Tâm sự “Em không còn hứng thú với nghề sale cước nữa”

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
“Em không còn hứng thú với nghề sale nữa” là câu nói của rất nhiều bạn sale đã làm việc trong một khoảng thời gian có thể là vài tháng, nửa năm hoặc lâu hơn nhưng vẫn chưa tìm được khách hàng. Các bạn đa phần là những bạn trẻ mới ra trường, đầy nhiệt huyết, muốn được cống hiến và thể hiện những kiến thức đã học trong trường lớp. Tuy nhiên không phải vậy, Sự non nớt, thiếu kiến thức trong công việc thực tế, thiếu chính chắn trong độ tuổi đã làm cho các bạn có một kết quả không mong muốn. Các bạn cũng đã rất cố gắng, cũng gọi điện, cũng chào giá, hỏi giá rất nhiều người, rất nhiều nơi nhưng kết quả thu được chỉ là con số không tròn chỉnh. Điều này đã biến một con người đầy nhiệt huyết trở nên tự ti về bản thân và mịt mù trong con đường mình đã chọn. Thêm nữa, việc không tìm được khách hàng, không mang lại lợi nhuận cho công ty nhưng lại nhận lương hàng tháng, khiến nhiều bạn sẽ cảm thấy không xứng với số tiền lương đó, thấy mình như là một gánh nặng của công ty. Quá nhiều suy nghĩ, quá nhiều khó khăn cho những bước chân đầu tiên trong cuộc sống khiến các bạn chỉ muốn bỏ việc và tìm kiếm một công việc thích khác hợp hơn.

Xin đừng nãn chí các bạn ah, nghề nào cũng có cái khó của nó. Đặc biệt là sale. Khi mà khách hàng hầu như là đã có dịch vụ quen từ trước rồi. Chúng ta muốn khách hàng từ bỏ dịch vụ đang có để qua dịch vụ mới thì giá trị bạn tạo ra cho họ phải cao hơn hoặc phải khác biệt hơn hoặc phải đánh đúng vào nhu cầu mong muốn thực của khách hàng.

Sale không phải đơn thuần chỉ là gọi điện, là báo giá. Trong mỗi cuộc gọi bạn nên chuẩn bị để biết đối tượng bạn sẽ gọi là ai? Đã gọi đúng người phụ trách hay chưa? Công ty họ đang kinh doanh mặt hàng gì? Họ muốn điều gì? Đối tác của họ là ai?.... từ đó ta sẽ xác định được nhu cầu chính của họ mà đáp ứng một cách tốt nhất.

Xem lại cách báo giá của mình đã chuyên nghiệp chưa, khi gửi mail báo giá có đúng người phụ trách chưa, sau khi gửi mail nên gọi lại hỏi thăm anh/chị nhận được email hay chưa để gửi lại (sau khoảng 30'- 1 tiếng)? Hỏi xem anh chị có cần tư vấn hay cần dịch vụ gì thêm không? Tùy khách hàng để mình có những cách chào giá và báo giá cụ thể, chứ nếu cứ gửi mail mà không có phản hồi rồi mình cũng im luôn thì tỉ lệ thành công rất thấp.

Cách thức nói chuyện qua điện thoại cũng cực kỳ quan trọng. Bạn phải làm cho người ta có cảm giác thoải mái khi nói chuyện với bạn. Vì không chỉ có bạn mà 1 ngày người ta nhận cả chục cuộc điện thoại “tiếp thị” từ các công ty khác. Với cùng một kiểu nói chuyện, cùng kiểu giới thiệu sản phẩm thì người ta sẽ rất ngán ngẫm và trả lời qua loa: “uh" hoặc “anh có rồi”, “bên anh làm chỗ quen…” v..v để từ chối khéo bạn.

Sales cần chú trọng nâng cao nghiệp vụ. Tuy không phải cái gì cũng biết rành rọt như các vị trí chứng từ hay giao nhận, nhưng bạn phải hiểu nó là gì, khi khách hàng phát sinh vấn đề bạn phải biết nguồn gốc phát sinh và cách giải quyết tốt nhất và nhanh nhất cho khách hàng. Bạn có thể xin xuống bộ phận chứng từ làm vài tháng để xem 1 bộ hồ sơ cần gì, ra cảng vài tháng để xem có biến thì xử lí ra sao.

Ít nhất phải biết được thế mạnh của công ty mình là gì (giá, dịch vụ, quan hệ...), đồng thời nhiệt tình chỉ ra những điểm mạnh đó cho khách hàng, bỏ thời gian tìm hiểu công ty khách hàng xem họ đang làm về sản phẩm gì, và họ đang cần hoặc sẽ cần gì....

Làm sale còn phải có tính “đeo bám” nữa. Khi đã nhắm được khách hàng phù hợp cần theo đuổi và chăm sóc sát sao (dù họ chưa sử dụng dịch vụ mình), cài này gọi là “không những cày ngày mà còn phải cày đêm” nè :D. Cố gắng xin cuộc gặp để trình bày sẽ tốt hơn (giá tốt chưa chắc được, còn nhiều yếu tố khác như niềm tin, sự tin tưởng, cách làm việc, lời nói.....)

Bạn cũng đừng quá suy nghĩ phải đem lợi nhuận về cho công ty bằng mọi giá, nếu như vậy sẽ rất áp lực, Thực ra việc gọi điện của bạn đã vô tình PR cho công ty bạn rồi. Khách hàng cũng sẽ có tồn tại chút gì đó về tên công ty bạn sau cuộc nói chuyện với bạn. Trong quá trình làm việc bạn cũng gọi điện hằng ngày chứ không phải ngồi chơi hưởng lương nên không việc gì phải áy náy cả nhé.

Nếu bạn là một người mạnh mẽ và có khả năng kiểm soát tốt cuộc sống thì có thể tạo thêm áp lực cho bản thân trong công việc ví dụ như đề ra làm việc ăn lương theo % hoa hồng sản phẩm hoặc đề lương cơ bản thấp xuống. Để có động lực bất cứ giá nào cũng phải bán được. Không xin tiền gia đình nữa, tạo điều kiện ngậm đắng nuốt cay một thời gian. Khi đó "một phần bản năng sinh tốn" sẽ giúp bạn tự nhiên có cách bán được sản phẩm cho khách hàng thôi ;). Hoặc có thể trình bày với cấp trên: trong vòng 3 tháng liên tục, nếu mình không tìm được khách mới, không xuất được cont hàng nào thì mình sẽ xin nghĩ việc và nhường lại vị trí đó cho người kế tiếp.

Duyên cũng là một điều kiện cần để sales thành công (hơi mê tín chút nha :p) có thể vào thời điểm này, ở công ty này bạn không có duyên với nghề sales nhưng ở thời điểm khác tại một nơi khác, duyên của bạn sẽ đến.

Có một câu nói vui rằng: “Trong nghề sale, khi em trở nên quá mệt mỏi chán chường thì có lẽ hợp đồng đầu tiên sắp đến rồi”. Nếu bỏ cuộc thì ko đến được đích, nếu không có niềm tin thì không nên làm sale đâu các bạn ạ!

16832091_1292022134249452_7378692647061366437_n.jpg
 
Sửa lần cuối:

Tìm thành viên

Top