Chia sẻ L/C đối ứng (Reciprocal L/C)

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
Là lọai L/C chỉ có hiệu lực khi có 1 L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành. L/C này được sử dụng trong giao dịch hàng đổi hàng và gia công hàng xuất khẩu, cả 2 bên đều là người mua, người bán của nhau. Đặc điềm nổi bật của L/C này là điều khoản thanh tóan. Trong quy định việc chấp nhận và/hoặc thanh toán của L/C này chỉ có hiệu lực sau khi ngân hàng phát hành nhận đủ số tiền theo L/C số...ngày..do ngân hàng..phát hành (the acceptance and or payment underthis L/C is valid only after our receipt of full proceeds under L/C No...dated issued by...).

Đơn giản hơn có thể trong 2 L/C này đều ghi chì được thanh toán khi 1 L/C khác đối ứng với nó được mở ra. L/C đối ứng xét về bản chất chì là một nửa L/C do sự cam kết có điều kiện của ngân hàng. Ở các nước khác, đã từ lâu không còn sử dụng L/C này, song ở Việt Nam bạn vẫn có thể gặp loại L/C này, đặc biệt trong quan hệ gia công tái xuất, vì nó giúp các nhà kinh doanh VN có thể gia công hàng xuất khẩu mà không cần vốn.

“L/C đối ứng (Reciprocal L/C) thường được sử dụng trong giao dịch gia công hàng xuất khẩu, theo đó cả hai bên đều đóng vai trò là nhà nhập khẩu và xuất khẩu. L/C đối ứng được phát hành hoặc chi có hiệu lực khi có một L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành. Khác với những L/C thông thường được thanh toán/chấp nhận thanh toán khi chứng từ xuất trình phù hợp, L/C đối ứng là L/C thanh toán có điều kiện, theo đó Ngân hàng Phát hành (NHPH) L/C đối ứng cam kết thanh toán chỉ sau khi nhận được đầy đủ tiền hàng theo L/C khác đối với L/C do NHPHđó phát hành. Điều kiện thanh toán điển hình của L/C đối ứng thường được NHPH quy định tương tự như sau: “Đây là L/C đối ứng với L/C số... ngày.... được phát hành bởi Ngân hàng.... Khi nhận được chứng từ phù hợp,
chúng tôi (NHPH) sẽ chấp nhận hối phiẽu/chứng từ và sẽ thực hiện thanh toán hối phiếu/chứng từ đáo hạn chỉ sau khi nhận được đầy đủ tiền hàng theo L/C số ngày do Ngân hàng phát hành”.

Ví dụ sau đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về L/C đối ứng:
Shingbang Ltd., Co (Hàn Quốc) ký một họp đồng gia công hàng may mặc với Garment Company No. 5 (Việt Nam), theo đó Shingbang Ltd., Co mở L/C nhập thành phẩm (Master L/C) cho người hường là Garment Company No. 5 và L/C Garment Company No. 5 mở L/C nhập nguyên liệu trả chậm 90 ngày cho người hưởng là Shingbang Ltd., Co.

Khi nhận được L/C, ví dụ, L/C No. 123 dated 20/2/2008 được phát hàng bởi Korex Bank Seoul, Garment Company No. 5 yêu cầu ngân hàng của mình (Vietcombank Da Nang) phát hành L/C trả chậm (deferred payment L/C) 90 ngày đối ứng với L/C trên cho người hưởng là Shingbang. L/C đối ứng do Vietcombank Da Nang phát hành có thể quy định về điều kiện thanh toán như sau: “ This L/C is reciprocal to L/C No. 123 dated 20/4/2008 issued by Korex Bank, Seoul. Upon receipt ofthe documents complying with the L/C terms, we shall incura deỉerred payment undertaking but the payment ưhen due shall be effected only after our full receipt of the proceeds under L/C No. 123 dated 20/4/2008".

L/C đối ứng phổ biến chủ yếu ở một số nước Châu Á. Ở Việt Nam loại L/C này được phát hành phổ biến từ những năm 90 khi các công ty dệt may Việt Nam gia công hàng may mặc cho các công ty ở Hàn Quốc. Hiện nay loại L/C hầu như không còn được sử dụng rộng rãi nữa.

Nguồn:
  • Giáo trình thanh toán quốc tế ĐH Ngoại thương (GS. Đinh Xuân Trình)
  • Logistics And Supply Chain Management Enthusiasts
 

Tìm thành viên

Top