Chia sẻ L/C giáp lưng - Back to Back LC

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
1. TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG:

L/C giáp lưng sử dụng chủ yếu trong mua bán trung gian khi:
- L/C gốc thuộc loại không thể chuyển nhượng trong khi nhà trung gian không thể tự mình cung cấp hàng hóa. Do đó nhà trung gian mang L/C gốc đi làm đảm bảo mở 1 L/C khác cho nhà cung cấp hàng hóa hưởng.
- Nhà cung cấp không đồng ý L/C chuyển nhượng vì nó không đảm bảo khả năng được thanh toán. Khi các điều kiện của hợp đồng mua và bán là khác nhau.
- Khi bộ chứng từ phải xuất trình theo L/C gốc không thể khớp với bộ chứng từ phải xuất trình theo L/C đối.
- Người trung gian muốn giấu tất cả các thông tin liên quan đến điều kiện giao hàng, nhà nhập khẩu, nơi hàng đến, và các thông tin về giá cả… Cùng được sử dụng khi buôn bán thông qua một trung gian thứ 3 giống với L/C chuyển nhượng, nhưng 2 loại L/C này cũng có nhiều điểm khác biệt.

2. QUY TRÌNH THANH TOÁN:
  • Các bên tham gia
- Nhà xuất khẩu: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đà Nẵng – Cotimex Danang
- Nhà nhập khẩu: Ardo (Foods & wholesale)
- Nhà trung gian: Công ty TNHH An Bình
- Ngân hàng phát hành: KB Kookmin Bank Hàn Quốc
- Ngân hàng thông báo: VCB Đà Nẵng
- Ngân hàng người trung gian: VCB Hà Nội

LC giáp lưng 2.jpg


(1) Công ty TNHH An Bình ký hợp đồng mua với Cotimex Danang và hợp đồng bán với Ardo.
(2) Ardo xin mở L/C chủ không hủy ngang cho Công ty TNHH An Bình hưởng.
(3) Ngân hàng phát hành - KB Kookmin Bank Hàn Quốc chuyển L/C chủ tới ngân hàng trung gian - VCB Hà Nội.
(4) VCB Hà Nội thông báo L/C chủ cho Công ty TNHH An Bình.
(5) Công ty TNHH An Bình chỉ thị cho ngân hàng trung gian – VCB Hà Nội mở L/C giáp lưng dựa trên L/C chủ cho Cotimex Danang hưởng.
(6) Ngân hàng trung gian đồng ý mở và chuyển L/C giáp lưng tới ngân hàng thông báo – VCB Đà Nẵng.
(7) VCB Đà Nẵng mở L/C giáp lưng cho Cotimex Danang. Xuất

LC giáp lưng 3.jpg


Trong đó:
(8) Sau khi chấp nhận L/C giáp lưng, Cotimex Danang giao hàng trực tiếp cho Ardo
(9) Cotimex Danang lập bộ chứng từ xuất trình đến VCB Đà Nẵng.
(10) VCB Đà Nẵng gửi bộ chứng từ đến VCB Hà Nội để đòi tiền, nếu chứng từ hợp lệ VCB Hà Nội sẽ thanh toán.
(11) VCB Hà Nội yêu cầu Công ty TNHH An Bình gửi hóa đơn và hối phiếu của mình để lập bộ chứng từ theo L/C chủ để đòi tiền KB Kookmin Bank Hàn Quốc.
(12) Công ty TNHH An Bình thay thế chứng từ cần thiết.
(13) VCB Hà Nội gửi chứng từ đòi tiền KB Kookmin Bank Hàn Quốc, nếu chứng từ hợp lệ KB Kookmin Bank Hàn Quốc sẽ thanh toán.
(14) Ardo nhận bộ chứng từ và hoàn trả tiền cho KB Kookmin Bank Hàn Quốc

3. NHỮNG RỦI RO CÓ THỂ GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH:

- Đối với Ngân hàng trung gian (NHTG): Trong nghiệp vụ thanh toán bằng L/C giáp lưng, NHTG vừa đóng vai trò thông báo cho nhà trung gian về L/C gốc vừa đóng vai trò NHPH L/C giáp lưng theo yêu cầu của nhà trung gian nên rủi ro đối với NHTG vừa là rủi ro của NHTB vừa là rủi ro của NHPH như trong một L/C thuần túy
- Đối với Ngân hàng thông báo (NHTB)_Ngân hàng xuất khẩu Vì L/C gốc và L/C giáp lưng là hoàn toàn độc lập với nhau. Nên quá trình lập và thanh toán L/C gốc cũng nảy sinh những rủi ro tương tự đối với NH thông báo như trong một L/C thuần túy.

Nguồn:
  • Giáo trình thanh toán quốc tế ĐH Ngoại thương (GS. Đinh Xuân Trình)
  • Logistics And Supply Chain Management Enthusiasts
 
Sửa lần cuối:

Tìm thành viên

Top