Giải đáp Local charges là gì?

nhattao

Active Member
Bài viết
167
Reaction score
151
Local charges là các loại phí bạn phải trả cho hãng tàu, cảng vụ ở cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng, thường thì chúng ta sẽ gọi đây là phụ phí. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một vài loại phụ phí nộp tại cảng đi, hay nếu đơn giản hơn là khi bạn làm 1 lô hàng xuất theo điều kiện FOB Hai Phong Port, Incoterms 2010 chẳng hạn thì tại cảng bạn sẽ phải nộp những loại phí cơ bản gì?

1. THC- Terminal Handling Charge: phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng) khoản phí gọi là THC.

2. B/L fee- Bill of lading fee: Phí phát hành vân đơn. Việc phát hành B/L không chỉ là việc cấp một B/L rồi thu tiền mà còn bao gồm việc thông báo cho đại lý đầu nhập về B/L, phí theo dõi đơn hàng, phí quản lý đơn hàng,..

3. SEAL- Seal fee: Phí seal để kẹp vào container. Mỗi container khi vận chuyển quốc tế cần có 1 chiếc seal niêm phong để theo dõi tình trạng hàng hóa bên trong, bạn có thể mua tại hãng tàu hoặc cảng, hoặc có thể phí được tính luôn khi thuê tàu.

4. AMS và các loại phí tương tự: AMS ( Automated Manifest System ) là một hệ thống khai báo kiểm soát hàng hóa vận chuyển bằng tất cả các phương thức xuất nhập cũng như trong nội địa Hoa kỳ do Cơ Quan Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ thiết lập sau sự kiện 9/11. Thông tin của lô hàng nhập khẩu vào Mỹ phải được kê khai cho Hải quan Mỹ 48 tiếng trước khi tàu ở cảng khởi hành đến Mỹ, việc khai AMS là khai các thông tin này. Thủ tục này được áp dụng từ đầu năm 2003 và nhà xuất khẩu có trách nhiệm kê khai thông tin này ngay tại cảng xếp hàng ban đầu.

AMS áp dụng cho vận chuyển hàng đi Mỹ bằng đường biển. Đối với vận chuyển đi các tuyến khác, các loại phụ phí khác tương tự với AMS:

Vận chuyển hàng đi Canada: Phí ACI (Advance Commercial Information Charge)
Vận chuyển hàng đi EU: Phí ENS (Entry Summary Declaration)
Vận chuyển hàng đi Nhật: Phí AFR (Japan Advance Filing Rules)
Vận chuyển hàng đi Trung Quốc: Phí AMR ( Advance Manifest Rule)

5. Phí Telex: Dùng cho việc bạn muốn sử dụng Bill surrendered. Dùng Bill Surrendered thì hãng vận chuyển sẽ gửi điện cho đại lý của mình ở cảng tới để thông báo về Bill Surrendered và thông tin về người nhận hàng tại cảng tới.

6. Phí Handling (Handling fee) : Thực ra phí này là do các hãng tàu, các công ty giao nhận hàng đặt ra để thu shipper/consignee. Cơ bản, Handling là quá trình một forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại VN thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành BL, D/O cũng như các giấy tờ liên quan…

7. Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge” là phụ phí mất cân bằng vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Về cơ bản, nếu đang mùa cao điểm mà ở cảng xếp hàng thiếu Container cần chuyển từ cảng khác tới thì hãng tàu sẽ thu phí này.

Nguồn: Logistics And Supply Chain Management Enthusiasts
 

Donald

Active Member
Bài viết
115
Reaction score
140
Hi,
1) SEAL- Seal fee : Nên sử dụng Bolt seal sau khi load hàng xong. Thông thường hãng tàu không cung cấp bolt seal. Shipper/ người load hàng phải có trách nhiệm niêm phong hàng hóa.
2) 5. Phí Telex : Một số hãng tàu charge Telex release fee ( ONE, EVERGREEN, APL,..) vì vậy dể tránh bi charge phí này, chúng ta có thể yêu cầu SEAWAY BILL.
TH1 : Draft MBL express release ---- > ask for Bill Surrendered : sẽ bi charge Telex release fee
TH2 : Draft MBL express release ---- > Ask for Seaway bill : không bị charge Telex release fee. Lưu ý một số quốc gia chưa chấp nhận SEAWAY BILL.
 

Tìm thành viên

Top