Chia sẻ House Bill, Master Bill – Vận đơn nhà, Vận đơn chủ

Đạt XNK

Moderator
Bài viết
28
Reaction score
34


House Bill of Lading – HBL là vận đơn do Forwarder phát hành cho Shipper là người gửi hàng thực tế (real shipper) và người nhận hàng thực tế (real consignee). Cánh nhận diện House Bill là do công ty trung gian Fwd phát hành và có in hình logo của Fwd.

Master Bill of Lading – MBL là vận đơn do người sở hữu phương tiện vận chuyển (hãng tàu) cấp cho người đứng tên trên bill với tư cách là chủ hàng (Shipper). Cách nhận diện Master Bill là trên vận đơn có thông tin hãng tàu như Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng hãng tàu.

1. Tại sao lại phát hành HBL và MBL
Thông thường trong nghiệp vụ vận tải quốc tế bên bán hoặc bên mua có 2 cách để đặt booking cho một lô hàng xuất nhập khẩu:
(1) Book trực tiếp hãng tàu: Bạn sẽ trả mọi chi phí cho hãng tàu như cước tàu, phí Local charge, …
(2) Book qua Fwd: Bạn trả mọi chi phí cho Fwd sau đó Fwd sẽ trả lại hãng tàu và giữ một phần lợi nhuận từ việc làm trung gian book tàu cho bạn.

Vì lý do bạn có thể book tàu với hãng tàu và công ty Fwd cũng có quyền book tàu với hãng tàu. Do đó trên Bill do hãng tàu cấp xảy ra 2 trường hợp về người đứng tên trong ô Shipper và Consignee.
- Shipper là người thực tế xuất khẩu (Real Shipper), Consignee là người nhập khẩu thực tế (Real Consignee). Trường hợp này không phát sinh HBL mà lô hàng chỉ có một bộ Bill duy nhất do hãng tàu cấp.
- Shipper là bên trung gian (Forwarder), Consignee là đại lý của Fwd tại cảng đến (Forwarding Agent). Trường hợp này phát sinh House Bill do Fwd cấp cho Real Shipper nên lô hàng có 2 bộ Bill; Mbl do hãng tàu cấp cho Fwd và HBL do Fwd cấp cho người gửi hàng thực tế.

2. So sánh Master Bill và House Bill
(1) Xét về hình thức
- MBL có hình logo hãng tàu, còn HBL in logo của công ty Fwd.
- MBL chỉ có một dấu và một chữ ký còn HBL có thể có 2 dấu, 2 chữ ký (chữ ký và dấu của người gom hàng và của người vận chuyển).
- Trên MBL ghi cảng đến (Port) còn trên HBL ghi nơi nhận hàng (Place).

(2) Xét về tính dễ dàng chỉnh sửa Bill gốc
- Làm HBL dễ chỉnh sửa hơn so với MBL.

(3) Xét về rủi ro cho người chủ hàng
- Làm HBL rủi ro nhiều hơn làm MBL và khi làm MBL người gửi hàng có thể lấy bill gốc đến kiện hãng tàu khi xảy ra rủi ro còn làm HBL thì bạn chỉ có thể cầm bill gốc này đến Fwd kiện, các công ty Fwd nhỏ sẽ dễ dàng trốn tránh trách nhiệm.
- MBL là điều chỉnh mối quan hệ người vận chuyển thực tế (người có tàu) và người đặt chỗ trên tàu (có thể là công ty Fwd hoặc người xuất khẩu thực tế). Trong khi HBL chỉ điều chỉnh mối quan hệ của người chủ hàng (Real shipper) va người trung gian (Fwd).
- Khi phát hành vận đơn, MBL sẽ chịu quy tác động của quy tắc Hague, Hamburg, … còn HBL thì không.

3. Quy trình giao nhận với MBL và HBL


(1) Người bán giao hàng cho Fwd
(2) Fwd giao hàng cho hãng tàu
(3) Hãng tàu phát hành MBL cho Fwd; Fwd gửi MBL này cho đại lý của mình ở cảng đến
(4) Fwd phát hành HBL cho người bán; Người bán gửi HBL này cho người mua của mình
(5) Đại lý của Fwd ở cảng đến xuất trình MBL cho đại lý hãng tàu
(6) Đại lý hãng tàu đồng ý giao hàng bằng cách cấp D/O cho đại lý của Fwd (còn gọi là Master D/O)
(7) Người mua xuất trình HBL cho đại lý của Fwd
(8) Đại lý của Fwd đồng ý giao hàng bằng cách cấp D/O cho người mua (còn gọi là House D/o).

Tác giả: Dat XNK
Nguồn: https://www.datxnk.com/2019/08/house-bill-master-bill-van-on-nha-van.html
Face: https://www.facebook.com/datvu.xnk
 

Tìm thành viên

Top