Tâm sự Những "kỹ năng nhỏ" mà sinh viên mới ra trường nên có

nhattao

Active Member
Bài viết
167
Reaction score
151
1. Tin học văn phòng:

Khi đi xin việc hầu hết ai cũng cv hoành tránh với tin học văn phòng full skill nhưng thực tế khi mình thấy khoảng 10% có thể bắt tay vào ngay công việc văn phòng. Tiến sỹ Lê Thẩm Dương đã từng đề cập tới điều này nhưng đối với công việc hiện nay kỹ năng văn phòng phải cao hơn 1 chút.

- Biết soạn thảo văn bản: đi khắp các diễn đàn, các nhóm hay thực tế vẫn thấy có những câu hỏi anh ơi cho em form này cho em form kia rồi cái này thiếu cái này thừa. Nếu gặp sếp khó tính như 1 chú mình biết rất hay dùng bút đỏ sửa vào công văn khi phê duyệt có mà thì đỏ lòm cả trang giấy.

- Biết in ấn: Trước đây mình có cô nhân viên không biết căn lề khi in, không biết in sao cho đúng, có lần in hết cả tập giấy mà mỗi bên 1 nửa chữ mà lại ko biết xóa lệnh in. Điều đó làm người khác bực nhất là khi họ đang cần bản in gấp. Chẳng hạn biên bản kiểm tra sau thông quan.

- Biết lưu trữ chứng từ 1 cách khoa học. Bạn có thể bất ngờ được người khác hỏi về lô hàng mình đã từng làm, về chứng từ cứng, chứng từ mềm mà bạn... Không biết mình đã lưu ở đâu hoặc lưu không đầy đủ.

- Biết báo cáo : Phần lớn các báo cáo của các bạn mới ra trường là: "anh ơi nó thế này anh ơi nó thế kia" một cách chung chung. Nếu bạn thấy cường độ làm việc của quản lý như thế nào bạn sẽ hiểu khi bạn ở tình huống đó bạn rất bực mình. Phải báo cáo rõ ràng: vấn đề này, tờ khai bị thiếu ở mã hàng a là 1000 pce. Em đã đối chiếu thực tế và tờ khai. Hướng giải quyết như thế nào? Một người có thể giảm bớt việc cho người khác thì sẽ rất đc trọng dụng. Đừng bao giờ hỏi quản lý của mình làm thế nào mà hãy hỏi :" làm theo phương án này của em có được không?".

2. Viết email:

Nếu những bạn nào tốt nghiệp ngoại thương hẳn sẽ giỏi về khoản này vì có hẳn một môn thư tín điện tử. Rất khiếm khuyết cho tôi, tôi cũng chưa được học môn đó. Nhưng một người chị rất chân tình đã dạy tôi bài học về thư tín điện tử.

- Viết tối đa 1000 từ vấn đề bào dài dòng thì attach file trình bày rõ ràng trong file đó.
- Nội dung mạch lạc đi vào ý chính bằng các gạch đầu dòng.
- Tiêu đề thể hiện được đại ý thư và đầy đủ rõ ràng.
- Viết mail dài khi và chỉ khi để chửi nhau.
- Nếu vấn đề quá dài dòng thì book cuộc họp giải quyết.

Vậy nên trước khi đi làm hãy học những điều đơn giản nhất nhé. Không ai đuổi bạn đâu nếu bạn làm được những việc nhỏ như vậy. Đây cũng là những vấn đề mình mắc phải khi mới đi làm.

Nguồn: Phạm Thành Nam
 

Tìm thành viên

Top