Thảo luận HOUSE BILL và MASTER BILL

Smile

Well-Known Member
Bài viết
292
Reaction score
392
(Xem chi tiết trong hình ảnh và đọc theo thứ tự từ phần 1 đến 5 (6) để dễ hiểu hơn nhé các cậu.)

1. Phân biệt House Bill và Master Bill thế nào? Vận đơn MBL là gì? HBL là gì?

Đây là những câu hỏi thường gặp khi người làm xuất nhập khẩu làm việc liên quan đến Vận đơn đường biển.

Về thực chất cả 2 đều là Vận đơn đường biển (Bill of Lading), nhưng được phát hành bởi chủ thể khác nhau. Người gửi hàng (shipper), người nhận hàng (consignee) trên mỗi loại này vì thế mà cũng có sự khác nhau nhất định.

4. Phân biệt House Bill và Master Bill

Để bạn dễ phân biệt House Bill và Master Bill, tớ lấy 1 ví dụ cụ thể như sau:

Công ty Long Thành xuất lô hàng bút bi cho Công ty SQI của Philippines, theo điều kiện CIF Manila. Để chuyển hàng, công ty Long Thành thuê Công ty Speedlogs làm dịch vụ vận chuyển 1 container 40’HC. Speedlogs thuê lại hãng tàu OOCL chuyển container hàng từ Cát Lái đến Manila. Sau khi hàng đã xong thủ tục hải quan xuất khẩu và xếp tàu, hãng tàu OOCL phát hành MBL cho Speeslogs. Cùng với đó, Speedlogs phát hành HBL cho Long Thanh.

Như vậy có thể phân biệt HBL và MBL khác nhau ở những điểm chính như sau:

HBL do công ty forwarding cấp cho công ty xuất nhập khẩu, còn MBL thì do hãng tàu cấp cho công ty forwarding
HBL dễ sửa hơn MBL, vì forwarder thường là công ty nhỏ, làm dịch vụ, nên chăm sóc khách hàng tận tình hơn. Trong khi đó, hãng tàu quy trình chặt chẽ, nhưng cồng kềnh nên việc sửa Bill thường khó và tốn kém.
Về mặt rủi ro, thì hãng tàu thường có quy mô và uy tín tốt hơn forwarder, nên chứng từ MBL mà họ phát hành ra ít nhiều cũng có độ đảm bảo cao hơn.

5. Một vài lưu ý liên quan.

Không phải lô hàng nào cũng có cả 2 loại vận đơn này, nghĩa là không phải lúc nào cũng cần phân biệt House Bill và Master Bill. Có nhiều trường hợp, chủ hàng làm việc thẳng với hãng tàu không qua fowarder, hoặc có nhờ forwarder book chỗ nhưng chủ hàng vẫn yêu cầu được đứng tên trên Bill. Khi đó, hãng tàu vẫn cấp vận đơn MBL trực tiếp cho chủ hàng, và cũng có nghĩa là không xuất hiện HBL.
Có trường hợp với 1 lô hàng, có 1 MBL nhưng nhiều HBL. Ví dụ điển hình là hàng ghép container (LCL), khi có hãng tàu vận chuyển nguyên container, 1 forwarder gom hàng lẻ (consolidator) HBL cho mỗi lô hàng, và 1 forwarder khác nhận 1 hàng và chỉ cấp 1 HBL cho lô hàng mà mình nhận vận chuyển. Trong trường hợp này, sẽ xuất hiện nhiều B/L (thường gọi là Bill nối), và nhiều D/O (hay được gọi là lệnh nối).
Một số trường hợp khác, forwarder có nhiều lô hàng của những chủ hàng khác nhau nhưng đi cùng chuyến tàu. Do đó, forwarder cấp nhiều HBL, nhưng chỉ làm 1 MBL với hãng tàu (để tiết kiệm chi phí, thời gian).
Tóm lại, khác biệt cơ bản nhất giữa HBL và MBL là ở bên nào phát hành. HBL do forwarder còn MBL là của hãng tàu.

Thank you for reading.




Nguồn: Minh Linh Nguyen
 

Tìm thành viên

Top