Chia sẻ Những câu hỏi cần lưu ý về định mức

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
Hiện nay, nhiều bạn đặt ra câu hỏi về việc xử lý phế liệu như thế nào cho đúng. Câu hỏi này có phần nan giải với chúng ta, bởi việc xử lý phế liệu đúng trước tiên cần phải xác định được : Định mức, định mức nguyên vật liệu tiêu hao, tỷ lệ hao hụt chính xác.

PHẦN 1: NHỮNG CÂU HỎI CẦN PHẢI CHÚ Ý

1. Có được tính định mức trung bình hay không :

- Căn cứ vào điều 55 thông tư 38/2015/TT-BTC thì định mức ở đây là định mức thực tế do đó tất cả các khái niệm định mức trung bình theo thông tư nghị định cũ đã hết hiệu lực không còn giá trị để thực hiện. Vì vậy các bạn đang thực hiện tính định mức trung bình cần tỉnh táo thực hiện cho đúng với quy định hiện tại. Nhất là những bạn trong công ty may, thay vì việc tính định mức trung bình cho các size các bạn phải thể hiện rõ định mức theo từng size: X,M,XL,XXL... Đã có rất nhiều công ty bị phạt do việc đi theo lối mòn mà không chịu thực hiện theo thông tư hiện hành.

2. Thế nào là xây dựng định mức:

- Không phải là khi chúng ta đưa ra 1 định mức, áp nó vào form và in lưu trữ chứng từ đó là "xây dựng định mức" mà đó chỉ là "làm định mức". Vậy phương án xây dựng định mức là thế nào, là chúng ta phải chuẩn bị cho nó cả 1 hệ thống để chứng minh và giải trình nó là đúng và thực tế. Rất nhiều bạn cứ thấy lệch tồn là quay ngược về chỉnh định mức, chỉnh tỷ lệ hao hụt mà không biết rằng việc làm của chúng ta sẽ mang lại kết quả khó lường khi Kiểm tra báo cáo và kiểm tra sau thông quan.

3. Xác định tỷ lệ hao hụt thế nào cho đúng:

- Nhiều doanh nghiệp nhiều nhà máy các bạn thường đưa ra tỷ lệ hao hụt trung bình do việc chúng ta chưa có phương pháp xác định tỷ lệ hao hụt đúng. Các bạn kế toán thường đưa ra phương pháp kiểm kê định kỳ rồi đẩy tất cả hàng lỗi hỏng, mất đi vào hao hụt, nhưng như vậy có đúng không.
- Trong quá trình sản xuất các bạn thấy tháng này hao hụt là 5% , tháng sau hao hụt 100% thậm chí 1000% và cứ như vậy chúng ta đổ thành hao hụt là trung bình cộng các tháng, vậy tỷ lệ hao hụt sẽ không đúng thực tế, khi các bạn chạy mẫu 43 của chế xuất, mẫu 57 của sxxk và mẫu BC05 của gia công sẽ thấy nó bị âm thời điểm nếu ta sử dụng tỷ lệ hao hụt như vậy.

4. Phế phẩm có đưa vào hao hụt trong định mức hay không?

Theo điều 55 Thông tư 38:"Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao. Trường hợp lượng phế liệu, phế phẩm đã tính vào định mức sử dụng hoặc định mức vật tư tiêu hao thì không tính vào tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư." Theo điều này phế phẩm có thể được tính vào tỷ lệ hao hụt nhưng với quan điểm của mình :" KHÔNG NÊN CHO VÀO TỶ LỆ HAO HỤT ĐỐI VỚI PHẾ PHẨM". Bởi vì phế phẩm nếu chúng ta chưa được xử lý chúng ta vẫn có thể xuất theo loại hình xuất tương ứng như : E62, E42,E52,E56 vấn đề ở đây chỉ là vấn đề thanh toán.

Thứ 2 khi tạo thành sản phẩm ( bao gồm cả phế phẩm) nguyên vật liệu đã được tính tỷ lệ hao hụt rồi, nếu chúng ta tính phế phẩm cả vào tỷ lệ hao hụt chúng ta sẽ bị lặp lại 1 lần hao hụt, và lúc này chúng ta lại phải xác định lại tỷ lệ hao hụt dẫn tới việc sửa chữa tỷ lệ hao hụt và chứng minh nó rất khó khăn.
Thứ 3 đó là quy trình xử lý phế phẩm giống với quy trình xử lý phế liệu ngoài định mức nên việc cho nó vào tỷ lệ hao hụt là không nên.

5. Phế liệu trong định mức có cần phải thông báo tới cơ quan hải quan hay không?

- Nhiều bạn nói rằng đã là phế liệu trong định mức thì liên quan gì tới hải quan nữa, xin lỗi các bạn quá nhầm cho cái ý nghĩ nói trên. Về tiêu hủy cả 3 loại hình : Gia công , chế xuất, sản xuất xuất khẩu quy trình thực hiện đều hướng về điều 64 thông tư 38/2015/TT-BTC quy định như sau:
d) Tiêu huỷ nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu huỷ. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên, tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm tổ chức việc tiêu hủy, cơ quan hải quan không thực hiện giám sát.
=> Đối với phế liệu trong định mức chúng ta vẫn phải thực hiện làm công văn tới cơ quan hải quan và cơ quan HQ giám sát dựa trên cơ sở quản lý rủi ro.
Trường hợp nếu bán thanh lý của gia công chúng ta thực hiện theo Khoản 4 điều 10 nghị định 134/2016/NĐ-CP. Nếu nhỏ hơn 3% Tổng lượng NVL mở TK A42 kê khai thuế VAT. Lớn hơn 3% mở tờ khai A42 đóng thuế XNK và VAT nên các bạn đừng có ý nghĩ như trên.

Bài viết của tác giả: Phạm Thành Nam
 

JIANGYTV

New Member
Bài viết
14
Reaction score
1
Bài viết của bạn rất hưu ích, bạn cho mình hỏi là nếu là vật tư đóng gói hàng hóa như thùng carton, dụng cụ gá đỡ bằng nhựa đi kèm với hàng khi xuất chế xuất E42 thì có phải đưa vào ĐM không ? Nếu bên mình thu hồi lại các vật tư đó sau khi KH dùng xong và tái sử dụng cho các lô hàng xuất mới tiếp theo thì sẽ tính như thế nào, mở TK E15 thì phải đưa vào ĐM, mà không đưa vào ĐM chuyển nhập A12 có đc ko ?
 

Phuong Thanh

New Member
Bài viết
10
Reaction score
3
JIANGGYTY: bạn ko đưa vào định mức và nhập loại hình A12 nhé. Bên mình cũng làm như vậy.
 

Phuong Thanh

New Member
Bài viết
10
Reaction score
3
Chào bạn chủ top, mình thấy bạn chia sẻ rất nhiều kiến thức liên quan đến định mức, vậy bạn tư vấn giúp mình vài vấn đề nhé:

1. Bên mình là DNCX, mình nhập thanh thép thô về và sản xuất thành chi tiết trong ô tô. Qúa trình sản xuất: cắt thanh thép dài 3m nặng 1000kg ra, đưa vào tiện, mài giũa các kiểu --> được sản phẩm. Khối lượng, kích thước sản phẩm thì đều nhau, khoảng 0.4kg, tuy nhiên số lượng sản phẩm của mỗi thanh thép cắt ra lại không giống nhau. --> tỉ lệ hao hụt của từng lô là khác nhau.

--> bạn chủ top chỉ giáo giúp tớ xem tính định mức thế nào với.

2. Ngoài ra, bạn cho mình hỏi xây dựng phương án giải trình định mức như thế nào? Cần phải chuẩn bị những gì để mình có thể giải thích được với HQ rằng tôi xây dựng định mức như thế là hợp lý.
 

Đông Trần

New Member
Bài viết
19
Reaction score
16
Chào bạn chủ top, mình thấy bạn chia sẻ rất nhiều kiến thức liên quan đến định mức, vậy bạn tư vấn giúp mình vài vấn đề nhé:

1. Bên mình là DNCX, mình nhập thanh thép thô về và sản xuất thành chi tiết trong ô tô. Qúa trình sản xuất: cắt thanh thép dài 3m nặng 1000kg ra, đưa vào tiện, mài giũa các kiểu --> được sản phẩm. Khối lượng, kích thước sản phẩm thì đều nhau, khoảng 0.4kg, tuy nhiên số lượng sản phẩm của mỗi thanh thép cắt ra lại không giống nhau. --> tỉ lệ hao hụt của từng lô là khác nhau.

--> bạn chủ top chỉ giáo giúp tớ xem tính định mức thế nào với.

2. Ngoài ra, bạn cho mình hỏi xây dựng phương án giải trình định mức như thế nào? Cần phải chuẩn bị những gì để mình có thể giải thích được với HQ rằng tôi xây dựng định mức như thế là hợp lý.
Mình cũng đang chuẩn bị hồ sơ để chuẩn bị giải trình với HQ về báo cáo quyết toán 2017. Mong nhận được phản hồi từ host.
 

Tìm thành viên

Top