Hướng dẫn Giúp đỡ làm CO Form D xuất Campuchia lần đầu

ADCo

New Member
Bài viết
7
Reaction score
0
Chào mọi người,
Công ty mình xuất bán nhũ tương nhựa đường sang Campuchia, bên đối tác yêu cầu làm CO Form D, qua tìm hiểu thì công ty mình phải khai PL VIII thông tư số tt 22/2016/TT-BCT - làm bảng tính RVC có đúng không ? Mình có làm thử bảng tính excel nhờ các anh/chị có kinh nghiệm hướng dẫn sửa lại bảng tính và tính ra hàm lượng RVC xem có đạt được yêu cầu để làm CO Form D không (tối thiểu RVC 40% ?). Ngoài ra còn có 1 số câu hỏi khác mong mọi người giải đáp giúp:
1. 1 số nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước khác thì làm sao biết xuất xứ FTA hay không FTA (vì bên mình nhập nhựa đường có thể từ Đài loan, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan) ? Các nguyên vật liệu mua của nhà cung cấp trong nước thì mặc nhiên được hiểu là không có xuất xứ FTA ? Tương tự như vậy các chi phí nhân công, nhà xưởng, chi phí khác...có nguồn gốc từ Việt nam thì được coi là có xuất xứ FTA ?

2. Giá bán nhũ tương bên mình là giao hàng trên xe tải tại biên giới, xe tải bên mua sẽ tới biên giới và chuyển tải sang. Bên bán tự làm thủ tục xuất và bên mua tự làm thủ tục nhập, như vậy giá bán là giá DAP ? trong trường hợp bảng tính RVC = giá FOB ?

3. Phương tiện chở hàng là xe tải, vậy chứng từ xuất kho của công ty mình sẽ được coi là vận tải đơn (phiếu xuất kho theo từng xe) ? Nếu trường hợp thuê xe tải từ công ty khác để chở hàng và công ty đó không làm được phiếu xuất kho thì sẽ khai trên Ecuss ra sao nếu không có vận tải đơn ?

4. Về nguyên tắc thì mỗi Tờ khai xuất là 1 CO form D, tuy nhiên mỗi tờ khai xuất thì khối lượng thường ít ví dụ 20-30 tấn (chuyển bằng xe tải). Để giảm thiểu thời gian làm làm CO Form D thì có cách này nào cấp được CO Form D cho khối lượng tổng cộng sẽ lấy trong tháng hoặc trong 1 giai đoạn cố định ( 3 tháng 12 tháng)? Giả sử 2 bên đồng ý với nhau về nguyên tắc là mua 1,000 tấn sau đó công ty mình làm TK xuất + hóa đơn 1,000 tấn đó rồi xin làm CO Form D có được không ? (trên thực tế lấy hàng thì sẽ lấy dần và tổng khối lượng hàng lấy có thể không khớp với số 1,000 tấn và các TK xuất hàng từ lần nhỏ lẻ này thì mình không làm CO Form D nữa). Hải quan có kiểm tra là trên thực tế 2 bên có mua bán thật và thanh toán số tiền của 1,000 tấn hay không ?

Rất cảm ơn mọi người đã hướng dẫn giúp đỡ.
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:

Nguyễn An

Member
Bài viết
31
Reaction score
6
Mình vừa làm 01 bộ đi Mã Lai vào tháng 2, mình làm theo tt 22/2016/TT-BCT. Còn tt 05/2018 áp dụng cho form B hay sao mà? Còn giá FOB bên mình chỉ tính đơn giản là tiền hàng + trucking nội địa thôi
 

ADCo

New Member
Bài viết
7
Reaction score
0
Đúng rồi bác mình viết nhầm vẫn theo tt 22/2016/TT-BCT. Bác xem giúp file excel mình gửi và hướng dẫn cách mình làm bảng tính với
 

Nguyễn An

Member
Bài viết
31
Reaction score
6
chỗ nào LVC bạn sửa thành RVC nha, đó giờ mình tính bằng công thức RVC gián tiếp, thấy các anh chị chia sẻ đa số hàng xk Việt Nam tính bằng pp gián tiếp, mình đính kèm cái mình làm gần nhất bạn xem thử nha
 

Đính kèm

ADCo

New Member
Bài viết
7
Reaction score
0
Cảm ơn bác. Vậy những vật tư vật liệu mua trong nước được coi là hàng hóa không xuất xứ FTA.
Nếu vật tư (nhựa đường) nhập khẩu từ Đài Loan không thuộc asean thì sẽ được tính là hàng hóa không xuất xứ FTA ? Còn nếu nhựa đường nhập khẩu từ Malaysia/Thái Lan thì sẽ được tính là hàng hóa có xuất xứ FTA và không được tính vào trong công thức tính RVC gián tiếp hả bác.
Bác cho xin số điện thoại di động để hỏi được không ? Tks nhiều
 

Nguyễn An

Member
Bài viết
31
Reaction score
6
Bạn muốn chứng minh hàng đó có xuất xứ các nước trong khu vực thì phải có TK nhập khẩu. Chi phí công nhân, nhà xưởng, máy móc... được tính vào giá bán rồi, bạn lấy giá bán + trucking nội địa ra FOB, rồi làm theo công thức gián tiếp. Trên 40% là lụm.

p/s bạn coi hàng của mình có nằm trong tiêu chí xuất xứ cụ thể trong tt 22/2016 không, phụ lục mấy mình quên rồi, nếu không có thì mới tính theo RVC
 

ADCo

New Member
Bài viết
7
Reaction score
0
Mình hiểu rồi, tính gián tiếp thì đơn giản và đỡ phải chứng minh hơn cách tính trực tiếp.
Bác trả lời giúp câu này với:
Nếu vật tư (nhựa đường) nhập khẩu từ Đài Loan không thuộc Asean thì sẽ được tính là hàng hóa không xuất xứ FTA . Còn nếu nhựa đường nhập khẩu từ Malaysia/Thái Lan thì sẽ được tính là hàng hóa có xuất xứ FTA vì thuộc khối Asean: Khi tính công thức RVC gián tiếp thì giá trị hàng hóa FOB - giá trị hàng hóa không xuất xứ FTA (sẽ không bao gồm giá trị nhựa đường có nguồn gốc Malaysia/Thái lan) ?
 

Nguyễn An

Member
Bài viết
31
Reaction score
6
Thì mình nói ở trên rồi đó, phải có TK nhập khẩu những nguyên vật liệu bạn mua trong FTA, nếu bạn chứng minh được thuộc FTA thì ko cộng vào trị giá không xuất xứ
 

ADCo

New Member
Bài viết
7
Reaction score
0
Hàng xuất của mình mã số HSCode 27149000 mình không thấy thuộc phụ lục nào cả thì tính RVC đúng không ? Bạn kiểm tra lại giúp mình
 

Nguyễn An

Member
Bài viết
31
Reaction score
6
Chương 27 ko có tiêu chí cụ thể nha, bạn tính RVC như bình thường thôi
p/s NVL có xuất xứ FTA thi bạn phải có định mức và trừ lùi nha. mình chưa làm trừ lùi nhưng mình nhớ là phải làm như vậy
 
Sửa lần cuối:

ADCo

New Member
Bài viết
7
Reaction score
0
p/s NVL có xuất xứ FTA thi bạn phải có định mức và trừ lùi nha. mình chưa làm trừ lùi nhưng mình nhớ là phải làm như vậy.
Có hướng dẫn không bạn ơi ?
 

Nguyễn An

Member
Bài viết
31
Reaction score
6
C/O bạn đã làm xong chưa? Thấy bữa giờ tưởng là xong hết rồi. Bạn đăng ký định mức sản phẩm với HQ, rồi khi nộp C/O chuyên viên họ sẽ trừ trực tiếp lên TKNK. Có anh chị nào chuyên về lĩnh vực này hỗ trợ bạn ấy đi
 

ADCo

New Member
Bài viết
7
Reaction score
0
Chưa giờ mình đang khai thử trên hệ thống bộ đầu tiên.
 

Tìm thành viên

Top