Chia sẻ Phân biệt hàng có thuế suất 0%, miễn thuế và không chịu thuế xuất nhập khẩu

Oscar Le

Moderator
Bài viết
1,850
Reaction score
1,385
Có thể có nhiều bạn còn nhầm lẫn, nghĩ hoặc gọi mức thuế suất của một sản phẩm 0% là hàng miễn thuế hoặc gọi là hàng không chịu thuế. Điều này là chưa đúng. Hôm nay mình xin được chia sẻ quan điểm của mình về 3 hình thức này:

1. GIỐNG NHAU:

Nó chỉ có một điểm chung duy nhất là bạn đều không phải bỏ tiền ra để nộp thuế xuất nhập khẩu cho các loại hàng hóa này.

2. KHÁC NHAU:

a. Hàng có thuế xuất 0%:

Sở dĩ các mặt hàng có thuế suất 0% là do các yếu tố chính:

- Chính sách hoặc hiệp định của nước ta với một quốc gia hoặc 1 tổ chức nào đó: Từ đó hình thành các mức thếu xuất thông thường, ưu đãi và ưu đãi đặc biệt. Đa phần ưu đãi đặc biệt được hưởng mức thuế suất 0%

- Hoàn cảnh đất nước: đối với các hàng hóa giúp phát triển đất nước, hoặc trong nước chưa sản xuất được nhưng có ích thì thường sẽ được hưởng mức thuế xuất là 0%. Điều này có thể thấy trong các loại hàng:

+ Hàng xuất mang lại ngoại tệ cho đất nước được hưởng mức thuế xuất 0% (không phải miễn thuế nhé)

+ Hàng máy móc trong nước chưa sản xuất được đa phần thuế xuất 0%

Bằng cách tra biểu thuế ta có thể xác định được hàng hóa có được hưởng mức thuế suất là 0% hay không.

b. Hàng miễn thuế:

Các mặt hàng này được quy định theo chính sách của nhà nước và được nêu rất chi tiết và cụ thể tại Chương II nghị định 134/2016/NĐ-CP. Gồm các hình thức sau:

- Miễn thuế đối với hàng hóa của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ.

Ví dụ: như cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự

- Miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh (xét tùy theo mức độ hành lý)

- Miễn thuế đối với tài sản di chuyển

Ví dụ: Người nước ngoài vào Việt Nam định cư và muốn mang đồ dùng từ nước ngoài về.

- Miễn thuế đối với quà biếu, quà tặng (cũng có một định mức cụ thể)

- Miễn thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới: áp dụng đối với các hàng hóa sinh hoạt bình thường không phải mua về để sản xuất.

- Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu.

- Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu

- Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu

- Miễn thuế đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định.

- Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.

- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong thời hạn 05 năm.

- Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí.

- Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động đóng tàu, tàu biển xuất khẩu.

- Miễn thuế đối với giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

- Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

- Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng.

- Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho giáo dục.

- Miễn thuế hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan. Miễn thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế.

- Miễn thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm.

- Miễn thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường.

- Miễn thuế hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền.

- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa không nhằm mục đích thương mại.

- Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.

- Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế, hàng hóa có trị giá tối thiểu, hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.

Lưu ý:
  • Hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ được xét miễn thuế nếu thuộc các trường hợp trên.
  • Cần xem chi tiết nội dung nghị định 134/2016/NĐ-CP đễ biết rõ quy định cụ thể trong từng trường hợp.
c. Hàng không chịu thuế:

Hàng không chịu thuế xuất nhập khẩu được quy định tại khoản 4 điều 2 luật thuế số 107/2016/QH13.

"4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu."


Vậy chúng ta cần biết và phân biệt 3 hình thức này để làm gì?

Trong các văn bản và quy định của nhà nước sẽ sử dụng các từ ngữ này đồng thời kèm theo các quy định cho các loại hàng thuộc hình thức đó. Khi phân biệt được chúng ta có thể biết hàng nào được hưởng ưu đãi gì, chịu chính sách gì và thủ tục ra sao để áp dụng cho phù hợp.

Hy vọng nhận được ý kiến, góp ý từ các bạn.
 

Tìm thành viên

Top