Chia sẻ Phân biệt CARRIER và FORWARDER

nhattao

Active Member
Bài viết
167
Reaction score
151
1. CARRIER

Carrier: Người vận chuyển (Trực tiếp sở hữu phương tiện vận chuyển). Carrier thường dùng chủ yếu cho vận tải đường hàng không (Airline) hay đường biển (Shipping line). Không biết tại sao các doanh nghiệp cũng sở hữu phương tiện vận chuyển đường bộ như xe tải, xe container,... thì không gọi là Carrier nữa. Có thể là do thói quen mà họ được gọi là Nhà xe.

Thực trạng hiện giờ các Carrier thì các bạn chắc cũng nghe đến những câu chuyện của Hanjin hay Yangming Line. Hay những bài báo viết về phí cước biển rẻ bất ngờ, thấp hơn cả phí vận tải nội địa. Nhiều bác carrier đang "dở khóc dở cười" vì điều này. Tiêu biểu là sự phá sản của Hanjin, hãng tàu lớn thứ 5 thế giới.

2. FORWARDER

Forwarder là tên gọi được biến thể từ Freight forwarder.

Trước kia các công ty này thường đứng ở giữa làm trung gian (3PL) để giúp các doanh nghiệp kinh doanh XK/NK tìm kiếm, liên hệ và làm việc trực tiếp với Carrier trong quá trình giao nhận vận tải quốc tế.

Sau này Freight Forwarder không dừng lại chỉ cung cấp dịch vụ đó mà dần thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về dịch vụ dịch vụ giao nhận vận tải nội địa, thủ tục hải quan, order hàng hóa, bốc xếp nâng hạ,...

Lúc này họ được gọi là ngắn gọn là FORWARDER. Họ có thể thuê Outsource từ các đối tác của họ hoặc trực tiếp đầu tư 1 hoặc nhiều phần dịch vụ khác.

3. "CHỌN CARRIER HAY FORWARDER?"

Quan điểm của mình là lựa chọn Forwarder vì:

- Carrier hoàn thành rất tốt trách nhiệm về giao nhận vận tải nhưng các dịch vụ liên quan khác thì không chuyên trách và thường không hỗ trợ nhiều. Còn FWD sẽ hỗ trợ cho bạn tư vấn miễn phí.

- Forwarder có nhiều mối quan hệ với các carrier hơn, có nhiều lựa chọn cho bạn theo từng service, thời gian giao nhận, mức giá.

- FWD làm việc linh hoạt hơn về mức giá, dịch vụ, chính sách.

- Hỗ trợ sau khi giao nhận tốt hơn carrier.

- Về nghiệp vụ (chung) thì FWD tốt hơn Carrier (Đánh giá cá nhân, không so sánh cụ thể trường hợp nào)

Tuy nhiên, xét về chất lượng dịch vụ thì còn phụ thuộc còn phụ thuộc vào các yêu tố khác như:
- Hệ thống của công ty cung cấp dịch vụ
- Cá nhân phụ trách làm việc với bạn
- Bộ phận hỗ trợ đằng sau của cá nhân đó
- Chính sách của mỗi công ty

Thiếu một trong cách công ty có thể ảnh hướng đến việc thực hiện quá trình giao nhận lô hàng.

Tóm lại: Dù bạn làm việc với Carrier hay Forwarder thì bạn cũng là người chịu trách nhiệm xử lý trực tiếp lô hàng đó nên bạn cũng phải tự mình học hỏi, nâng cao kiến thức & mối quan hệ của mình trong ngành này.

Bắt đầu lúc nào không quan trọng, quan trọng là bạn thực hiện nó thế nào

Nguồn: Kiệt DG
 

Donald

Active Member
Bài viết
115
Reaction score
140
 

Tìm thành viên

Top