Kiểm tra, dán nhãn hợp quy hàng dệt may theo quy chuẩn mới từ 01/01/2019

hop quy

Member
Bài viết
55
Reaction score
1
Kiểm tra, dán nhãn hợp quy hàng dệt may theo quy chuẩn mới từ 01/01/2019

CHỨNG NHẬN HỢP QUY HÀNG DỆT MAY THEO THÔNG TƯ 21/2017/TT-BCT

Từ ngày 1/1/2019, tất cả các doanh nghiệp dệt may bán hàng tại thị trường trong nước phải tuân thủ theo thông tư 21/2017/BCT ban hành QCVN 01:2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các admin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm trong sản phẩm dệt may, nhằm hỗ trợ các đơn vị sản xuất hàng dệt may nắm bắt được thông tin và quy trình thực hiện. VDM là đơn vị đầu nghành có phòng lab thử nghiệm mẫu tiêu chuẩn QCVN 01:2017/BCT của Bộ công thương nhằm hỗ trợ tối đa thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thử nghiệm. Đồng thời được Bộ Công Thương chỉ định là tổ chức giám định, chứng nhận hợp quy hàng dệt may hàng đầu theo Thông tư 21/2017/TT-BCT.

Chúng tôi xin chia sẻ ở nội dung dưới đây, Qúy khách cần hướng dẫn khi thực hiện, mọi thông tin xin vui lòng liên hệ bộ phận tiếp nhận & chăm sóc khách hàng theo số HOTLINE: 0904676796/ Mr Nghĩa ( Phụ trách phòng quản lý dịch vụ khách hàng Dệt may) hoặc để lại thông tin liên lạc dịch vụ hỗ trợ 24/7 qua Email: [email protected] để được giải đáp và tư vấn miễn phí.

Các sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường Việt Nam tiêu thụ thì bắt buộc công bố hợp quy và dán nhãn tem hợp quy ( CR ) theo quy chuẩn kỹ thuật mới tại QCVN 01:2017/BCT kèm theo Thông tư 21/2017/TT-BCT. Do vậy, các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may cần lưu ý để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Thông tư trên quy định mức giới hạn về hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm dệt may không được vượt quá 30 mg/kg đối với sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi, 75 mg/kg đối với sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da và 300 mg/kg đối với sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da.

Sản phẩm dệt may chia thành 3 nhóm:

- Nhóm số 1; Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi; hoặc có chiều dài ≤ 100 cm đối với bộ liền.

- Nhóm số 2: Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da (là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng).

- Nhóm số 3: Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da (là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng).

Đối với hàm lượng mỗi amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo không vượt quá 30 mg/kg.

Theo quy định, các sản phẩm dệt may bao gồm quần áo, da giày, thảm, chăn, màn, mền, vải, phụ kiện dệt may khác, trước khi bán ra thị trường phải công bố phù hợp với QCVN 01:2017/BCT về giới hạn hàm lượng formaldehyt, các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo và gắn dấu hợp quy (CR theo các quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN ) và đồng thời chịu sự kiểm tra trên thị trường của chi cục quản lý thị trường, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa liên nghành. Danh mục cụ thể của các sản phẩm dệt may phải công bố hợp quy được liệt kê chi tiết trong Quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT, kèm theo mã HS tương ứng.

Doanh nghiệp lưu ý thêm việc Thông tư 20/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi Phụ lục I "Danh mục sản phẩm dệt may chịu sự điều chỉnh của Quy chuẩn" ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN:01/2017/BCT tại Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong việc bãi bỏ mã hàng 9619: “Băng (miếng) và nút bông vệ sinh (tampons), khăn và tã lót cho trẻ và các vật phẩm tương tự, bằng mọi vật liệu”.

Trân trọng,

E Nghĩa 0904676796
 

Đính kèm

Tìm thành viên

Top