Chia sẻ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

nhattao

Active Member
Bài viết
167
Reaction score
151
C/O là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa do một quốc gia (nước xuất khẩu) cấp phát ra để xác nhận là hàng hóa do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy tắc xuất xứ, nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) về mặt thuế quan.

Không phải ngẫu nhiên mà C/O là một trong những chứng từ xếp vào hàng quan trọng nhất trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Có một số nguyên nhân chính sau đây khiến cho các nước rất quan tâm tới việc xây dựng hệ thống quy tắc cho việc xác định xuất xứ hàng hóa cũng như lý do mà các nước muốn biết được xuất xứ hàng hóa nhập khẩu vào nước mình:

– Ưu đãi thuế quan: xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.

– Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

– Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.

– Xúc tiến thương mại.

Trên thực tế ở Việt Nam, các doanh nghiệp cực kì quan tâm tới C/O bởi lẽ khi có C/O doanh nghiệp rất dễ được giảm thuế nhập khẩu. Khi có C/O, doanh nghiệp từ việc được áp thuế suất nhập khẩu ưu đãi sẽ chuyển sang được áp thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Rất nhiều trường hợp, hàng hóa khi được áp thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì thuế sẽ về mức 0%, tức là giảm được cho doanh nghiệp một khoản thuế kha khá. Ví dụ bạn là doanh nghiệp nhập khẩu 1 lô hàng từ Trung Quốc có tổng giá trị tính thuế là 2 tỷ VNĐ có mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 10%, khi có C/O form E (CO form E là Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E, phát hành theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), xác nhận hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước thành viên của hiệp định này) thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được áp là 0%, tức là nhờ có C/O doanh nghiệp đã tiết kiệm được 200 triệu VNĐ. Chỉ một ví dụ đơn giản trên thôi bạn đã thấy với các doanh nghiệp ở Việt Nam thì C/O quan trọng như thế nào rồi chứ?

Tuy nhiên, C/O thì có tùy ý nghĩa với các nước, có nhiều nước thuế nhập khẩu với đa số mặt hàng bằng 0% như Singapore thì chức năng giảm thuế như bên nước ta gần như không có ý nghĩa, nên với hải quan Singapore họ quan tâm C/O để kiểm soát nguồn gốc và một số điều kiện theo như quy định xuất nhập khẩu của Singapore. Còn hải quan Việt Nam sẽ quan tâm rất nhiều tới C/O vì nó làm giảm tiền thuế các doanh nghiệp phải nộp như ví dụ bên trên, dù cho có tham gia các hiệp định thương mại tự do thì việc giảm thuế theo biểu thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt có lẽ cũng không vui vẻ gì với ngân sách. Thế nên, tầm quan trọng của C/O sẽ phụ thuộc khá nhiều vào chính sách của các nước và các FTA mà họ tham dự chứ không giống nhau hết nhé. Một lưu ý cần nhớ mà mình thấy rất nhiều bạn hay sai khi không hiểu bản chất, đó là việc mức thuế 0% là vẫn chịu thuế nhưng ở mức 0%, chứ không phải là miễn thuế nhé, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
  • Một số C/O thường gặp:
– CO form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
– CO form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT
– CO form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1)
– CO form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào
– CO form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2)
– CO form AJ: hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN + 3)
– CO form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP
– CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi
– CO form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO)
– CO form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU
– CO form Mexico: (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico
– CO form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela
– CO form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru

37017676_500463443721090_6132231189991260160_n.jpg
37024743_500463277054440_7508758136660951040_n.jpg
37054061_500463357054432_1584482691842048000_n.png
36279822_500463327054435_3730703585097285632_n.jpg
37032714_500463270387774_4264732650381508608_n.jpg
37077771_500463343721100_5567936924691202048_n.jpg
37057231_500463423721092_6416395752532082688_n.png


Nguồn tham khảo:
logistics4vn
Logistics And Supply Chain Management Enthusiasts
 

Tìm thành viên

Top