Chia sẻ L/C điều khoản đỏ (Red clause LC)

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
L/C điều khoản đỏ là L/C có điều khoản, theo đó ngân hàng phát hành (NHPH) cam kết sẽ ứng trước hoặc ủy quyền cho ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thương lượng (sau đây gọi là ngân hàng được chỉ định - NHĐCĐ) ứng trước cho người hưởng lợi một phần giá trị L/C khi người hưởng lợi xuất trình biên nhận và cam kết bằng văn bản sẽ xuất trình chứng từ giao hàng trong thời hạn hiệu lực của L/C. Hiện nay nhằm mục đích đa dạng hóa sản phẩm tài trợ thương mại, một số ngân hàng Việt Nam đã và đang triển khai sản phẩm tài trợ trước giao hàng theo L/C điều khoản đỏ. Tuy nhiên hình thức thư tín dụng này vẫn còn rất hiếm gặp ở Việt Nam, bởi là sản phẩm mang tính đặc thù của một số thị trường nhất định, được sử dụng hạn chế đối với một số mặt hàng nhất định (hàng đặc thù, giá cả ít biến động) và cho người hưởng lợi có quan hệ thân thiết với nhà nhập khẩu (người hưởng lợi là một đại lý hoặc công ty liên doanh mà nhà nhập khẩu là một bên tham gia góp vốn; hoặc nhà xuất khẩu là khách hàng quan hệ truyền thống với nhà nhập khẩu, có uy tín, khả năng thực hiện hợp đồng…). Do khả năng và sức mạnh đàm phán của các DN XK VN còn kém, nên việc sử dụng L/C điều khoản đỏ còn rất hạn chế.

1. TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG

Hiện nay, L/C điều khoản đỏ được sử dụng nhiều trong thanh toán xuất nhật khẩu đối với các hàng hóa nông, lâm sản, thổ sản có thời vụ như cà phê, lúa, gạo, ngô, hạt điều , lông cừu và một số mặt hàng khác.

Mục đích của điều khoản này trong L/C là cho phép người thụ hưởng nhận một số khoản tiền ứng trước từ nhà nhập khẩu trước khi giao hàng. Khoản tiền này nhà xuất khẩu có thể dùng mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng hóa hoặc thanh toán cho các nhà cung cấp.

L/C điều khoản đỏ có thể thay thế và khắc phục nhược điểm của giao dịch ứng trước tiền hàng ngoài L/C. Với giao dịch L/C điều khoản đỏ, nhà nhập khẩu không trực tiếp tài trợ cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) mà chính ngân hàng của nhà xuất khấu được chỉ định thực hiện ứng trước tiền hàng cho nhà xuất khẩu, do vậy, nhà nhập khẩu không phải chịu chi phí lãi vay (nếu như số tiền ứng trước được thực hiện bằng tiền vay), trong khi đó nhà xuất khẩu lại được tài trợ trước giao hàng một khoản tiền, tùy theo thỏa thuận, có thể lên đến 70%, thậm chí 100% giá trị L/C mà không ảnh hưởng hưởng đến hạn mức tín dụng mà ngân hàng của nhà xuất khẩu đã cấp cho nhà xuất khẩu.

L/C điều khoản đỏ cũng có các nội dung tương tự như một L/C thông thường, ngoài ra trên L/C đỏ có những nội dung như: "The negotiating bank is authorized to make advances to the beneficiary upto 70 % of L/C value against Warehouse Receipts or other documents evidencing the right to claim possession of the goods and the undertaking to deliver the relative Bills of Lading and other required documents in due course. Such Warehouse Receipt or other documents may be entrusted to the beneficiary in exchange for his acknowledgement that the documents are held by him as trustee for you and as your agent to obtain for you in exchange the relative Bill of Lading. The goods, whilst in the warehouse pending shipment are to be insured by...... We undertake to repay you anticipatory advances granted by you within the L/C limit."

2. QUY TRÌNH THANH TOÁN

LC điều khoản đỏ.jpg

Nhà xuất khẩu: Công ty CP XNK ITIMEX
Nhà nhập khẩu: A-Mecs Corp
Ngân hàng phát hành: Ngân hàng Shinhan Hàn quốc
Ngân hàng thông báo/ ngân hàng trả tiền: Ngân hàng Vietcombank Việt Nam.


Bước 1. Hai bên ký kết hợp đồng mua bán có điều kiến thanh toán L/C điều khoản đỏ.
Bước 2. A-Mers Corp yêu cầu ngân hàng Shinhan mở L/C điều khoản đỏ.
Bước 3. Ngân hàng Shinhan lập L/C và thông qua Vietcombank để thông báo cho nhà xuất khẩu là ITIMEX.
Bước 4. Vietcombank kiểm tra và gửi L/C cho ITIMEX
Bước 5. ITIMEX kiểm tra L/C và yêu cầu ngân hàng Vietcombank ứng trước bằng cách xuất trình cam kết sẽ xuất trình chứng từ giao hàng theo quy định trong thời gian hiệu lực của L/C.
Bước 6. Vietcombank nhận cam kết và ứng trước một khoản tiền theo quy định của L/C cho ITIMEX.
Bước 7. ITIMEX giao hàng.
Bước 8. ITIMEX xuất trình chứng từ giao hàng cho Vietcombank.
Bước 9. Vietcombank gửi chứng từ giao hàng cho ngân hàng Shinhan và đề nghị hoàn trả toàn bộ giá trị chứng từ.
Bước 10. Ngân hàng Shinhan gửi chứng từ cho A-Mers Corp.
Bước 11. Ngân hàng Shinhan hoàn trả đầy đủ cho Vietcombank.
Bước 12. Ngân hàng Vietbombank thanh toán tiền hàng cho ITIMEX sau khi khấu trừ tiền lãi phát sinh và một số chi phí khác.

3. NHỮNG RỦI RO CÓ THỂ GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Ngoài những rủi ro như trong L/C thông thường, những rủi ro chính liên quan đến giao dịch L/C điều khoản đỏ gồm có:
- Người hưởng lợi sử dụng số tiền được ứng trước không đúng mục đích, dẫn đến không có khả năng hoặc không thể thực hiện giao hàng và xuất trình chứng từ quy định đúng hạn theo quy định L/C.
- Người hưởng lợi nhận được tiền ứng trước nhưng sau đó giao hàng cho người mua khác. Khả năng này có thể xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng cao đột biến, người hưởng lợi hám lợi có thể “xù” giao hàng để bán lại cho nhà nhập khẩu khác với giá cao hơn.
- Người hưởng lợi biến mất ngay sau khi nhận được tiền ứng trước (lừa đảo).

Để tránh gặp phải những rủi ro này, ta có thể lưu ý một số điểm:
- Tỷ lệ ứng trước: Tùy theo mối quan hệ giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu nhưng tỷ lệ ứng trước càng thấp càng ít rủi ro, không nên chấp nhận ứng trước quá 50% giá trị L/C.
- Ứng trước có truy đòi: Mặc dù NHPH cam kết sẽ hoàn trả trong trường hợp người hưởng lợi không xuất trình chứng từ giao hàng trong thời hạn hiệu lực của L/C nhưng nếu NHPH vẫn cảm thấy không thoải mái với cam kết hoàn trả của NHPH thì NHĐCĐ có thể yêu cầu người hưởng lợi cam kết chấp nhận hoàn trả trong trường hợp không thực hiện giao hàng và xuất trình chứng từ trong thời hạn hiệu lực của L/C.

Nguồn:
  • Giáo trình thanh toán quốc tế ĐH Ngoại thương (GS. Đinh Xuân Trình)
  • Logistics And Supply Chain Management Enthusiasts
 
Sửa lần cuối:

Tìm thành viên

Top