Chia sẻ L/C trả chậm (DEFERRED PAYMENT L/C)

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
1. TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG

Áp dụng khi người bán và người mua có một mối quan hệ làm ăn thân mật bởi vì với phương thức thanh toán này, người bán chịu “tổn thất” về mặt tài chính nhất định khi giao hàng xong mà phải qua một số ngày nhất định quy định trong L/C trả chậm thì mới nhận được khoản tiền thanh toán

2. LỢI ÍCH CỦA L/C TRẢ CHẬM

- Gây dựng niềm tin giữa bên mua và bên bán
- Người mua có lợi thế về tài chính khi không phải thanh toán ngay khi nhận hàng
- Người bán được đảm bảo thanh toán bởi ngân hàng
- Đẩy mạnh thúc đấy ngoại thương giữa các bên.

Phương thức trả tiền của loại L/C này thường được thể hiện bằng tiếng Anh tại trường 41D (Available with) của L/C với nội dung như sau:
FIELD 41D: AVAILABLE WITH ISSUING BANK/XYZ BANK/ CONFIRMING BANK BY DEFERRED PAYMENT AT 30/60/90… DAYS SIGHT/FROM B/L DATE.

3. QUY TRÌNH THANH TOÁN

L/C trả chậm có quy trình mở giống một L/C bình thường chỉ khác là sẽ trả sau một ngày nhất định được quy định trên L/C (90 days, 180 days,…)

4. RỦI RO

Đối với loại L/C trả chậm, do thời gian thanh toán kéo dài nên rủi ro tỉ giá là một trong những điểm phải lo ngại. Tuy nhiên về rủi ro này, các bên liên quan có thể giảm thiểu thiệt hại bằng cách sử dụng những hợp đồng phái sinh. Bên cạnh đó việc không được nhận thanh toán ngay cũng có thể gây nên một sự ứ đọng vốn đối với người xuất khẩu. Nắm bắt được thực tế này những năm gần đây ngân hàng đã cung cấp một dịch vụ mới gọi là L/C trả chậm trả tiền ngay UPAS. Quy trình thực hiện giao dịch L/C UPAS cũng cho thấy hầu như các bên liên quan, trong chừng mực nào đó, đều có thể hưởng lợi từ giao dịch L/C UPAS.

+ Người mở L/C có thể hưởng lợi đôi đường: (i) được tài trợ 90-180 ngày, tuỳ theo nhu cầu và khả năng trả nợ; (ii) có thể mua hàng hoá với giá thấp hơn, kéo theo thuế nhập khẩu phải trả sẽ ít hơn.
+ Đối với người hưởng lợi thì đây là cơ hội tốt nhất để: (i) có thể bán hàng lấy tiền ngay thay vì cấp tín dụng thương mại cho người mua và ngồi chờ số tiền đáo hạn; (ii) có thể bán với giá hợp lý bởi nếu đợi 90 ngày hoặc 180 ngày, giá cả thường sẽ tăng lên;
+ NHPH có thể hưởng một số lợi ích sau: (i) tài trợ giao dịch mà không phải bỏ vốn; (ii) trong sổ sách kế toán của NHPH giao dịch này có thể được thể hiện là một nghĩa vụ trực tiếp không được cấp vốn bởi việc thanh toán thực tế được NHĐCĐ thực hiện trả tiền trên cơ sở bảo đảm của NHPH; và (iii) có thể hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất giữa lãi suất của NHĐCĐ và lãi suất áp dụng đối với khách hàng của mình.
+ NHĐCĐ cũng hưởng lợi nhờ thu phí dịch vụ bao gồm phí chấp nhận và chiết khấu hối phiếu trả chậm. Giao dịch L/C UPAS gồm các bước thực hiện như sau: (ví dụ tại Techcombank)

1. Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu kí hợp đồng mua bán
2. Nhà nhập khẩu mở UPAS L/C tại Techcombank
3. Techcombank (Ngân hàng phát hành) liên hệ với ngân hàng chiết khấu để kiểm tra hạn mức sử dụng và phí chiết khấu áp dụng cho giao dịch UPAS cụ thể
4. Techcombank gửi điện MT700 cho Ngân hàng chiết khấu
5. Ngân hàng chiết khấu thông báo L/C cho nhà xuất khẩu
6. Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng
7. Nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ tại ngân hàng CK
8. Ngân hàng CK kiểm tra và gửi chứng từ cho Techcombank và gửi điện yêu cầu chấp nhận thanh toán tới Techcombank
9. Techcombank gửi điện MT799 cho ngân hàng CK thông báo về việc chứng từ đã được chấp nhận thanh toán và phí (nếu có)
10. Ngân hàng chiết khấu trả tiền cho nhà xuất khẩu
11. Techcombank trả bộ chứng từ cho nhà NK
12. Vào ngày đáo hạn hối phiếu, nhà NK thanh toán L/C cho Techocombank
13. Techcombank trả tiền cho ngân hàng CK

Nguồn:
  • Giáo trình thanh toán quốc tế ĐH Ngoại thương (GS. Đinh Xuân Trình)
  • Logistics And Supply Chain Management Enthusiasts
 

Tìm thành viên

Top