Thảo luận Hướng dẫn khai hải quan và báo cáo quyết toán đối với vật tư tiêu hao; công cụ, dụng cụ

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn và làm rõ cac quy định liên quan đến việc khai hải quan và báo cáo quyết toán đối với vật tư tiêu hao; công cụ, dụng cụ để cục hải quan các tỉnh, thành phố và DN thực hiện thống nhất.

Về việc khai hải quan đối với vật tư tiêu hao NK để gia công, sản xuất hàng hóa XK và công cụ NK, Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể như sau:

Đối với vật tư tiêu hao: Căn cứ quy định tại điểm c Khoản 4 Điều 2, khoản 6, Khoản 7 Điều 16 Luật Thuế XNK; Khoản 1 Điều 10, Khoản 1 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ thì nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để gia công, sản xuất hàng hóa XK là đối tượng được miễn thuế. Hàng hóa NK chỉ sử dụng trong DN chế xuất là đối tượng miễn thuế. Bên cạnh đó, căn cứ Điều 54 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 34 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định: Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm XK; Vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm XK; vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm XK.

Như vậy, vật tư NK để gia công, sản xuất hàng hóa XK bao gồm vật tư làm bao bì, đóng gói và vật tư tiêu hao. Theo đó, vật tư tiêu hao NK để gia công, sản xuất hàng hóa XK được hiểu là vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc cấu thành thực thể sản phẩm XK, ví dụ như phấn vẽ trên vải trong ngành may mặc; hóa chất làm sạch bề mặt vi mạch trong ngành công nghiệp điện tử.

Về mã loại hình khai hải quan khi NK vật tư tiêu hao, Tổng cục Hải quan cho biết: Đối với hoạt động NK vật tư tiêu hao gia công cho thương nhân nước ngoài sử dụng mã loại hình E21; đối với hoạt động NK vật tư tiêu hao để sản xuất hàng hóa XK sử dụng mã loại hình E31.

Đối với hoạt động NK vật tư tiêu hao của DN chế xuất từ nước ngoài sử dụng mã loại hình E11; khi NK từ trong nước sử dụng mã loại hình E15.

Làm rõ khái niệm công cụ, dụng cụ, Tổng cục cho biết, Điều 26 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ như: Các đà giáo, ván, khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp; búa, kìm, cờ lê, mỏ lết; phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng; quần áp, giầy dép chuyên dùng để làm việc…

Về mã loại hình sử dụng khi DN NK công cụ, dụng cụ sử dụng mã loại hình A12 (bao gồm cả DN chế xuất), trừ trường hợp công cụ, dụng cụ do bên đặt gia công cung cấp theo hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài thì sử dụng mã loại hình G13.

Để thực hiện thống nhất việc khai hải quan và quản lý đối với nguyên liệu, vật tư và công cụ, dụng cụ NK, Tổng cục Hải quan chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn DN căn cứ quy định nêu trên và thực tế quá trình sản xuất, quản lý tại DN để thực hiện việc khai với cơ quan Hải quan.

Về việc nộp báo cáo quyết toán và thông báo định mức thực tế đối với vật tư tiêu hao, Tổng cục Hải quan cho biết, DN thực hiện loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu hoặc là DN chế xuất thực hiện báo cáo quyết toán với cơ quan Hải quan về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư NK theo năm tài chính. Đối với vật tư tiêu hao không xây dựng được định mức theo sản phẩm thì DN không phải xác định định mức thực tế sử dụng, nhưng phải phản ánh rõ tại chỉ tiêu thông tin số 27.11 mẫu số 27 Phụ lục I trong trường hợp thông báo định mức qua hệ thống hoặc tại cột ghi chú (9) mẫu số 16/ĐMTT/GSQL Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Về việc nộp báo báo cáo quyết toán và thông báo định mức thực tế đối với công cụ, dụng cụ, DN không phải xây dựng, thông báo định mức thực tế sử dụng cũng như nộp báo cáo quyết toán với cơ quan Hải quan về tình hình sử dụng công cụ, dụng cụ. Riêng đối với DN chế xuất là đối tượng không chịu thuế nên DN chế xuất có trách nhiệm sử dụng công cụ, dụng cụ là trong DN, khi thanh lý phải thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 79 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 55 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Nội dung hướng dẫn trên cũng tháo gỡ vướng mắc của DN được nêu tại hội nghị giám sát các giải pháp cải cách kiểm tra chuyên ngành, giảm thời gian thông quan hàng hóa XNK của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 13/5/2019 vừa qua.

N.Linh.

1.jpg
2.jpg
3.jpg
 

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
  • Phân tích về công văn 3304/TCHQ-GSQL ngày 27/05/2019.

Thưa, anh chị em!
Cũng làm theo nghề này lâu rồi và cũng đeo đuổi nghề này kiếm miếng cơm manh áo. Tuy, còn khó khăn vất vả, nhưng thực sự là rất yêu nghề.
Nhân đây công văn 3304/TCHQ-GSQL ra đời mình xin xâu chuỗi và phân tích các vấn đề theo ý kiến cá nhân. Xin nhắc lại là ý kiến cá nhân bởi vì việc làm chính sách là việc quá khó. Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân, cần sự đóng góp của nhiều doanh nghiệp, nhiều người.

1. Xâu chuỗi sự kiện.
  • Công văn 293/GSQL-GQ2 ngày 14/02/2017.
  • Công văn 226/GSQL-GQ2 ngày 22/01/2019.
  • Công văn 858/GSQL-GQ2 ngày 28/03/2019.
  • Công văn 3304/TCHQ-GSQL ngày 27/05/2019.
2. Nội dung vấn đề:
  • Thế nào là nguyên liệu, vật tư tiêu hao.
  • Thế nào là công cụ dụng cụ.
  • Mở tờ khai E11, E15 cho nguyên liệu vật tư tiêu hao.
  • Báo cáo quyết toán cho nguyên liệu vật tư, tiêu hao.
  • Xử lý thanh lý, tiêu hủy cho công cụ dụng cụ.
  • Định mức thực tế cho nguyên liệu, vật tư tiêu hao.
3. Những văn bản sẽ đề cập tới.
  • Luật thuế 107/2016/QH13 ngày 01/09/2016.
  • Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016.
  • Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
  • Nghị định 59/2018/NĐ-CP.
  • Thông tư 45/2013/TT-BTC
  • Thông tư 200/2014/TT-BTC
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC
  • Thông tư 39/2018/TT-BTC
  • Công văn 18195/BTC
  • Công văn 3304/TCHQ-GSQL.
4. Nguyên liệu, vật tư tiêu hao.

4.1. Theo dòng sự kiện đã được nêu ở phần 1, hiện nay chúng ta đang băn khoăn vấn đề đâu là nguyên liệu, vật tư (NLVT) tiêu hao đâu là công cụ cụng cụ, vấn đề này chắc là rắc rối nhất.

4.1.1 Xác định NLVT tiêu hao, công cụ dụng cụ theo công văn 3304/TCHQ-GSQL.Căn cứ điều 54 Thông tư 38/2015/TT-BTC :Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất gồm:
  • Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu.
  • Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm
  • Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài
  • Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu.
  • Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu.

4.1.2. Căn cứ điều 25 thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:
  • Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ... không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm.
  • Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động.
  • Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí.
  • Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất...
  • Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản.
4.1.3. Kết luận: Mọi quy định hiện tại trong việc quản lý nguyên liệu vật tư miễn thuế hoặc không chịu thuế chúng ta đều phải thực hiện theo Chế độ kế toán và Quy định của Hải quan vì vậy như sau:
  • Định nghĩa về nguyên vật liệu tiêu hao (theo ý kiến cá nhân của tôi): Là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, phụ kiện đã tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm trong một giai đoạn nhất định (Có thể là bán thành phẩm) nhưng không cấu thành (tồn tại) trên sản phẩm (thực thể) cuối cùng.
  • Ví dụ: Phấn may áo, giặt xong là mất. Phim bảo vệ màn hình, dán vào màn hình xong nhưng công đoạn cuối lại bóc ra. Mex thêu…
  • Nguyên vật liệu tiêu hao có thể tự nhiên mất đi (hao hụt tự nhiên) hoặc tạo thành phế liệu. Đối với trường hợp tạo thành phế liệu, nó không phải là hao hụt 100% theo công thức tính định mức chung mà nó chuyển toàn bộ sang phế liệu.
4.2. Công cụ cụng cụ:

4.2.1. Hiện tại, công cụ dụng cụ chỉ được định nghĩa tại điều 26 thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
  • Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp. Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ. Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu. Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ:
  • Các đà giáo, ván khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp;
  • Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng trong quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì;
  • Những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành, sứ;
  • Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng;
  • Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc,…
4.2.2. Thế nào để thỏa mãn tài sản cố định. Căn cứ điều 3 thông tư 45/2013/TT-BTC về Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định như sau.
Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
  • Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
  • Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. (Trong trường hợp nguyên giá nhỏ hơn 30 triệu nhưng được hạch toán vào dây chuyền có giá trị lớn thì vẫn có thể hạch toán là tài sản cố định).
4.2.3. Kết luận:
  • Như vậy: Khái niệm về công cụ dụng cụ khá mở, vậy chúng ta có thể xác định chúng bằng cách xác định công dụng của chúng bằng cách loại trừ đối với nguyên liệu, vật tư tiêu hao.
  • Căn cứ 03 tiêu chí nói trên về tài sản cố định và định nghĩa về nguyên vật liệu tiêu hao cũng như định nghĩa về công cụ dụng cụ để xác định.
4.3. Kết luận chung và loại hình mở tờ khai.

4.3.1. Mở tờ khai E11,E15 đối với các vật tư sau:
  • Keo, băng dính, pallet, thùng đóng gói, xốp đóng gói, màng co, dầu, mỡ, hóa chất,… và các vật tư tham gia vào 01 quá trình nào đó trong việc sản xuất ra sản phẩm nhưng không tồn tại trên sản phẩm cuối cùng.
  • Mở A12 đối với : Dụng cụ thay thế của máy móc thiết bị, đồ dùng văn phòng nếu nhập khẩu, các vật tư phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của nhà máy … nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm ở bất cứ công đoạn nào.
Nguồn : Phạm Thành Nam – Cty TNHH Giải Pháp XNK Minh Châu – [email protected]
 

Tìm thành viên

Top