Nhập khẩu Quần áo - Cần chứng nhận hợp quy để bán hàng

hop quy

Member
Bài viết
55
Reaction score
1
Chứng nhận hợp quy dệt may là quy định bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may trước khi đưa ra tiêu thụ tại thị trường Việt Nam theo danh mục sản phẩm dệt may được quy định rõ tại Thông tư 17/2017/TT-BCT.

Kính gửi: Các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh sản phẩm dệt may

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyde và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may (QCVN: 01/2017/BCT) được ban hành kèm theo Thông tư 21/2017/TT-BCT của Bộ Công thương Việt Nam đã dời hiệu lực từ ngày 1/ 5/ 2018 sang ngày 1/ 1/ 2019. Theo quy định, mức giới hạn hàm lượng formaldehyde trong các sản phẩm (SP) không được vượt quá các giới hạn sau:

30mg/kg với đối với sản phẩm dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi;

75mg/kg với đối với sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da;

300mg/kg cho SP không tiếp xúc trực tiếp với da.

Và mức giới hạn về hàm lượng amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo không vượt quá 30mg/kg.

Các sản phẩm dệt may bao gồm quần áo, da giày, thảm, chăn, màn, mền, vải, phụ kiện dệt may khác, trước khi bán ra thị trường phải công bố phù hợp với QCVN 01:2017/BCT về giới hạn hàm lượng formaldehyt, các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo và gắn dấu hợp quy (CR theo các quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN ) và đồng thời chịu sự kiểm tra trên thị trường của chi cục quản lý thị trường, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa liên nghành. Danh mục cụ thể của các sản phẩm dệt may phải công bố hợp quy được liệt kê chi tiết trong Quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT, kèm theo mã HS tương ứng.

Hiện nay trên các siêu thị lớn như Big-C, Coop-mart, Fivimart, Vinmart, Aeon Mall… đã yêu cầu các nhà cung ứng, sản xuất, kinh doanh nghành hàng may mặc phải gửi giấy chứng nhận hợp quy cùng với hàng hóa đã được gắn nhãn tem hợp quy CR trên sản phẩm trước khi bày bán ra thị trường.

Cộng đồng Doanh nghiệp dệt may hết sức lưu tâm đến việc làm chứng nhận hợp quy sản phẩm cho các sản phẩm may mặc đối với nhóm hàng tồn, hàng vét của công ty trước thời điểm 1/1/2019 khi thông tư 21 có hiệu lực chính thức. Vì sau ngày này thì mọi sản phẩm kinh doanh tiêu thụ trên thị trường phải được công bố hợp quy và gắn nhãn tem hợp quy CR lên sản phẩm. Ngoài ra, khi gần đến thời điểm triển khai thực hiện thì phần lớn các doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị về việc chứng nhận hoặc sự quá tải trong việc làm kiểm định chứng nhận của đại đa số doanh nghiệp làm gấp dẫn đến chi phí cao, thời gian ra chứng nhận hợp quy sẽ chậm hơn do việc quá tải của các doanh nghiệp yêu cầu chứng nhận lô hàng gấp của công ty để không bị vi phạm các quy định hiện hành.

Nếu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may không thực hiện công bố hợp quy sản phẩm dệt may theo QCVN:01/2017/BCT mà lại đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trưởng thì sẽ bị lực lượng quản lý thị trường , thanh tra chuyên ngành của các cơ quan quản lý nhà nước xử phạt theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Nhằm hỗ trợ công tác kiểm tra Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực giám định/chứng nhận chất lượng sản phẩm dệt may. Với ưu thế tiên phong trong lĩnh vực đầu nghành dệt may cùng với cơ sở trang thiết bị kiểm định chuyên nghành và kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong lĩnh vực kiểm nghiệm, giám định, hợp chuẩn, hợp quy với nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may. Chúng tôi tự tin đảm bảo sẽ cung cấp và đáp ứng mọi yêu cầu chứng nhận / giám định hợp quy một cách nhanh chóng, thuận tiện và chi phí rẻ nhất đến Quý khách hàng.

* Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm dệt may:

- Phải công bố hợp quy cho sản phẩm do công ty sản xuất trực tiếp hoặc nhập khẩu.

- Phải dán nhãn hợp quy đối với các sản phẩm đã được công bố hợp quy

Doanh nghiệp có thể thực hiện theo 2 phương thức :

Phương thức 7 ( PT 7 ) (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa -Thường áp dụng dành cho những tổ chức nhập khẩu hàng dệt may từ nước ngoài về Việt Nam tiêu thụ trong nước hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ, lẻ trong nước cần chứng nhận riêng cho từng lô sản phẩm.)

Phương thức 5( PT 5 ) (quá trình sản xuất, dây chuyền, thiết bị nhà máy, quy trình kiểm soát chất lượng -Thường áp dụng dành cho những nhà máy, doanh nghiệp sản xuất)

Thủ tục chứng nhận hợp quy gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng kí

- Trung tâm giám định nhận đơn đăng kí chứng nhận hợp quy

- Trung tâm giám định xem xét tính phù hợp của hồ sơ và cấp số đăng kí chứng nhận kèm chữ kí và dấu xác nhận của lãnh đạo Trung tâm.

- Thời gian: Ngay sau khi nhận được file mềm doanh nghiệp cung cấp

Bước 2: Đánh giá chứng nhận lô sản phẩm dệt may phù hợp QCVN 01: 2017/BCT

- Trung tâm giám định cử chuyên gia đủ năng lực đến địa điểm tập kết/ lưu giữ hàng hóa để đánh giá sự phù hợp lô sản phẩm dệt may phù hợp QCVN 01: 2017/BCT:

+ Đánh giá sự phù hợp giữa hàng hóa thực tế so với hồ sơ

+ Tiến hành lấy mẫu thử nghiệm điển hình

- Trung tâm giám định tiến hành test mẫu thử nghiệm theo QCVN 01: 2017/BCT

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận

Trung tâm giám định căn cứ vào kết quả thử nghiệm mẫu điển hình để phát hành giấy chứng nhận hợp quy và ủy quyền sử dụng mẫu dấu hợp quy CR.

Thời gian: 1- 3 ngày

Phí dịch vụ: Miễn phí

Chúng tôi chuyên cung cấp chứng nhận Hợp quy trên toàn quốc.

Quý khách hàng cần bất cứ giải đáp nào về dịch vụ chứng nhận hợp quy dệt may , Chúng tôi luôn sẵn sàng được hỗ trợ 24/7, xin liên hệ hotline : 0904676796 / Mr Nghĩa ( Phụ trách phòng quản lý dịch vụ khách hàng Dệt may) hoặc để lại thông tin liên lạc dịch vụ hỗ trợ 24/7 qua Email: [email protected] để được tư vấn và giải đáp tốt nhất.

QCVN 01: 2017 / BCT được áp dụng cho các sản phẩm dệt may bán tại thị trường Việt Nam
 

Đính kèm

Tìm thành viên

Top