Chia sẻ Phân biệt mang hàng về kho bảo quản, giải phóng hàng và thông quan hàng hóa

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
Mang hàng về kho bảo quản, giải phóng hàng và thông quan hàng hóa là 3 hình thức của Hải quan áp dụng cho việc bảo quản và sử dụng hàng hóa. Tuy nhiên nó cũng hơi khó hiểu và mập mờ đối với một số bạn. Nay mình xin giải thích rõ hơn về tính chất của 3 loại hình thức này.

1. Đưa hàng về bảo quản:

- Được quy định tại Điều 9 Nghị định 08/2015/NĐ-CP

- Trường hợp được áp dụng: Áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu, Khi hàng hóa của bạn phải kiểm tra chuyên ngành như: kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm… thì doanh nghiệp được đưa hàng hóa về kho của doanh nghiệp để bảo quản để tiến hành kiểm tra và chờ kết quà kiểm tra.

- Lý do: Giúp doanh nghiệp tránh được phí lưu kho bãi tại cảng, và giúp bảo quản hàng hóa được tốt hơn.

- Tính chất và lưu ý:

+ Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trong việc vận chuyển và bảo quản hàng hóa.

+ Doanh nghiệp không được sử dụng hoặc có bất kỳ tác động nào đối với hàng hóa ngoài sự đồng ý của hải quan. Việc mang hàng ra sử dụng trước khi có kết quả và cho phép của Hải quan sẽ bị phạt rất nặng nhé, có thể quy vào tội hình sự.

+ Phải nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản trừ trường hợp việc kiểm tra kéo dài theo xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.

2. Giải phóng hàng:

- Được quy định tại Điều 36 Luật Hải quan.

- Trường hợp áp dụng: Khi hàng hóa xuất nhập khẩu của bạn đã đáp ứng đủ các tiêu chí về nhập khẩu như: chất lượng, kiểm dịch, an toàn thực phẩm… đồng thời đã nộp thuế đầy đủ hoặc được ngân hàng bảo lãnh số thuế đó. Nhưng hải quan yêu cầu giám định, phân loại hàng hóa hoặc xác định lại trị giá hải quan của hàng hóa nhầm xem xét số thuế do doanh nghiệp nộp đã đúng và đủ chưa. Khi đó Hải quan sẽ xem xét và quyết định cho doanh nghiệp giải phóng hàng.

- Lý do: Giúp doanh nghiệp kịp tiến độ sản xuất và lưu thông sản phẩm.

- Tính chất và lưu ý:

+ Doanh nghiệp phải khai khai báo “Đề nghị giải phóng hàng” tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan.

+ Sau khi được giải phóng hàng: doanh nghiệp được toàn quyền sử dụng, sản xuất và bán hàng hóa đó.

+ Tùy theo việc giải phóng hàng là do: chờ xác định trị giá hải quan hay chờ kết quả giám định, phân loại hàng hóa mà doanh nghiệp tiến hành các bước theo quy định tại Điều 33 thông tư 38 /2015/TT-BTC.

3. Thông quan hàng hóa:

- Được quy định tại điều 37 Luật Hải quan và Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.


- Trường hợp được áp dụng: Khi hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan, nộp thuế đầy đủ và đáp ứng được điều (1) và (2) ở trên.

- Tính chất và lưu ý: Doanh nghiệp được hoàn toàn sử dụng hàng hóa và không yêu cầu bổ sung hoặc kiểm tra chuyên ngành nào nữa, trừ trường hợp kiểm tra sau thông quan nếu có.
 

Kelvin Tran

New Member
Bài viết
4
Reaction score
3
E đang vướn 1 lô hàng nhập, thức ăn cho tôm cá, e lấy mẫu ở cảng rồi, có công văn xin mang hàng về kho bảo quản rồi , nhưng hải quan ko cho mang về ,lý do là cty e mới nhập lần đầu thuộc doanh nghiệp hạng 7, theo điều 32 Thông tư 38 là ko đc mang hàng về , đó là lời anh đội phó nói với e vậy, cho e hỏi điều này có đúng ko ạ và cách xử lý giờ sao, mong anh và mọi người giúp đỡ.
 

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
E đang vướn 1 lô hàng nhập, thức ăn cho tôm cá, e lấy mẫu ở cảng rồi, có công văn xin mang hàng về kho bảo quản rồi , nhưng hải quan ko cho mang về ,lý do là cty e mới nhập lần đầu thuộc doanh nghiệp hạng 7, theo điều 32 Thông tư 38 là ko đc mang hàng về , đó là lời anh đội phó nói với e vậy, cho e hỏi điều này có đúng ko ạ và cách xử lý giờ sao, mong anh và mọi người giúp đỡ.
- Hải quan nói doanh nghiệp Xếp hạng 7 nên không cho mang hàng về kho bảo quản là đúng nha bạn.

- Doanh nghiệp của bạn sẽ bị xếp hạng 7 nếu: doanh nghiệp bạn chưa có hoặc có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa dưới 365 ngày trở về trước tính đến ngày đánh giá. (Điều 18, Thông tư 175/2013/TT-BTC) => Không chỉ riêng doanh nghiệp mới nhập hoặc xuất lần đầu mà cả những doanh nghiệp lâu năm đã từng có hoạt động XNK nhưng từ thời điểm đánh giá trở về trước trong vòng 356 ngày không phát sinh hoạt động XNK cũng bị xếp hạng 7 luôn.

- Việc xếp loại đánh giá này sẽ làm cơ sở cho việc áp dụng chính sách ưu tiên, áp dụng chế độ, chính sách quản lý hải quan, quản lý thuế hoặc áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và các biện pháp nghiệp vụ khác trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

- Tuy nhiên: Việc áp dụng giám sát, kiểm soát (mang hàng về kho bảo quản) đối với doanh nghiệp hạng 7 này sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan trên cơ sở phù hợp với quy mô, lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý hải quan, quản lý thuế trong từng thời kỳ: => Nếu bạn nhập với quy mô lớn, cảm thấy tiền lưu bãi, lưu kho quá cao, cảm thấy không bảo quản tốt được hàng hóa khi không được mang về, bạn có thể làm công văn gửi Chi cục đang làm thủ tục hoặc gửi Tổng cục Hải quan để trình bày chứ không phải là áp dụng cứng nhắc cho tất cả các doanh nghiệp.
 
Sửa lần cuối:

Kelvin Tran

New Member
Bài viết
4
Reaction score
3
- Hải quan nói doanh nghiệp Xếp hạng 7 nên không cho mang hàng về kho bảo quản là đúng nha bạn.

- Doanh nghiệp của bạn sẽ bị xếp hạng 7 nếu: doanh nghiệp bạn chưa có hoặc có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa dưới 365 ngày trở về trước tính đến ngày đánh giá. (Điều 18, Thông tư 175/2013/TT-BTC) => Không chỉ riêng doanh nghiệp mới nhập hoặc xuất lần đầu mà cả những doanh nghiệp lâu năm đã từng có hoạt động XNK nhưng từ thời điểm đánh giá trở về trước trong vòng 356 ngày không phát sinh hoạt động XNK cũng bị xếp hạng 7 luôn.

- Việc xếp loại đánh giá này sẽ làm cơ sở cho việc áp dụng chính sách ưu tiên, áp dụng chế độ, chính sách quản lý hải quan, quản lý thuế hoặc áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và các biện pháp nghiệp vụ khác trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

- Tuy nhiên: Việc áp dụng giám sát, kiểm soát (mang hàng về kho bảo quản) đối với doanh nghiệp hạng 7 này sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan trên cơ sở phù hợp với quy mô, lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý hải quan, quản lý thuế trong từng thời kỳ: => Nếu bạn nhập với quy mô lớn, cảm thấy tiền lưu bãi, lưu kho quá cao, cảm thấy không bảo quản tốt được hàng hóa khi không được mang về, bạn có thể làm công văn gửi Chi cục đang làm thủ tục hoặc gửi Tổng cục Hải quan để trình bày chứ không phải là áp dụng cứng nhắc cho tất cả các doanh nghiệp.

em cảm ơn anh
 

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
Nếu được bạn cập nhật tình hình tiếp theo lên đây để mọi người tham khảo nhé. Chúc hàng hóa bạn thuận lợi ;)
 

Mr.Béo

Active Member
Bài viết
127
Reaction score
72
Anh cho em hỏi:
Bên em có nhập 1 lô hàng rời, bên em muốn xin lấy mẫu trước để đi thí nghiệm được không, (tức là công ty tự thí nghiệm chứ không phải là cơ quan HQ yêu cầu TN) hay phải chờ thông quan xong mới được đưa mẫu đi thí nghiệm ạ?
 

Trung Nguyen

New Member
Bài viết
4
Reaction score
2
Anh cho em hỏi:
Bên em có nhập 1 lô hàng rời, bên em muốn xin lấy mẫu trước để đi thí nghiệm được không, (tức là công ty tự thí nghiệm chứ không phải là cơ quan HQ yêu cầu TN) hay phải chờ thông quan xong mới được đưa mẫu đi thí nghiệm ạ?
Làm thủ tục lấy mẫu trước và nộp cho cơ quan có thẩm quyền như Viện khoa học, VSATTP, vv..
Sau đó bạn làm thủ tục HQ và được đồng ý mang hàng về bảo quản, sau khi lấy mẫu sẽ có kết quả và nộp kq cho HQ để được thông quan sử dụng hh bạn nhé !!
 

Oscar Le

Moderator
Bài viết
1,850
Reaction score
1,385
Anh cho em hỏi:
Bên em có nhập 1 lô hàng rời, bên em muốn xin lấy mẫu trước để đi thí nghiệm được không, (tức là công ty tự thí nghiệm chứ không phải là cơ quan HQ yêu cầu TN) hay phải chờ thông quan xong mới được đưa mẫu đi thí nghiệm ạ?
Mục đích lấy mẫu trước để thí nghiệm là để làm gì bạn?
Khi hàng nhập về bạn có thể làm 2 hình thức sau:
1. Xin xem trước hàng hóa (không lấy mẫu)
2. Xin lấy mẫu trong trường hợp hàng hóa thuộc kiểm tra chuyên ngành, và cơ quan kiểm tra phải là cơ quan được Hải quan chấp thuận sau khi có kết quả kiểm tra như bạn @Trung Nguyen có nói ở trên
Còn trường hợp xin mang hàng về tự kiểm tra thì mình chưa thấy bao giờ. Phải chờ thông quan rồi muốn làm gì thì làm.
 

Tìm thành viên

Top