Tâm sự Những kinh nghiệm cá nhân khi làm document ở công ty logistics trong 2 năm.

Smile

Well-Known Member
Bài viết
292
Reaction score
392
Bài viết này không áp dụng cho tất cả, chỉ dựa trên những kinh nghiệm cá nhân của mình khi làm document ở công ty logistics trong 2 năm. Ngày 14/11/2018 này là mình tròn 2 năm tuổi nghề, 1 con số khá bé bỏng. Không dám chỉ dạy ai, đây chỉ là những chia sẻ dựa trên trải nghiệm cá nhân của mình khi làm chứng từ.

1. Luôn set up quy trình chung cho mọi việc mình làm: mình nhận ra nếu không set up được cho bản thân 1 quy trình thì việc care hàng luôn rối lung tung lòng vòng. Mình có những quy trình tự xây dựng riêng và gần như là khó phá vỡ khi care hàng.

- Khi nhận KH mới tinh việc đầu tiên mình làm: xin đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư nếu có, hỏi vnaccs account & usb, hỏi DN đã nhập mặt hàng y hệt/tương tự bao giờ chưa, có thể cho xin tờ khai tham khảo và luôn luôn để lại zalo/skype với lời nhắn KH check, sau đó chủ động add skype/zalo của khách nếu có. Gọi điện thoại cho khách hàng để giục check mail nếu lâu phản hồi.

- Khi nhận chứng từ lô hàng, mình sẽ chủ động check tên hàng + thông số có sẵn (cách đọc từng loại thông số) + check nháp qua chính sách nhập khẩu. Sau đó vẫn yêu cầu khách cung cấp để đối chiếu. Làm như thế này mất thời gian, nhiều người bận rộn làm không được; thậm chí mình phải trả giá bằng những ngày 9h tối mới từ công ty về nhà. Nhưng khi học cách chơi 1 mình với docs, mình sẽ chủ động trong khai báo, cũng như có thể biết cách đọc thông số nhiều mặt hàng hơn 1 chút.

2. Không bao giờ tiếp nhận thụ động 100% thông tin mọi người đưa cho.

- Mình luôn tận dụng những nguồn tài liệu, nguồn thông tin, mối quan hệ mình có. Nhưng bất cứ ai đưa thông tin mình luôn tự kiểm chứng lại bằng cách xin thông tư, nghị định, văn bản hướng dẫn. Bạn sẽ nghe rất nhiều anh hiện trường bảo: đọc làm gì mấy cái văn bản. Lao ra thực tế mà làm. Đúng, nhưng nó chỉ đúng tuyệt đối với hiện trường. Bạn phải biết bạn là ai, làm vị trí gì, ở đâu. Thực tế quan trọng vô cùng nhưng nếu không có lý thuyết, đáng nhẽ đi hết đoạn đường mất 30 phút; bạn lại lao đi phăm phăm và lạc gần 1 tiếng đồng hồ. Đừng hùa theo đám đông hay thiên hạ, chỉ duy nhất bạn biết điều gì tốt cho mình.

3. Tính logic của văn bản quy phạm pháp luật:

- Công ước, điều ước quốc tế, hiến pháp, pháp lệnh, Luật là xương sống.
- Từ đó mới phát triển thành Nghị định, rồi đến thông tư, rồi đến các công văn hướng dẫn thi hành.
Khi check chính sách hàng hóa cũng vậy, điều đầu tiên để bắt đầu PLAY THE GAME là đi từ gốc rễ.
Có thể search google cho nhanh, nhưng nhanh chưa chắc đúng, đúng chưa chắc đủ.
Ban đầu hãy chơi với 1 vài mặt hàng nho nhỏ, học cách đọc và làm quen chính sách những mặt hàng đang handle hàng ngày. Làm 1 thì nên biết 2, biết 3; đừng chỉ dừng ở biết 1.
- Ví dụ làm động cơ điện, thì tìm văn bản hướng dẫn động cơ điện đọc, đọc xong quy trình trình tự sẽ đọc sang danh mục nhóm hàng quản lý bởi ....cùng với động cơ điện. Hàng hóa chính sách đi theo Bộ=>Nhóm=>Từng mặt hàng cụ thể.
Đó là mới chơi game, còn chơi quen rồi thì cách chơi logic nhất theo mình là đi từ:
3.1. Luật chất lượng sản phẩm (biết bộ nào quản lý gì, nhìn thấy nhóm-tên hàng còn ngờ ngợ biết nó có chính sách)
3.2. Hướng dẫn thi hành luật chất lượng sản phẩm (lý do như trên)
3.3. NĐ số 69 có danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành (lý do đọc như trên).
3.4. Sau đó tới văn bản của từng bộ.
Tại sao khi làm lâu thì NÊN VÀ PHẢI tư duy theo cách này: vì nhìn tên hàng dù không biết chính sách ngay cũng biết NÓ K NHẬP ĐƯỢC BT MÀ TƯ DUY CẨN THẬN CÁCH HANDLE.
Thôi dài quá rồi, tôi lặn đây. Bye bye các ông
:3
Tôi không biết tôi lảm nhảm cái gì nữa
=)))))))))))) Nhưng nói chung là nghề này cũng tạm
=))) hey za

Nguồn: Mỹ Linh Kiều
 

Focusdi

New Member
Bài viết
12
Reaction score
2
great, thanks very much
 

Tìm thành viên

Top