tàu sẽ thả hàng cho consignee khi tàu đến tại cảng dỡ hàng; consignee có thể đến lấy hàng mà không cần xuất trình vận đơn gốc và cũng không cần có điện giao hàng.

Việc trả hàng sử dụng SWB được gọi là Express release.

Việc sử dụng SWB có thể không phải mất phí như Telex release. Tuy nhiên, một số hãng tàu quy định thời gian thanh toán sau khi tàu chạy mới áp dụng SWB không mất phí (thường là thanh toán trong thời gian 5-7 ngày sau khi tàu chạy mới được áp dụng SWB, nếu không sẽ phải chuyển qua dùng surrender B/L và làm telex release).
Mặt khác, luật quốc gia 1 số nước + tập quan quốc tế chưa thừa nhận SWB là 1 chứng từ giao nhận hàng hóa và không được sử dụng SWB trong vận chuyển hàng hóa (như Mexico, Brazil).

Một điểm cần lưu ý nữa là: trường hợp bạn dùng surrender B/L (telex release) thì chủ hàng vẫn có thể yêu cầu hãng tàu giữ hàng cho tới khi quyết định nhả hàng cho người nhận hàng. trong khi đó, nếu dùng SWB (Express release) thì việc này không thể.
 

BuiThuy

New Member
Bài viết
3
Reaction score
3
Chào bạn!

Mình nói rõ thêm về trường hợp này nhé!

Telex release bạn có thể tham khảo ở bài trên của bạn @Oscar Le . Telex release là phương tiện truyền tải giúp hoàn thành surrender B/L, chứ không phải là một loại B/L nhé!

Sea waybill:
Sea waybill (SWB) là giấy gửi hàng đường biển, mặt trước tương tự như bận đơn thông thường nhưng mặt sau sẽ để trống hoặc ghi chú ngắn gọn lưu ý sử dụng.

SWB chỉ áp dụng được với vận đơn đích danh (Straight B/L).

SWB là 1 chứng từ không thể chuyển nhượng được, không phát hành 1 bản gốc nào và không phải chứng từ sở hữu hàng hóa. Trên SWB thường được in chữ "Non - negotiable". Việc giao hàng căn cứ vào xác nhận rằng người nhận hàng là người có tên trên SWB chứ không căn cứ vào vận đơn gốc. Khi tàu đến cảng, người nhận hàng chỉ cần xuất trình giấy tờ chứng mình mình là người ghi tên trên SWB là có thấy lấy hàng. Có thể hiểu là, hãng tàu sẽ phát hành SWB ngay khi tàu chạy và họ nhận được đầy đủ thanh toán của shipper, nghĩa là hãng tàu sẽ thả hàng cho consignee khi tàu đến tại cảng dỡ hàng; consignee có thể đến lấy hàng mà không cần xuất trình vận đơn gốc và cũng không cần có điện giao hàng.

Việc trả hàng sử dụng SWB được gọi là Express release.

Việc sử dụng SWB có thể không phải mất phí như Telex release. Tuy nhiên, một số hãng tàu quy định thời gian thanh toán sau khi tàu chạy mới áp dụng SWB không mất phí (thường là thanh toán trong thời gian 5-7 ngày sau khi tàu chạy mới được áp dụng SWB, nếu không sẽ phải chuyển qua dùng surrender B/L và làm telex release).
Mặt khác, luật quốc gia 1 số nước + tập quan quốc tế chưa thừa nhận SWB là 1 chứng từ giao nhận hàng hóa và không được sử dụng SWB trong vận chuyển hàng hóa (như Mexico, Brazil).

Một điểm cần lưu ý nữa là: trường hợp bạn dùng surrender B/L (telex release) thì chủ hàng vẫn có thể yêu cầu hãng tàu giữ hàng cho tới khi quyết định nhả hàng cho người nhận hàng. trong khi đó, nếu dùng SWB (Express release) thì việc này không thể.
Cảm ơn bạn nhiều, mình hiểu vấn đề rồi.
 

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
331
Reaction score
417
1- Vận đơn gốc- Original B/L vs copy

Căn cứ vào tính chất pháp lý về sở hữu hàng hoá thì vận đơn được chia thành 2 loại đó là : Vận đơn gốc "Original B/L" và bản sao B/L "Copy B/L". Nói đến đây có lẽ mọi người cho rằng không việc gì phải bàn về nó nữa vì quá đơn giản ai mà chẳng biết thế nào là bản gốc và thế nào là bản sao, tuy nhiên trong thực tế thì các sử dụng cũng như nhận biết đâu là bản gốc và đâu là bản copy lại có nhiều điểm khác biệt và điều này dẫn đến nhiều sai sót không đáng có trong quá trình thực hiện công việc có liên quan đến vận đơn.

a)-Vận đơn gốc (Original B/L) :

- Phải là bản có chữ ký bằng tay (manually signed), nó theo cách dân dã là phải ký "sống" lên vận đơn và đây cũng là điều quan trong nhất để phân biết đó là vận đơn gốc hay không, mọi vận đơn có đóng đấu hay có chữ Original mà không có chữ ký bằng tay lên trên vận đơn đều không được coi là vận đơn gốc.
- Các bản sao, chụp (photocopy), in, đánh máy mà được ký bằng tay thì cũng được coi là vận đơn gốc
- Vận đơn được in hoặc in sẵn hoặc đóng dấu chữ "Original" lên mặt trước của vận đơn.
- Mặt sau vận đơn báo giờ cũng có in các điều kiện và các điều khoản của vận đơn để ràng buộc trách nhiệm nhà vận tải và chủ hàng.
- Thông thường thì người ta phát hành 1 bộ vận đơn bao gồm 03 bản Original (có thể là 02 hoặc nhiều hơn 03 bản) giống nhau cả về hình thức lẫn nội dung nhưng cũng có nhiều hãng tàu, forwarder muốn phân biệt một cách rõ ràng hơn học có thể in vào vận đơn các chữ như " First Original", "Second Original" và " Third Original", trong khi đó một số hãng khác thì lại điền là " Original ", " Duplicate " và sau đó là "Triplicate" tương tự với tiếng Việt là " Vận đơn bản gốc 1". "Vận đơn bảng gốc 2" và cuối cùng là "Vận đơn bảng gốc 3" và tất cả đều có giá trị pháp lý như nhau. Chỉ cần trình ra 1 bản gốc là đủ nhận hàng và tất cả những bản gốc còn lại tự động mất giá trị ( không còn giá trị nhận hàng nữa ) theo như quy định.

b)- Vận đơn bản sao (Copy B/L) :

- Các vận đơn có thể là các bản in, bản đánh máy, bản photo,... mà không được ký bằng tay thì đều được coi là bản copy.
- Thông thường thì bản copy thường sẽ được in sẵn hoặc in thêm vào hoặc đóng dấu chữ "Copy" lên mặt trước của vận đơn. Để cẩn thận hơn, trên một số vận đơn được in thêm dòng chữ " Non- negotiable"
- Vận đơn bản sao chỉ in một mặt, mặt sau của vận đơn bỏ trống.

c)- Cách nhận biết bản gốc và bản sao :

Do mặt trước của 2 loại vận đơn là giống nhau và chúng ta thường phân biệt đâu là bản gốc và đâu là bản sao qua 2 chữ "Original" và "Copy" tuy nhiên đôi khi chỉ dựa và 2 chữ này mà không để ý đến các dấu hiệu khác trên vận đơn đẫn đến sai lầm và chịu nhiều rủi ro vì vậy ta có thể xem xét thêm một số chứng cứ để khẳng định đó là vận đơn đơn gốc hay không.

- Nếu có chữ Original mà không có chữ ký bằng tay thì coi như là không có giá trị, ngoài ra kiểm tra xem phía mặt sau của vận đơn có in các điều kiện và điều khoản vận tải ( thường thì theo luật hàng hải quốc tế hoặc nước sở tại. Tại Việt Nam thì theo tiêu chuẩn của VLA và luật hàng hải Việt Nam ),
- Một bản photocopy, bản sao, bảnh in, bản đánh máy có thể trở thành bản gốc bất cứ lúc nào nếu nó được người có thẩm quyền ký bằng tay lên đó, còn đấu "Original" thì ai đóng lên đó chẳng được. Với trường hợp này thì các bạn phải rất cẩn thận và kiểm tra tính xác thực trước khi giao hàng.

2- Surrendered Bill of Lading:

Vận đơn đã nộp tại cảng bốc hàng (Port of Loading): Khi chủ hàng (shipper) yêu cầu Surrendered B/L có nghĩa là họ gửi yêu cầu của mình đến hãng tàu (shipping line) hay Công ty giao nhận (forwarder) yêu cầu trả hàng (release cargo) cho người nhận hàng (consignee) mà không cần B/L gốc nộp tại cảng đến (Port of Discharge). Trong trường hợp này bill gốc sẽ được thu hồi và hãng tàu hay công ty giao nhận sẽ làm một điện giao hàng - Telex Release yêu cầu văn phòng và đại lý của họ ở cảng đến trả hàng cho người nhận hàng (consignee) mà không cần vận đơn gốc.

- Như vậy Surrendered B/L phát sinh khi đã phát hành B/L gốc (Original) cho shipper và hình thức này chỉ áp dụng cho B/L đích danh (Straight B/L).
- Khái niệm Surrendered B/L đi kèm với khái niệm điện giao hàng (Telex Release), đơn giản là phương thức truyền tin của hãng tàu hay công ty giao nhận tại cảng bốc hàng đến văn phòng hay đại lý của họ tại cảng dỡ hàng rằng vận đơn gốc đã nộp tại cảng đến và yêu cầu thả hàng (release) cho người nhận hàng (consignee). Ngày nay Telex Release được gửi bằng Fax/Email nhưng tên gọi vẫn duy trì như cách nó thực hiện ở thời điểm ban đầu

* Lý do vì sao chủ hàng (shipper) sử dụng Surrendered B/L:

- Người gửi hàng (shipper) và người nhận hàng (consignee) có mối quan hệ tốt, có thể là các chi nhánh của nhau nên không cần phải sử dụng B/L gốc.
- Một vài trường hợp người gửi hàng (shipper) không gửi B/L gốc kịp cho người nhận hàng (consignee) trong khi hàng hóa đã đến cảng dỡ hàng thì họ sẽ yêu cầu hãng tàu hay công ty giao nhận làm Telex release để tránh các chi phí phát sinh như Dem/Det/Storage charges.
- Khi yêu cầu làm Surrendered B/L thì phát sinh chi phí, thường gọi là Telex Fee mà hãng tàu hay công ty giao nhận thu lại chủ hàng (shipper) khi họ yêu cầu.

3- Seaway B/L:

Là vận đơn mà hãng tàu phát hành cho khách hàng của mình khi họ thanh toán đầy đủ các chi phí cho lô hàng.

- Một Seaway bill là một chứng từ không thể chuyển nhượng được, không phát hành một bản gốc nào, không phải chứng từ sở hữu hàng hóa và chỉ áp dụng cho B/L đích danh (Straight B/L).
- Seaway bill thường dùng cho các giao dịch phi thương mại, giữa các công ty con trong một tập đoàn hay các giao dịch không liên quan đến L/C.
- Có thể hiểu nôm na là, hãng tàu sẽ phát hành seaway bill ngay khi tàu chạy khi nhận được đầy đủ thanh toán của shipper, tức là hãng tàu sẽ thả hàng cho consignee khi tàu đến tại cảng dỡ hàng, Consignee có thể đến lấy hàng mà không cần xuất trình B/L gốc hay cần phải có điện giao hàng.

- Seaway B/L có thể không phải mất chi phí như Telex Release fee , tuy nhiên một số hãng tàu quy định thời gian thanh toán sau khi tàu chạy mới áp dụng Seaway B/L không mất phí.
- Lưu ý là một số quốc gia ( thường ở Nam Mỹ như Brazil, Argentina... ) quy định không được sử dụng Seaway bill trong vận chuyển hàng hóa mà phải dùng Vận Đơn Gốc.

* Như vậy, ta thấy sự khác biệt giữa Surrendered B/L và Seaway B/L nằm ở chỗ là:

- Surrendered phát hành một bộ B/L gốc và sau đó thu hồi lại, trong khi Seaway B/L thì không.
- Surrendered B/L là hình thức để thả hàng (release cargo) thay vì trình B/L gốc,
- Telex Release là phương thức để thực hiện Surrendered B/L. Trong khi đó Seaway B/L thì không phát hành một bộ B/L gốc nào và Express Release là phương thức thực hiện.
- Seaway B/L không bao giờ được coi là chứng từ sở hữu hàng hóa (Document of Title to the goods), còn vận đơn gốc(Original B/L) thì có, nhưng Original yêu cầu Surrendered B/L cũng không bao giờ được coi là chứng từ sở hữu hàng hóa.

( Sưu tầm và tổng hợp )

1.jpg
 

nguoi_van_chuyen

New Member
Bài viết
15
Reaction score
10
Trước khi phát hành lệnh giao hàng thì đầu đại lý phía cảng xếp cần thu local charges, thu đủ vận đơn gốc, đã nhận điện giao hàng và nếu là seaway thì auto NHƯNG vẫn phải làm thêm một việc hết sức quan trọng nữa, đó là check term thanh toán trên vận đơn là prepaid hay collect, nếu là prepaid thì phát lệnh còn là collect thì nhớ phải thu cả tiền cước biển nữa nhé ....
 

Oscar Le

Moderator
Bài viết
1,850
Reaction score
1,387
Trước khi phát hành lệnh giao hàng thì đầu đại lý phía cảng xếp cần thu local charges, thu đủ vận đơn gốc, đã nhận điện giao hàng và nếu là seaway thì auto NHƯNG vẫn phải làm thêm một việc hết sức quan trọng nữa, đó là check term thanh toán trên vận đơn là prepaid hay collect, nếu là prepaid thì phát lệnh còn là collect thì nhớ phải thu cả tiền cước biển nữa nhé ....
Cảm ơn thông tin của bạn nhé ;)
 

DatViet

New Member
Bài viết
5
Reaction score
0
cảm ơn bạn về chủ đề bổ ích này
 

Sidneystinc

New Member
Bài viết
1
Reaction score
0
Apple is offering rare iPhone discounts in China
m3ga.gl
Apple is offering temporary discounts on its iPhones and other products in China, in an extremely rare move for Apple that comes as competition within Asia’s smartphone market grows more intense.

https://mega555net333.com
m3ga.gl

As part of a sale pegged to the Lunar New Year event, Apple’s official Chinese website is listing discounts of up to 500 RMB ($70) on the latest iPhone lineup. Other flagship Apple products, including the Mac and iPad, are also going to be discounted up to 800 RMB ($112) and 400 RMB ($56), respectively, as part of the promotion, which runs from January 18 through January 21.

Although third-party sellers at times discount Apple products, Apple itself very rarely offers deals or sales, part of its effort to maintain a premium brand image – something that has been particularly important as Apple seeks to attract high-end buyers in China.

https://mega555kf7lsmb54yd6etzginolhxi4ytdoma2rf77ngq55fhfcnyid.com
m3ga.at

The move to slash prices on the iPhone comes just over five months after Chinese tech giant Huawei released its latest smartphone, the Mate 60 Pro. The Huawei smartphone has been eagerly embraced by Chinese consumers – so much that its use of an advanced chip has come under scrutiny from US officials.

Around the same time that Huawei’s marquis smartphone was released, the Wall Street Journal reported that China had banned the use of iPhones by central government officials, citing unnamed people familiar with the matter. A Chinese government spokesperson, however, later denied that China had issued any laws or rules to ban the use of iPhones.
 

Tìm thành viên

Top